Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý vốn ODA trên địa bàn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 69)

Năng lực của đội ngũ cán bộ tham gia quản lý, điều hành và có liên quan đến ODA đang là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả sử dụng ODA. Vì vậy, giải pháp về vấn đề này cần phải thực hiện ngay với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gồm:

(1) Xây dựng đội ngũ cán bộ có liên quan đến ODA cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã mang tính chuyên nghiệp

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cần tìm biện pháp để xây dựng đội ngũ cán bộ có liên quan đến ODA theo phương án xây dựng hệ thống cán bộ có liên quan đến ODA ở

tất cả các Sở ngành có liên quan tuyển chọn cán bộ có liên quan đến ODA ở cấp tỉnh, huyện, xã như sau:

- Công tác tuyển dụng mới cán bộ có liên quan đến ODA ở cấp tỉnh, huyện đảm bảo các yêu cầu:

 Thực hiện chính sách thu hút cán bộ có trình độ chuyên môn, có kỹ năng làm công tác kinh tế đối ngoại, cần có kế hoạch tuyển chọn, đào tạo nguồn cán bộ có nghiệp vụ kinh tế đối ngoại, có năng lực, đáp ứng các yêu cầu chuyên môn về quản lý, điều hành và bố trí phù hợp để thực hiện tốt các chương trình, dự án ODA.

 Đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác kinh tế đối ngoại có trình độ chuyên môn về kinh tế và quản lý, có trình độ về ngoại ngữ, tin học, có đầy đủ bản lĩnh và năng lực để sẵn sàng hợp tác và làm việc trong các Bộ phận quản lý các chương trình, dự án ODA của tỉnh, trong BQLDA các cấp.

 Coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và bố trí sử dụng cán bộ nhất là đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý. Khuyến khích phát hiện, bồi dưỡng tài năng trẻ trong hàng ngũ cán bộ công chức quản lý nhà nước và quản lý kỹ thuật.

 Ưu tiên tuyển dụng cán bộ đã tham gia các chương trình, dự án có liên quan đến ODA.Đối với cán bộ cấp xã cũng cần thực hiện lựa chọn những cá nhân có năng lực ngoài tham gia thường xuyên các hoạt động của chính quyền địa phương, cần có nhiều kinh nghiệm tham gia các chương trình, dự án ODA.

 Tổ chức đào tạo, đào tạo tại lại thường xuyên đội ngũ cán bộ có liên quan đến ODA ở các các cấp. Công tác này cần phải thực hiện thường xuyên nhằm nâng cao năng lực, nâng cao khả năng nắm bắt chính sách mới trong quản lý ODA. Công tác đào, đào tạo lại do cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm điều phối. Đồng thời, tận dụng triệt để công tác đào tạo của các nhà tài trợ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ có liên quan đến ODA của toàn tỉnh, huyện, xã.

Hiệu quả thực hiện giải pháp: Các đơn vị trong tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ nắm bắt được toàn bộ đội ngũ có liên quan đến ODA. Từ đó có thể có định hướng trong việc bố trí các công việc có liên quan đến ODA một cách có hiệu quả nhất. Những người làm việc từ dự án này sang dự án khác sẽ có kinh nghiệm rất tốt trong làm việc có liên quan đến ODA. Nhưng bên cạnh đó, nếu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xây dựng

cho mình được hệ thống con người có liên quan để thực hiện các dự án ODA thì khi có những người mới, người có năng lực hơn lại có thể bị bỏ qua, những người không thực sự tốt sẽ tiếp tục làm việc. Ngoài ra, một số cá nhân luôn nghĩ việc tham gia các dự án chỉ là bước đệm để họ có thể có được một công việc ổn định khác tại các Sở, ban, ngành.”

(2) Thường xuyên nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ có liên quan đến ODA ở các cấp

Năng lực của nhiều ban quản lý còn rất yếu, đặc biệt là các đơn vị lần đầu tiên sử dụng ODA. Nhiều cán bộ trong một số Ban quản lý dự án chưa có tính chuyên nghiệp hoặc thiếu kỹ năng cơ bản tham gia dự án. Cán bộ tham gia các chương trình, dự án ODA hầu hết là trẻ, mới ra trường, không có nhiều năm tham gia các chương trình dự án ODA,... nên ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng phối hợp, khả năng vận dụng các phương tiện, công cụ trong thực hiện chỉ đạo, điều hành nên đã ảnh hưởng tới kết quả thực hiện ODA. “Các yếu kém này bắt nguồn từ thực tế cán bộ chưa được đào tạo đầy đủ, chưa có những kinh nghiệm trong việc thông hiểu: các điều lệ, điều kiện theo quy định của nhà tài trợ. Việc tăng cường năng lực cho các ban quản lý đã có làm nhưng làm một cách riêng lẻ cho từng chương trình, dự án nên chưa thể có một cách nhìn tổng thể trong việc nâng cao năng lực thực sự của các ban quản lý.

Để khắc phục tình trạng trên, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cần phải quan tâm giải quyết những vấn đề sau:

 Đào tạo mới, đào tạo lại, tranh thủ các nguồn tài trợ trong đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ có liên quan đến ODA nói riêng. Hàng năm tỉnh cần tổ chức hoạt động đào tạo cho đội ngũ cán bộ quản lý có liên quan đến ODA ở cấp tỉnh, trong đó tập trung vào việc hướng dẫn cụ thể hóa các cơ chế chính sách mới của Nhà nước, của các nhà tài trợ có liên quan trên địa bàn tỉnh. Sau đó giao trực tiếp cho ban quản lý các chương trình, dự án ODA cấp tỉnh đào tạo cho đội ngũ cán bộ quản lý cấp huyện, xã.

 Tranh thủ tối đa hoạt động đào tạo từ bản thân các chương trình, dự án ODA đang thực hiện. Trong mỗi chương trình, dự án ODA đang thực hiện luôn luôn có hoạt động đào tạo cho đội ngũ cán bộ tham gia điều hành dự án này. Tỉnh cần phải nắm bắt thường xuyên hoạt động đào tạo của các chương trình, dự án. Yêu cầu cán bộ được tham gia đào tạo báo cáo lại các vấn đề được đào tạo cho tất cả các cán bộ

có tham gia công tác quản lý ở các chương trình, dự án khác. Công tác này có thể chỉ là mỗi năm 01 đến 02 lần, tổng hợp các nội dung quan trọng để tập huấn lại trong phạm vi tỉnh, huyện, xã.”

 Tận dụng triệt để công tác đào tạo của các chương trình, dự án ODA. Sau khi một số cán bộ đã được đào tạo từ nguồn của chương trình, dự án ODA cần chuyển giao lại cho toàn bộ cán bộ còn lại của ban quản lý không trực tiếp tham gia các khóa tập huấn, đào tạo.

(3) Nâng cao năng lực điều hành của cán bộ có trách nhiệm cao trong chỉ đạo, điều hành có liên quan đến ODA

Việc nâng cao năng lực quản lý điều hành và tổ chức thực hiện của các ngành, các cấp, các đơn vị là khâu có tính chất quyết định đến việc thực hiện tốt việc thu hút và sử dụng vốn ODA. Đề cao chế độ trách nhiệm của các cấp, các ngành ,của đội ngũ cán bộ trong chỉ đạo điều hành và thực hiện theo chức năng nhiệm vụ được phân công. Cần đánh giá đúng năng lực để bố trí đúng cán bộ vào các khâu công việc, kiên quyết thay thế những cán bộ không đủ phẩm chất, kém năng lực, không phù hợp yêu cầu đổi mới đồng thời thực hiện tốt các quy định của Trung ương về tiêu chuẩn hóa cán bộ trong các lĩnh vực

Một trong những việc để nâng cao năng lực quản lý điều hành một lần nữa đề xuất đối với các tỉnh cần phải xây dựng ban chỉ đạo chương trình, dự án ODA. Ban này có chức năng, nhiệm vụ như đã trình bày ở trên. Việc thành lập được Ban chỉ đạo các chương trình, dự án ODA sẽ tập trung năng lực chỉ đạo điều hành mọi mặt của các chương trình, dự án ODA. Có như vậy, chắc chắn sẽ cải thiện, nâng cao khả năng thu hút và sử dụng ODA cho mỗi địa phương.

Triển khai định hướng thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn ODA đã được duyệt nhằm đảm bảo tính hợp lý, thực thi và bền vững trong quá trình phát triển. Trong quá trình thực hiện phải thường xuyên cập nhật, rà soát, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp.

Tăng cường công tác thông tin, báo cáo, công tác kiểm tra thực hiện chương trình, dự án, đảm bảo cho lãnh đạo các cấp xử lý kịp thời thông tin trong quá trình chỉ đạo, điều hành nhằm phát huy nhanh những nhân tố tích cực và hạn chế kịp thời những tổn thất gây ra.”

Cần tăng cường sự chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên của UBND tỉnh trong việc tổ chức thực hiện. Thực hiện tốt việc công khai hóa các nội dung định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA sau khi đã được phê duyệt.

5.2.2 Nâng cao chất lƣợng công tác quản lý, chỉ đạo điều hành, thực hiện các chƣơng trình dự án ODA

Công tác quản lý, chỉ đạo điều hành thực hiện các chương trình, dự án ODA hiện nay ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn tồn tại nhiều thiếu sót. Nên giải pháp về công tác này tập trung vào những vấn đề sau:

(1) Nâng cao chất lượng lập đề cương sơ bộ, đề cương chi tiết cho các dự án ODA cụ thể để làm việc với các nhà tài trợ, các Bộ, ngành, Trung ương

Để có được bộ hồ sơ đầy đủ nhất trong giai đoạn xúc tiến đầu tư, hàng năm Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở, ngành chuyên môn cần phối hợp với Bộ phận lập đề cương sơ bộ, đề cương chi tiết cho một số dự án tài trợ từ nguồn ODA thích hợp và chuẩn bị cho Hội nghị tư vấn các nhà tài trợ tổ chức hàng năm. Đồng thời, cần tăng cường quan hệ với các tổ chức song phương, đa phương và tiếp xúc làm việc với các Bộ, ngành, Trung ương để tiếp nhận thông tin, được hỗ trợ, giúp đỡ kêu gọi vốn ODA.

Hồ sơ đề cương sơ bộ dự án cần thu hút ODA cần lập theo đúng yêu cầu của văn bản điều hành hiện nay, đồng thời phải đảm bảo có đầy đủ các nội dung như:

 Người dân ở những nơi là người sẽ trực tiếp hưởng lợi từ chương trình, dự án này cần phải được tham gia ngay từ đầu khi thiết kế, lập đề cương sơ bộ. Có như vậy mới rõ được họ sẽ làm gì, họ cần làm gì, họ làm như thế nào, khả năng của họ đến đâu nếu như dự án được thực hiện,...

 Mục tiêu cần đạt phải phải nhất quán với chiến lược, mục đích và ưu tiên của bản, xã, huyện, tỉnh. Điều này trong nhận định của cán bộ, lẫn người dân cho rằng một số chương trình, dự án ODA trước đây chưa làm tốt vấn đề này.

 Việc thiết kế dự án cần phải lưu ý đến năng lực thực hiện từ cấp tỉnh đến huyện, xã và đặc biệt là năng lực thực hiện của người dân. Để làm được vấn đề này thì người dân cần phải thực được tham gia ngay từ khi xây dựng đề cương sơ bộ, đề cương khả thi.

Ngoài việc đảm bảo các yêu cầu về phía mình, trong quá trình xây dựng đề cương cũng phải có những nghiên cứu về dự kiến nhà tài trợ là ai, nhà tài trợ đó đặt ra yêu cầu gì, nhà tài trợ đó có những yêu cầu gì khi thực hiện cấp ODA. Những vấn đề liên quan đến nhà tài trợ cần phải nghiên cứu khi xây dựng hồ sơ khả thi gồm:

 Nghiên cứu những yêu cầu của nhà tài trợ để xem với điều kiện, năng lực của phía mình có đáp ứng được hay không?

 Nghiên cứu phương pháp án để hòa hợp giữa mục tiêu của phía ta và phía nhà tài trợ để sau này chủ động trong chuẩn bị các điều kiện tại chỗ để tranh thủ viện trợ nên có tình trạng phải phụ thuộc vào ý muốn của nhà tài trợ.

 Tránh thay đổi về nhu cầu đầu tư, hạn chế việc điều chỉnh kế hoạch thực hiện khi chương trình, dự án triển khai. Vì việc điều chỉnh kế hoạch cần nhiều thủ tục của cả hai phía làm cho tiến độ của dự án chậm lại. Có thực hiện tốt vấn đề này thì giải ngân ODA chắc chắn sẽ đúng tiến độ.

(2) Nâng cao chất lượng hoạt động thông tin của các chương trình, dự án ODA trên địa bàn tỉnh

Như đã đánh giá ở trên, hiện nay Việc theo dõi, đánh giá tiến độ thực hiện, tổng kết rút kinh nghiệm các dự án sử dụng ODA là không tốt. Đặc biệt việc theo dõi, báo cáo tình hình thực hiện các chương trình, dự án làm còn rất nhiều hạn chế. Chính vì vậy làm cho việc đánh giá đúng, kịp thời về hiệu quả sử dụng ODA là chưa cao, chưa có những chỉ đạo kịp thời điều chỉnh hiệu quả sử dụng ODA, chưa thực sự rút được những kinh nghiệm quý báu từ các chương trình, dự án đã hoàn thành để nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ODA. Việc theo dõi, đánh giá sau khi chương trình, dự án đã kết thúc là chưa được quan tâm.”

Hiện nay, nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 của Chính phủ đã quy định rất rõ quy trình, trách nhiệm trong việc theo dõi, đánh giá chương trình, dự án. Nhưng công việc này đến nay tại các tỉnh vẫn chưa làm một cách triệt để, chưa có chế tài liên quan đến việc các bộ phận có liên quan nếu không chấp hành tốt thì sẽ xử lý như thế nào, dẫn đến nhiều trường hợp các cấp có thẩm quyền chưa kịp thời giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắc.

Để làm tốt được thực hoạt động theo dõi, giám sát về ODA cũng như cung cấp thông tin đầy đủ về ODA cho các bên có nhu cầu cập nhật cần thực hiện các giải pháp sau:

Xây dựng phần mềm quản lý tổng hợp các chương trình dự án đang thực hiện (MIS)

Đến nay hệ thống thông tin của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn hạn chế. Thông tin về ODA hiện nay của các tỉnh là chưa công bố một cách rộng rãi. Vì vậy, các nhà tài trợ rất khó có thể tìm hiểu được thông tin về ODA trên địa bàn tỉnh, người dân trực tiếp thụ hưởng có thể làm tốt công tác giám sát thực hiện một số hạng mục của các dự án do thiếu thông tin chính thống. Để giải quyết vấn đề này cần phải xây dựng hệ thống phần mềm quản lý tổng hợp chương trình dự án (MIS).

Giải pháp này không phải là mới, bởi vì nó đối với các chương trình, dự án từ nguồn vốn đầu tư của WB luôn luôn có cán bộ tổng hợp MIS để chịu trách nhiệm tổng hợp tất cả mọi thông tin có liên quan đến chương trình, dự án giúp cho tất cả các bên liên quan luôn luôn có được thông tin kịp thời nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh.

Phần mềm MIS có thể cung cấp đầy đủ mọi thông tin về kế hoạch thực hiện từng dự án, tiến độ triển khai theo từng tháng, tiến độ giải ngân, kế hoạch triển khai, khó khăn vướng mắc của việc triển khai, thông tin về tất cả các đối tượng có liên quan đến việc thực hiện dự án. Bộ phần mềm này có thể cung cấp thông tin cho tất cả các bên cần thông tin như sau:

Kênh thông tin giữa nhà tài trợ với các Bộ, ngành, Trung ương; kênh thông tin giữa Bộ, Ngành, trung ương với tỉnh; kênh thông tin giữa tỉnh với nhà tài trợ và kênh thông tin trong nội bộ tỉnh.Việc vận hành phần mềm này không quá phức tạp, mỗi tỉnh chỉ cần 1 cán bộ chuyên phụ trách mảng công việc này, mỗi ban quản lý dự án cần 1 cán bộ kiêm nhiệm phụ trách công việc này.

Đây là một giải pháp rất khả thi để mỗi tỉnh đều có thể có được đầy đủ thông tin về việc thực hiện các chương trình, dự án. Hiện nay có rất nhiều các công ty chuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý vốn ODA trên địa bàn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)