Tổng quan về các nghiên cứu tác động của ODA tới tăng trƣởng kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý vốn ODA trên địa bàn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 36 - 43)

“ Aid, Policcies, and Growth” của Burnside và Dollar công bố năm 2000, bài viết có thể được coi là nghiên cứu đầy đủ về phương pháp, số liệu đầu tiên khi đánh giá về tác động của ODA đến GPD bình quân đọc đầu người. Nghiên cứu này kiểm tra mối quan hệ giữa viện trợ nước ngoài, chính sách kinh tế và tăng trưởng GDP bình quân đầu người. Kết quả cho thấy rằng viện trợ có tác động tích cực đến tăng trưởng ở các nước đang phát triển với các chính sách tài chính, tiền tệ, thương mại tốt, nhưng ít có tác dụng trong sự hiện diện của các chính sách chưa tốt. Kết quả nghiên cứu khẳng định hiệu quả viện trợ phát triển tăng trưởng nếu được điều hòa trong hệ thống chính sách tốt hơn. Sau nghiên cứu trên năm 2004 William Easterly cùng cộng sự đã tiếp tục hướng nghiên cứu với số liệu bổ sung thêm đến năm 1997 ở

bài viết “ Aid, policcies, and growth: comment” của Easterly và cộng sự năm 2004, kết quả tiếp tục khẳng định sự tác động của ODA đến GDP bình quân đầu người.

Năm 2001, nghiên cứu của Hansen và Tarp, “Aid and growth regressions” các tác giả đã xem xét các mối quan hệ giữa viện trợ và phát triển nước ngoài vào GDP thực tế bình quân đầu người. Kết quả khẳng định, viện trợ làm tăng tốc độ tăng trưởng trong tất cả các khả năng và kết quả này là không có điều kiện về chính sách “tốt”.

Năm 2005, nghiên cứu của Burhop “Foreign assistance and e conomic development: a re-evaluation”, tiếp tục khẳng định mối quan hệ nhân quả giữa chuỗi thời gian của viện trợ nước ngoài, thu thập nhập bình quân đầu người và đầu tư tại nước đang phát triển. Nghiên cứu khẳng định không thể bác bỏ giả thiết không có mối quan hệ nhân quả giữa viện trở và hiệu quả kinh tế. Nghiên cứu của Karras năm 2006 “Foreign aid and long-run economic growth: empirical evidence for a panel of developing countries” cũng điều tra mối quan hệ giữa viện trợ nước ngoài và tăng trưởng GDP bình quân đầu người sử dụng số liệu từ năm 1960 - 1997 của 71 nền kinh tế phát triển tiếp nhận viện trợ. Kết quả cho rằng tác động của viện trợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế là tích cực, lâu dài và có ý nghĩa về mặt thống kê.

Năm 2005, với nghiên cứu “How sustainable is the macroeconomic impact of foreign aid?” xem xét tác động của viện trợ nước ngoài đối với tăng trưởng kéo dài bao lâu ở nước tiếp nhận. Kết quả cho thấy, tác động của viện trợ nước ngoài không chỉ trong năm nay mà còn nhận được từ năm trước đó.

Trong những năm gần đây, nghiên cứu của Adams và Atsu năm 2014, “Aid dependence and economic growth in Ghana” cho thấy tác động của viện trợ đối với tăng trưởng kinh tế ở Ghana giai đoạn 1970 – 2011, một viện trợ nước ngoài đã có một tác động tích cực trong ngắn hạn nhưng có một tác động tiêu cực về lâu dài. Trong nghiên cứu này, biến đầu tư và biến tiêu thụ của Chính phủ có liên quan đáng kể đến tăng trưởng kinh tế, trong khi đó chính sách tài chính và thương mại không có tác động đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của Ghana.

Còn “The Impact of Aid and Public Investment Volatility on Economic Growth Sub-Saharan Africa” của Museru và công sự năm 2014, tác giả đã khảo sát những tác động của dòng vốn viện trợ và sự biến động của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế

thu ngân sách, đầu tư công được tích hợp vào một mô hình tăng trưởng để kiểm tra tác động đối với tăng trưởng kinh tế. Kết quả cho thấy mặc dù viện trợ nước ngoài có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế tiềm năng, nhưng hiệu quả viện trợ có thể bị xói mòn bởi biến động trong đầu tư công.

Nghiên cứu năm 2013 của Marwan “Export, Aid, Remittance and Growth: Evidence from Sudan”, tác giả khẳng định vai trò của xuất khẩu, viện trở phát triển nước ngoài và dòng kiều hối liên quan đến tăng trưởng kinh tế ở Sudan trong giai đoạn năm 1977 – 2010. Kết quả cho thấy rằng có một mối quan hệ tích cực dài chạy giữa tăng trưởng, xuất khẩu và kiều hối, trong khi giải quyết viện trợ phát triển nước ngoài bị từ chối.

Trong nghiên cứu của Young và Sheehan năm 2014, “Foreign aid, institutional quality, and growth” khẳng định dòng viện trợ ảnh hưởng tiêu cực đến các tổ chức chính trị và kinh tế, đồng thời khẳng định nó chỉ tương quan thuận với tăng trưởng khi các tổ chức chính trị và kinh tế mạnh mẽ, điều chỉnh hiệu quả

Mô hình của Driffiel thực hiện năm 2006 cho các nước đang phát triển, tác giả sử dụng hồi quy dữ liệu mảng để nghiên cứu cho các nước đang phát triển với các biến độc lập: ODA, đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, Kiều hối và các biến nguồn lực con người như tăng trưởng dân số POP. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: Cả 3 nhân tố ODA, FDI và kiều hối đều có tác động lên tăng trưởng kinh tế các nước đang phát triển. Trong đó, tác giả thấy rằng lại ODA lại có tác động ngược chiều lên tăng trưởng GDP và FDI và kiều hối có tác động cùng chiều (đều ở mức ý nghĩa 5%)(Driffield,2006). Kết quả hồi quy trong nghiên cứu này thể hiện mô hình như sau:

GDP = 0.1246*FDI – 0.1232*ODA + 0.1101*REM + 0.09*POP

Nghiên cứu của Lê Xuân Bá và cộng sự thực hiện năm 2008 nghiên cứu tại Việt Nam, các tác giả thực hiện nghiên cứu đánh giá tác động của ODA, vốn đầu tư trong nước và tăng trưởng lao động lên GDP bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2006. Kết quả cho thấy đầu tư trong nước có tác động cùng chiều lên GDP bình quân, ODA chỉ có tác động lên GDP bình quân ở mức ý nghĩa

10% và tăng trưởng lao động lại có tác động ngược chiều lên GDP bình quân theo mô hình dưới đây:

GDPBQ = -0.177 + 0.574*INVR + 1.295*ODA – 0.767*GE

Tóm tắt chƣơng 2

Chương này tác giả giới thiệu lý thuyết về ODA, lý thuyết về hiệu quả sử dụng ODA, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn ODA cùng với các nghiên cứu về tác động của ODA đến tăng trưởng kinh tế. Đây là cơ sở lý luận nền tảng để phân tích trong chương tiếp theo.

Chƣơng 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Mô hình phân tích hiệu quả công tác Nghiên cứu giải pháp quản lý nguồn vốn ODA trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Để đánh giá tác động của ODA đến tăng trưởng kinh tế có nhiều mô hình lượng hóa khác nhau. Tăng trưởng kinh tế được thể hiện qua nhiều khía cạnh có thể là GDP bình quân đầu người (GDPBQ), tốc độ tăng trưởng GDP… Trong nghiên cứu này tập trung lựa chọn biến biểu diễn tăng trưởng kinh tế là GDPBQ tức là nghiên cứu lượng hóa ảnh hưởng của ODA lên thu nhập bình quân đầu người tại khu vực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Trong nghiên cứu này nhằm lượng hóa ảnh hưởng của ODA lên GDP bình quân đầu người cho vùng nghiên cứu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tác giả sử dụng mô hình hồi quy bội.

* Cơ sở xây dựng mô hình

Căn cứ vào những nghiên cứu trước đây như của Simon Feeny và Tim năm 2005 “How sustainable is the macroeconomic impact of foreign aid?” và theo khuyến cáo của nhiều nhà kinh tế luôn cho rằng các nguồn vốn này tác động vào tăng trưởng kinh tế có thể không tác động ngay mà nó có thể sẽ tác động vào những năm tiếp theo.

Đồng thời, căn cứ vào tình hình thực tế tổng các nguồn vốn để phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bao gồm: Vốn đầu tư nước ngoài (vốn khu vực nhà nước và vốn khu vực tư nhân – VDTTN), vốn FDI và ODA. Vốn FDI vào các tỉnh khu vực tỉnh không cao nó chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trên tổng vốn đầu tư của các tỉnh nên tác giả loại bỏ biến FDI ra khỏi mô hình nghiên cứu của mình chỉ sử dụng ODA, VDTTN là biến thể hiện nguồn vốn đầu tư trong phát triển kinh tế xã hội của mình.

Vì vậy, mô hình tác giả đưa ra sẽ tham khảo mô hình nghiên cứu của các tác giả: Driffield năm 2006, Lê Xuân Bá và cộng sự năm 2008 với các biến quan trọng trong mô hình nghiên cứu gồm: GDP bình quân đầu người(GDPBQ), ODA, Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Vốn đầu tư trong nước (VDTTN), Lao động trên 15

tuổi. Hơn nữa, trong nghiên cứu này tác giả sẽ mạnh dạn xem xét các yếu tố tác động với độ trễ của chu kỳ 1 năm.

GDPBQ = c + p0*ODA + p1*VDTTN + p2*ODA (-1) + p3*VDTTN (-1) + p4*LD15 + p5*LD15 (-1)

Cụ thể, các biến độc lập và phụ thuộc được giải thích như sau:  Biến phụ thuộc

GDP bình quân đầu ngƣời (GDPBQ): Là một trong những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng phản ánh kết quả sản xuất tính bình quân đầu người trong một năm. Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người còn là chỉ tiêu được dùng để đánh giá sự phát triển kinh tế theo thời gian và so sánh kết quốc tế.

Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người được tính bằng cách chia tổng sản phẩm trong nước trong năm cho dân số trung bình trong năm tương ứng. Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người có thể tính theo giá thực tế, tính theo nội tệ hoặc ngoại tệ, cùng có thể tính theo giá so sánh để tính tốc độ tăng.

Công thức tính:

Các biến số độc lập

Nhằm đánh giá một cách toàn diện tác động của ODA đến tăng trưởng kinh tế ở các tỉnh vùng Duyên hải miền Trung, bài nghiên cứu thu thập dữ liệu các biến:

 ODA

Đây là biến đại diện cho vốn hỗ trợ phát triển chính thức nên có tương quan với nền kinh tế của quốc gia nói chung và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng. Ở Việt Nam viện trợ nước ngoài là một hình thức chủ yếu của vốn nước ngoài và có vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế của đất nước đặc biệt là các khu vực các tỉnh vùng Duyên hải miền Trung.

Nghiên cứu Chenery và Strout (1996) trên cơ sở thực nghiệm ở các nước kém phát triển rằng vốn nước ngoài có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Và một số nghiên cứu khác cũng cho rằng sự hỗ trợ kinh tế nước ngoài kích thích tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, một số nhà kinh tế khác như Leff (1969) và Griffin (1970) đã

phân tích tác động tiêu cực của vốn nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế. Họ cho rằng viện trợ nước ngoài tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế bằng cách thay thế tiết kiệm trong nước. Vì vậy các tài liệu về hiệu quả viện trợ nước ngoài có cả 2 tác động vừa tích cực vừa tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Hasen và Tarp (2000) chạy mô hình hồi quy giữa viện trợ và tăng trưởng, kết quả thể hiện viện trợ làm tăng tốc độ tăng trưởng trên điều kiện có chính sách tốt. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Tuệ Anh, Ngô Minh Tuấn (2008), nghiên cứu Nguyễn Thị Lan Anh (2015) cho kết quả tác động dương giữa ODA và tăng trưởng kinh tế. Theo kỳ vọng, dấu của ODA và ODA/GDP sẽ Dương trong mô hình hồi quy này.

 Tổng vốn đầu tư (TVDT)

Tổng vốn đầu tư (TVDT) (tỷ đồng) bao gồm tổng Vốn nhà nước, Vốn tư nhân và nước ngoài FDI vào tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những yếu tố cấu thành GDP nên tác giả kỳ vọng sẽ tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Nghiên cứu thực hiện của tác giả Nguyễn Thị Lan Anh (2015) cho thấy vốn đầu tư có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực Tây Bắc. Theo kỳ vọng, dấu của TVDT sẽ dương trong mô hình hồi qui này.

 Lao động trên 15 tuổi (LAODONG)

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong nền kinh tế ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (nghìn người). Nguồn dữ liệu về Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên được lấy từ thống kê của Tổng cục Thống kê tại Niên giám Thống kê, Lực lượng lao động (hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế hiện tại) bao gồm những người từ 15 tuổi khi trở lên có việc làm (đang làm việc) và những người thất nghiệp trong thời kỳ tham chiếu.

Phương trình hạch toán tăng trưởng kinh tế của Solow (1956), lao động (L) là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng cấu thành sản lượng của nền kinh tế; tác giả kỳ vọng khi lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong nền kinh tế gia tăng 1% sẽ thúc đẩy kinh tế địa phương tăng trưởng theo.

Theo hầu hết các kết quả của nghiên cứu trước như Driffiel (2006), Chung-Yee Liew, Masoud Rashid Mohamed, Said Seif Mzee (2012), Nguyễn Thị Lan Anh (2015) … cho thấy lực lượng lao động đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh

tế. Lực lượng lao động mà quan trọng nhất là tri thức, kỹ năng của người lao động được xem là chìa khóa thúc đẩy việc tăng trưởng kinh tế. Theo kỳ vọng, dấu của LAODONG sẽ dương trong mô hình hồi quy này.

Bảng 3.1: Tóm tắt các yếu tố trong mô hình

Loại biến Ký hiệu Ý nghĩa

ODA Vốn hỗ trợ phát triển chính thức

ODA (-1) Vốn hỗ trợ phát triển chính thức ở độ trễ 1 Biến độc lập VDTTN Tổng vốn đầu tư trong nước vào tỉnh

VDTTN (-1) Tổng vốn đầu tư trong nước vào tỉnh ở độ trễ 1 LD15 Số lao động từ 15 tuổi trở lên

LD15 (-1) Số lao động từ 15 tuổi trở lên ở độ trễ 1 Biến phụ thuộc GDPBQ GDP bình quân đầu người của tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý vốn ODA trên địa bàn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)