ODA đã từng được cảnh báo, nhưng có lẽ do thiếu kinh nghiệm trong tổ chức trong quản lý và mãi say sưa với lượng vốn được cam kết ngày càng tăng mà chúng ta sao lãng để xảy ra tình trạng này.”
Chƣa quan tâm đúng mức đến việc tái cơ cấu vốn đầu tƣ của các dự án có vốn ODA
“
Hiện nay, nguồn vốn đầu tư vào các dự án lớn như lĩnh vực xây dựng cơ cấu hạ tầng giao thông vận tải được chủ yếu đáp ứng từ NSNN, vốn ODA và trái phiếu chính phủ. Nguồn vốn ODA không phải lúc nào cũng thuận lợi, như thời gian vừa qua việc giải ngân các dự án có sử dụng vốn ODA rất chậm trễ.”
4.4 Kết quả phân tích tác động của ODA đến tăng trƣởng kinh tế trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Số liệu được tập hợp theo năm từ năm 1993 đến năm 2017. Khi được đưa vào phần mềm STATA cho kết quả thống kê dữ liệu chung như sau:
Bảng 4.4 Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu STT Các biến Giá trị trung bình Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Độ lệch chuẩn 1 GDPBQ 20.508 5.9 449 11.30704 2 ODA 4227.128 426 9915.6 3247.951 3 TVDTTN 13277.68 1007.6 69551 16873.69 4 LD15 549.552 346.1 722.8 125.6058
Nguồn: Kết quả từ phần mềm Stata 12
“
Kết quả mô tả dữ liệu của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho thấy GDP bình quân đầu người của tỉnh tăng hơn 7 lần từ 5.9 triệu đồng/người/năm vào năm 1993 lên tới 44.9 triệu đồng/người/năm vào năm 2017 và trung bình cả giai đoạn 1993 – 2017 GDP bình quân đạt 20.508 triệu đồng/người/năm. Giá trị ODA lớn nhất đạt 9.915,6 nghìn USD vào năm 2011 và thấp nhất đạt 426 nghìn USD năm 1993, giá trị ODA trung bình hàng năm đạt 4,227,128 nghìn USD. Vốn đầu tư trong nước vào tỉnh luôn luôn
đạt ở mức cao khi trung bình mỗi năm vốn đầu tư trong nước vào tỉnh đạt 13,277,68 tỷ đồng. Số lao động từ 15 tuổi trở lên đạt trung bình 549.552 nghìn người/năm.”
4.4.1 Ma trận hệ số tƣơng quan giữa các biến
Hệ số tương quan đo lường thống kê độ mạnh về quan hệ tuyến tính giữa các cặp dữ liệu.
Bảng 4.5 Bảng ma trận hệ số tương quan các biến trong mô hình nghiên cứu
Biến GDPBQ ODA ODA-1 TVDTT
N TVDTT N-1 LD15 LD15-1 GDPBQ 1.0000 ODA 0.3464* 1.0000 ODA-1 0.5453*** 0.4212 1.0000 TVDTTN 0.6961*** 0.5341*** 0.5974 1.0000 TVDTTN- 1 0.7349*** 0.3926* 0.5830** 0.5738** * 1.0000 LD15 0.9607*** 0.5489*** 0.7294*** 0.7310** * 0.7132* ** 1.0000 LD15-1 0.9686*** 0.5273*** 0.6919*** 0.7170** * 0.7373* ** 0.9940*** 1.0000
Nguồn: Kết quả từ phần mềm Stata 12
“
Dựa vào Bảng 4.5, có thể thấy được mối quan hệ tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Từ kêt quả phân tích tương quan, với mức ý nghĩa 0.05 thì GDPBQ đều có có tương quan với các biến độc lập ODA, ODA-1, TVDTTN, TVDTTN-1, LD15, LD15-1. Nhiên tên, yếu tố LD15 và LD15-1 có mối tương quan khá lớn với các biến độc lập khác (> 0.7 nên mô hình có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến, ta cần tiến hành kiểm tra ở bước tiếp theo để xác nhận). Do đó để đảm bảo mô hình ít có khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến hoặc có thể có hiện
tượng đa cộng tuyến nhưng tác động không đáng kể, tác giả loại bỏ biến LD15 và LD15-1 ra khỏi mô hình.”
4.4.2 Kiểm tra đa cộng tuyến theo hệ số VIF
Bảng 4.6 Kiểm tra đa cộng tuyến mô hình nghiên cứu:
Biến VIF ODA-1 4.46 TVDTTN 3.24 ODA 3.18 TVDTTN-1 2.58 Mean VIF 3.37
Nguồn: Kết quả từ phần mềm Stata 12
“
Khi hệ số nhân tử phóng đại phương sai của biến phụ thuộc (VIF) < 10, mô hình ít có khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến cho thấy hệ số nhân tử phóng đại phương sai của các biến phụ thuộc (VIF) dao động từ 2.58 đến 4.46 đều nhỏ hơn 10 nên ít có khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Kết hợp xem xét hệ số tương quan giữa các biến phụ thuộc và xem xét hệ số nhân tử phóng đại phương sai, có thể kết luận rằng mô hình có it có khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến nhưng nếu có thì tác động không đáng kể.”
4.4.3 Kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu
Tiến hành hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất, mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên và mô hình hiệu ứng cố định ta được kết quả hồi quy như sau:
Bảng 4.7 Kết quả hồi quy theo OLS
Biến số Pool OLS
Constant 13.42373*** ODA -.0005485 ODA-1 .0007439** TVDTTN .0003049* TVDTTN-1 .0001849 Hệ số xác định bội hiệu chỉnh (R2) 0.5096 Giá trị kiểm định F =7.23
(***), (**), (*) có ý nghĩa thống kê tại mức α = 1%, 5% và 10%
Nguồn: Kết quả từ phần mềm Stata 12
Theo kết quả hồi quy mô hình theo POLS, biến ODA -1 có ý nghĩa ở mức α = 5%, TVDTTN có ý nghĩa mức 10% trong khi đó, biến ODA, TVDTTN-1 không có ý nghĩa thống kê.
4.4.4 kiểm định khuyết tật mô hình nghiên cứu
Bảng 4.8 Kết quả kiểm định khuyết tật mô hình nghiên cứu:
Các kiểm định Kết quả kiểm định
Breusch-Pagan / Cook- Weisberg test
Kiểm định phương sai sai số thay đổi theo phương
pháp POLS
Prob>chi2= 0.1369
Durbin-Watson d
statistic to test Kiểm định tự tương quan d = 1.3596403
Kết luận:
“
Từ phân tích trên, ta có thể kết luận mô hình nghiên cứu không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi, không có hiện tượng tự tương quan. Do đó, mô hình Pooled OLS để ước lượng mô hình nghiên cứu là hoàn toàn phù hợp.
Giá trị R2 điều chỉnh = 50.96% chứng tỏ các nhân tố đưa vào phân tích giải thích được 50.96% đến tác động tích cực nguônd vốn ODA lên GDPBQ của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Với giá trị R2 điều chỉnh hoàn toàn đủ giá trị tin cậy và chấp nhận trong điều kiện đầu tư phát triển tại Việt Nam.”
Qua phân tích hồi quy cho thấy mô hình xây dựng phù hợp với dữ liệu thu được và kết quả ban đầu cho thấy GDPBQ của khu vực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phụ thuộc vào các nhân tố theo bảng 4.7. Khi dò tìm sự vi phạm của các giả định cần thiết trong hồi qui tuyến tính thì đều được thảo mãn. Từ đó xác định được phương trình hồi quy như sau:
GDPBQ = 13.42373 -0.0005485ODA + 0.0007439ODA-1 +
0.0003049TVDTTN + 0.0001849TVDTTN-1 +e
Tổng hợp kết quả ở bảng 4.7 cho thấy: “
Kết quả hồi quy chung cho khu vực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đua ra giá trị ODA- 1 có tác động cùng chiều lên GDP bình quân của khu vực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; ODA coa tác động sau một năm tới sự phát triển kinh tế của khu vực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; điều này cũng đồng nghĩa với việc ODA có tác động chậm 1 năm sau khi bắt đầu có vốn ODA. Vốn đầu tư trong nước của khu vực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có tác động ngay lên GDP bình quân của tỉnh và có tác động cùng chiều, tuy nhiên tác động này không rõ ràng (chỉ có tác động ở mức ý nghĩa 10%).”
4.5 Đánh giá chung 4.5.1 Kết quả đạt đƣợc 4.5.1 Kết quả đạt đƣợc
“
ODA trong thời gian qua đã đóng góp tích cực cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Các chương trình, dự án đã và đang phát huy tích cực, đem lại những lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp cho một bộ phận người dân. Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thì vốn này đã thúc đẩy tăng trưởng, xóa đói giảm nghèo và tăng cường hạ tầng cho những khu vực còn gặp nhiều khó khăn, phần nào đã nâng
cao sức khỏe cho người dân trong khu vùng, nâng cao trình độ dân trí để đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa của các tỉnh trong vùng. ODA thời gian qua triển khai tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là không nhiều, quy mô dự án là nhỏ, tỷ lệ đóng góp vào tổng mức đầu tư của toàn tình là không cao, nhưng không thể phủ nhận thành quả và tác động của ODA đối với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Những thành quả đã đạt được là:
Thứ nhất, ODA cùng với vốn đầu tư trong nước đã đóng góp vai trò quan trọng trong tổng công cơ cấu vốn đầu tư xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nhằm nâng cao GDPBQ. Đóng góp của ODA với GDPBQ không chỉ trong năm mà còn đóng góp vào những năm tiếp theo. Hơn nữa trong điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, vốn đầu tư phần lớn được trợ cấp từ ngân sách Trung ương, cơ sở hạ tầng còn chưa hoàn chỉnh, đời sống người dân còn nhiều khó khăn. ODA đã kịp thời bổ sung và giảm gánh nặng cho ngân sách của tỉnh.
Thứ hai, ODA đã góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý, thông qua việc sử dụng ODA cho tập trung đầu tư, nâng cấp, cải tạo và xây dựng các công trình phục vụ nhu cầu bức thiết như: Đường giao thông, hệ thống điện, cấp thoát nước, hệ thống giáo dục, y tế. Khu vực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ chỗ cơ sở hạ tầng của khu vực, đặc biệt là khu vực vùng sâu, vùng xa còn yếu và thiếu, nhờ có hoạt động đầu tư các công trình đã góp phần tăng cường đi lại, giao lưu, buôn bán và trao đổi của người dân; thúc đẩy hoạt động dịch vụ - thương mại cải thiện cơ cấu ngành dịch vụ trong tổng cơ cấu GDP của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Việc đầu tư vào hạ tầng cơ sở như vậy thật sự vừa có tác dụng trước mắt, vừa tạo nền tảng cho quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của khu vực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Thứ ba, ODA chủ yếu được sử dụng nhằm xóa đói giảm nghèo, tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Các chương trình, dự án ODA đã nâng hiệu quả sản xuất nông nghiệp, cải tạo và xây dựng mới hệ thống thủy lợi, mở rộng diện tích đất canh tác, phát triển hệ thống sau thu hoạch và đưa các công nghệ mới vào sản xuất để đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp nhằm khai thác được thị trường tiêu thụ. Qua đó, thu nhập và điều kiện sống của người dân khu vực vùng sâu, vùng xa đã được cải thiện, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng và Việt Nam nói chung.
Thứ tư, thực hiện các chương trình, dự án ODA giúp cho các thôn bản, các xã, các huyện của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thực hiện được mục tiêu chiến lược, kế hoạch của tỉnh và Nhà nước. Hiệu quả của các chương trình, dự án ODA đã thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân khu vực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chương trình, dự án ODA thực hiện tại địa phương đã mang lại cho người dân nhiều lợi thế họ được sử dụng, họ được tham gia, họ được giám sát và hơn hết là họ đã cảm nhận thấy phù hợp với năng lực thực hiện của mình.
Thứ năm, các chương trình, dự án sử dụng ODA mang tính bền vững khá cao. Điều này được thể hiện mặc dù đã kết thúc nhưng các chương trình, dự án này vẫn được chính quyền địa phương các cấp tiếp tục quan tâm để phát huy cho các dự án dó sẽ tiếp tục được thực hiện, tiếp tục được sử dụng trong lâu dài.
Thứ sáu, tiến độ giải ngân ODA của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là gần bằng với tiến độ chung của cả nước. Mặc dù tiến độ giải ngân này khá tốt so với cả nước đã là một thành công, cố gắng nổ lực thực hiện các chương trình, dự án ODA để ODA đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, cải thiện.”
4.5.2 Những hạn chế
“
Bên cạnh những thành công trong việc thu hút và sử dụng ODA của các tỉnh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ở trên, việc thu hút và sử dụng nguồn vốn này vẫn còn nhiều hạn chế và chưa đạt yêu cầu. Những hạn chế trong quá trình sử dụng ODA đã làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn này. Trong quá trình tìm hiểu thực trạng sử dụng ODA của tỉnh có thể thấy rất rõ những hạn chế còn tồn tại:
Thứ nhất, hiệu quả sử dụng ODA của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đều ở mức độ trung bình. Sự phù hợp trong việc thực hiện dự án cũng chỉ đạt ở mức trung bình. Sự tác động đến mọi mặt đời sống xã hội cũng chỉ ở mức bình thường và sự bền vững của ODA cũng là một yếu tố đạt mức độ trung bình.
Thứ hai, tiến độ thực hiện của các dự án vẫn còn một số khá chậm, mức độ phù hợp của ODA với năng lực của địa phương trong việc thực hiện, hấp thụ và quản lý ODA chưa cao. Tiến độ thực hiện các chương trình dự án vẫn còn tình trạng kéo dài, phải gia hạn
Thứ ba, trong quá trình xây dựng dự án tiền khả thi, thực hiện các chương trình dự án, một số chương trình, dự án chưa thực sự xuất phát từ mục tiêu, nhu cầu thực sự của địa phương, chưa tính đến năng lực thực hiện của địa phương,....”
4.5.3 Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế chế
“
Năng lực của cán bộ có liên quan đến ODA còn yếu kém thể hiện ở các mặt sau: Năng lực của nhiều ban quản lý còn rất yếu, đặc biệt là các đơn vị lần đầu tiên sử dụng ODA. Các yếu kém này bắt nguồn từ thực tế cán bộ chưa được đào tạo đầy đủ, chưa có những kinh nghiệm trong việc thông hiểu các điều lệ, điều kiện theo quy định của nhà tài trợ. Đội ngũ cán bộ chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của ODA trong phát triển kinh tế xã hội.
Bên cạnh đó, có thể nói cách thức quản lý các chương trình, dự án ODA của tỉnh hiện nay là chưa tốt. Giao đầu mối quản lý cho Sở Kế hoạch và Đầu tư, cùng phối hợp là Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh,... trình Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện, đánh giá hiệu quả của các chương trình, dự án đang thực hiện trên địa bàn tỉnh. Tại Sở Kế hoạch và Đầu tư giao tập hợp báo cáo là phòng Hợp tác đầu tư, còn các phòng chuyên môn sẽ quản lý từng chương trình, dự án ODA thuộc lĩnh vực chuyên môn của phòng. Chính việc chưa thu về một mối trong quản lý ODA cũng xuất phát từ nhận thức tầm quan trọng của nguồn vốn này
Cơ chế, chính sách quản lý và sử dụng ODA chưa đồng bộ: Hệ thống quy hoạch, định hướng dẫn thực hiện và quản lý ODA của Chính phủ và của Nhà tài trợ chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý đối với những loại hình dự án và tài trọ mới như đối với các dự án đầu tư hay các dự án có nhiều tầng quản lý. Một số khâu trong quy trình quản lý chưa có hướng dẫn chi tiết phù hợp như khâu thẩm định dự án hay theo dõi, đánh giá.
Công tác quản lý, chỉ đạo điều hành, thực hiện các chương trình dự án ODA còn nhiều bất cập: Yếu kém trong khâu lập và chuẩn bị dự án, hoạt động theo dõi, giám sát về oda còn nhiều bất cập thông tin về chương trình trình, dự án ODA đang triển khai thực hiện là chưa được quan tâm,...”
Chƣơng 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN ODA TẠI TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
5.1 Định hƣớng thu hút, sử dụng ODA tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu