UBND các tỉnh chủ động phối hợp với Bộ, ngành, trung ương để tập trung xây dựng chiến lược thu hút và sử dụng ODA của tỉnh phù hợp với chiến lược của vùng. Đồng thời, chiến lược này phải đảm bảo phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của xã, của huyện và của toàn tỉnh.
Tập trung xây dựng chiến lược thu hút và sử dụng ODA, quy chế thu hút và sử dụng ODA của từng tỉnh. Phối kết hợp với các Bộ, ngành, Trung ương, Ban chỉ đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong việc xây dựng chiến lược, thu hút và sử dụng ODA, quy chế thu hút và sử dụng ODA của tỉnh phù hợp với điều kiện, chiến lược mang tính chất vùng.
“
Chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, Trung ương để cùng nhau tổ chức hội thảo, hội nghị với các tổ chức tài trợ, giới thiệu nhu cầu sử dụng nguồn vốn ODA của các tỉnh trong khu vực. Đồng thời, giới thiệu trên mạng Internet, trên các phương tiện thông tin khác như giới thiệu trên sách, tạp chí, báo, tổ chức hội thảo để kêu gọi sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan Trung ương, cũng như các nhà tài trợ song phương và đa phương trên thế giới.
Tổ chức hội thảo, hội nghị với các tổ chức tài trợ, giới thiệu nhu cầu sử dụng ODA của tỉnh trên mạng Internet, trên các phương tiện thông tin khác như giới thiệu trên sách, tạp chí, báo, tổ chức hội thảo để kêu gọi sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan Trung ương cũng như các nhà tài trợ song phương và đa phương trên thế giới.
Chỉ đạo quyết liệt công tác báo cáo đối với các Bộ, ngành, Trung ương. Đây là điều mà theo đánh giá của cơ quan tổng hợp được Chính phủ giao nhiệm vụ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu rất yếu, rất chậm trễ.
Làm tốt công tác theo dõi, hướng dẫn, đánh giá việc thực hiện các dự án ODA trên địa bàn tỉnh. Tích cực thúc đẩy tiến độ xây dựng và bảo đảm hiệu quả các dự án ODA đang thực hiện. Trước mắt cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân và bảo đảm hiệu quả các dự án đã được đầu tư để tạo điều kiện tăng mức đầu tư, hoàn thành thủ tục để triển khai các dự án do các tổ chức song phương, đa phương tài trợ. Để làm tốt công tác này đối với mỗi tỉnh cần phải xây dựng văn bản chỉ đạo cụ thể công tác theo dõi, đánh giá dựa trên văn bản chỉ đạo chung của Chính phủ, Bộ, ngành và phù hợp với
điều kiện của địa phương. Văn bản chỉ đạo này cần phải tập trung vào các chế tài liên quan trong công tác theo dõi, đánh giá.”
Tăng cường huy động mọi nguồn lực trong nhân dân, đồng thời xây dựng cơ chế vận động thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, tổ chức hội thảo vận động xúc tiến đầu tư trên cơ sở các tiềm năng, thế mạnh sẵn có của địa phương và những lĩnh vực cần ưu tiên cho đầu tư phát triển trong giai đoạn đến 2020 và những năm tiếp theo.