Sử dụng các phần mềm quản trị trong công tác quản lý sinh viên và quản trị NNL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại trường đại học bà rịa vũng tàu (Trang 98 - 110)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.9. Sử dụng các phần mềm quản trị trong công tác quản lý sinh viên và quản trị NNL

NNL

Quản trị NNL số bao trùm nền tảng công nghệ, con người và công việc. Khi doanh

nghiệpchuyển đổi số, quản trị NNL trở thành người dẫn đầu trong tổ chức số hóa ấy, phát triển nguồn nhân lực thế hệ mới, áp dụng công nghệ để thay đổi cách mà chúng ta làm việc và liên kết với nhau trong công việc. Ngày nay những nền tảng mới và công cụ đã giúp ích cho việc xây dựng các tổ chức và nguồn nhân lực thế hệ mới, giúp cho công việc dễ dàng, bớttốn kém hơn.

Kết luận chương 3

Từ việc phân tích thực trạng công tác quản trị NNL tại BVU, rút ra những ưu, nhược điểm và tồn tại ở chương 2,căn cứ vào chiến lược phát triển của nhà trường giai đoạn 2019-

2024, tầm nhìn đến năm 2030, tác giả đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị NNL tại BVU trong thời CMCN 4.0. Đó là thay đổi mô hình quản trị NNL dựa trên năng lực. Theo đó, công tác hoạch định NNL, đào tạo và phát triển NNL, đánh giá năng lực thực hiện công việc của cán bộ, giảng viên, nhân viên, chính sách tiền lương, tiền thưởng, đãi ngộ, giữ chân người tài, xây dựng mối quan hệ thân thiết, gắn bó giữa người lao động, giữa nhà lãnh đạo, nhà quản lý với người lao động, sửa đổi, hoàn thiện các chính sách, chế độ theo năng lực… cũng phải căn cứ vào tự điển năng lực và chiến lược của nhà trường.

Mặt khác, cần nhanh chóng ứng dụng công nghệ số vào công tác quản trị nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý và kinh doanh.Điều quan trọng nữa là nhà trường cần tinh gọn bộ máy quản trị theo hướng ưu tiên cho đội ngũ trực tiếp tạo ra doanh thu, lợi nhuận cho trường và theo mô hình cơ cấu tổ chức ma trận.

91

KẾT LUẬN

Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự phát triển lớn mạnh của nền kinh tế thế giới, một quốc gia nói chung hay một doanh nghiệp nói riêng muốn hòa nhập được thì phải phát triển ngay từ bên trong nội bộ của doanh nghiệp mình mà xuất phát điểm chính là việc phát triển nguồn nhân lực. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhân lực là một yếu tố quan trọng có quan hệ trực tiếp và tác động

nhân quảđốivới lợi nhuậncủa doanh nghiệp.

Với mục tiêu như ban đầu đã đưa ra, đề tài “Một số giải pháp hoàn thiệnquản trị nguồn nhân lực tại BVU trong thời đại CMCN 4.0”, tác giảđã nghiên cứu và đạt được các nội dung chính:

+ Khái quát và hệ thống hóa các cơ sở lý luận về công tác quản trị nguồn nhân lực

như hoạch định, tuyển dụng, đào tạovà phát triển, đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên, chính sách lương, thưởng và đãi ngộ… các đặc điểm, xu hướng của quản trị NNL trong thời đại CMCN 4.0.

+ Tổng hợp, phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lựctại

BVU trong thời gian qua.

Đồng thời từ những phân tích và đánh giá đó đã đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiệncông tác quản trị nguồn nhân lực cho nhà trườngtrong những năm sắp tới.

Những gì mà đề tài thể hiện hy vọng góp một phần nhỏ vào công tác quản trị NNL

của BVU, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh, mạnhcủa Trường với nhiệm vụ trồng

người trong giai đoạn công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay.

Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng do thời gian và kiến thức còn hạn chế, luận văn khó tránh khỏi thiếu sót. Tác giả kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của QuýThầy, Cô và các bạn đồng nghiệp để tác giả có thể hoàn thiện được kiến thức của mình, làm hành trang cho công việc sau này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bùi Tiến Thành dịch, 2016, Nghệ thuật quản lý nhân sự, NXB Thanh Hóa,

[2] TS. Võ thị Thu Hồng, 2014, Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực, Trường ĐH Bà

Rịa-Vũng Tàu

[3] PGS.TS. Trần Xuân Hải, TS. Trần Đức Lộc, 2013, Giáo trình Quản trị Nguồn nhân lực, NXB Tài chính.

[4] Hoàng Khải Minh dịch,Tự điển năng lực, ĐH Harvard, Hoa Kỳ, tháng 5, 2014

[5] Cách mạng Công nghiệp 4.0 là gì? Báo điện tử news.zing.vn/cach-mang-cong- nghiep-40-la-gi-post750267.html

[6] Giáo dục Việt Nam trước yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0 - http://baochinhphu.vn/Khoa-hoc-Cong-nghe/Giao-duc-Viet-Nam-truoc-yeu-cau-cua- cach-mang-cong-nghiep-40/308970.vgp.

[7] Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đối với cơ sở giáo dục đại học ở

Việt Nam và gợi ý chính sách cho Việt Nam - PGS, TS. Nguyễn Cúc- Học viện Chính trị khu vực I –Báo điện tử baomoi.com, ngày 27/8/2017.

[8] Giáo dục đại học phải làm gì trước thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0? TS

Phan Quang Trung – Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội các trường Đại học và Cao

đẳng, Báo điện tử giaoduc.net.vn số ra ngày 22/07/2017.

[9] Ngành giáo dục “đón đầu”cuộc Cách mạng 4.0 ra sao? GS Phan Văn Trường, cố

vấn của Chính phủ Pháp về thương mại quốc tế - Báo điện tử baoquocte.vn, ngày

14/4/2017.

[10] David McGuire and Kenneth Molbjerg Jorgensen, Human Resource

Development theory and practice, Sage Publications, London, 2011

[11] Campion, Fink, Ruggeberg, Carr, Phillips and Odman (2011), “Doing

competencies well: Best practices in competency modeling”, Personnel psychology,

93

PHỤ LỤC 1

BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN

Xin chào Anh/Chị.

Tôi tên: Phùng thị Duyên, là học viên lớp Cao học Quản trị kinh doanh Khoá 4 trường Đại

học Bà Rịa-Vũng Tàu. Hiện tôi đang thực hiện một nghiên cứu về“Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực trong kỷ nguyên 4.0 tại trường Đại học Bà Rịa –Vũng Tàu” Kính mong quý Anh/Chị vui lòng dành chút thời gian khoảng 20 phút cho

phép tôi phỏng vấn Anh/Chị một số câu hỏi có liên quan dưới đây. Tôi rất hoan nghênh sự cộng tác và giúp đỡ của Anh/Chị. Các ý kiến trả lời của Anh/Chị sẽ được đảm bảo bí mật tuyệt đối.

1. Phiếu khảo sát công tác đánh giá thành tích, chính sách khen thưởng, mc

khen thưởng TT Khảo sát chức danh nghề nghiệp Công tác đánh giá thành tích CBGV Chính sách khen thưởng có công bằng

Đánh giá mức khen thưởng Tốt Bình thường Kém Rất công bằng Công bằng Không công bằng Cao Bình thường Thấp 1 Quản lý 2 Chuyên viên 3 Giảng viên 4 Đối tượng khác

TT

Khảo sát chức danh nghề nghiệp

Mức độ đa dạng Sự hấp dẫn Sự quan tâmnhà trường của

Rấtđa dạng Bình thường Còn ít Rất hấp dẫn Bình thường Không hấp dẫn Rất quan tâm Quan tâm Ít quan tâm 1 Quản lý 2 Chuyên viên 3 Giảng viên 4 Đối tượng khác 3. Phiếu kho sát v tiền lương TT Khảo sát chức danh nghề nghiệp Có thể sống nhờ vào thu nhập từ tổ chức

Có được trả lương

xứng đáng với kết quả công việc Đánh giá mức lương nhận được Phân phối thu nhập công bằng Hoàn toàn Không hoàn toàn Không Rất xứng đáng Xứng đáng Không xứng đáng Cao Trung bình Thấp Rất công bằng Côn g bằn g Khôn g công bằng 1 Quản lý 2 Chuyên viên 3 Giảng viên 4 Đối tượng khác

95

PHỤ LỤC 2

BỘ TỪ ĐIỂN NĂNG LỰC CHUNG

I. Nhóm năng lực TỐ CHẤT: Stt Tên năng lực Cấp

độ Khái niệm/diễn giải

1

Ngoại hình, tác phong

Là chuẩn mực về ngoại hình, tác phong nhằm tạo sự thu hút, thể hiện sự chuyên nghiệp về các khía cạnh:

Trang phục, hình thể bên ngoài

Giọng nói

Hành vi ứng xử

Sắc thái

1 Hình thể bình thường. Trang phục phù hợp, gọn gàng sạch sẽ.

2 Ngoại hình tự tin, lịch sự. Giọng nói dễ nghe.

3 Thể hiện sự chuyên nghiệp trong quan hệ công tác.

4 Ngoại hình thu hút. Giọng nói truyền cảm.

5 Thần sắc cao, thể chất lành mạnh, trí tuệ minh mẫn. Tăng hiệu quả truyền đạt

2

Thông minh, sáng tạo

Có nhiều cách tiếp cận mới trong việc đặt vấn đề, khai thác các khả năng có thể và vượt qua thách thức với những ý tưởng và giải pháp sáng tạo, sử dụng trực giác, thực nghiệm và quan điểm mới.

1

Có tinh thần học hỏi, thừa nhận kiến thức mới, phương thức làm việc mới.

Nhận ra khi nào cách tiếp cận mới là cần thiết; hợp nhất thông tin nhanh chóng trong lúc xem xét các lựa chọn khác nhau.

2

Khả năng tìm hiểu kiến thức, phương thức làm việc tiến tiến sau khi được hướng dẫn và vận dụng trong thực tế.

Phân tích được điểm mạnh và hạn chế của các giải pháp mới.

Nhận diện các giải pháp tối ưu sau khi cân đo đong đếm các ưu và nhược điểm của các các giải pháp khác nhau.

3

Khả năng xây dựng các biện pháp bổ sung nhằm hợp lý và nâng cao hiệu quả của kiến thức mới, phương pháp mới khi áp dụng thực tế.

Sử dụng các giải pháp một cách sáng tạo để giải quyết vấn đề. Nhìn nhận có tác động lâu dài của các giải pháp tiềm năng.

4

Có những sáng kiến cải tiến công tác.

Hợp nhất và tổng hợp các khái niệm liên quan vào một giải pháp mới mà trước đó chưa từng có trải nghiệm.

Nhận diện các giải pháp linh hoạt và thích ứng được thực tiễn.

5

Luôn đưa ra ý tưởng sáng tạo và ứng dụng được vào công việc thực tế, đạt được hiệu quả cao trong phạm vi toàn Công ty.

Phát triển môi trường giúp nuôi dưỡng suy nghĩ sáng tạo, cách đặt vấn đề và thực nghiệm.

Khuyến khích các thách thức cho các cách tiếp cận mới và các thực nghiệm để tối đa hóa tiềm năng của sáng tạo.

3

Tự chủ, bình tĩnh,

Là khi đứng trước tình thế dễ làm mất tự chủ nhưng không bối rối, mà làm chủ được tình cảm, hành động của mình nhằm có quyết định phù hợp, mang lại hiệu quả cao.

Stt Tên

năng lực

Cấp

độ Khái niệm/diễn giải

2 Làm chủ được tình cảm và hành động của bản thân trong giải quyết công việc ít phức tạp và ít thử thách.

3 Làm chủ được tình cảm và hành động của bản thân trong giải quyết công việc tương đối phức tạp và thử thách ở mức trung bình nhưng không thường xuyên.

4 Thường xuyên làm chủ được tình cảm và hành động của bản thân trong giải quyết công việc phức tạp và thử thách ở mức trung bình.

5 Luôn luôn làm chủ được tình cảm và hành động của bản thân trong giải quyết công việc rất phức tạp và thử thách cao.

II. Nhóm năng lực KIẾN THỨC:

Stt Tên

năng lực

Cấp

độ Khái niệm/diễn giải

1

Kiến thức về Công ty.

Sự hiểu biết về tầm nhìn, sứ mạng, ngành nghề, chiến lược, chính sách nhân sự, văn hóa Công ty, quy chế, quy định, quy trình… của Công ty nhằm hiểu rõ vai trò vị trí đảm nhận và cách phối hợp thực hiện nhiệm vụ được giao.

1

Biết và trình bày (nói) được nội dung cơ bản về tầm nhìn, sứ mạng, chiến lược, đặc thù sản xuất kinh doanh, chính sách nhân sự, văn hóa Công ty, quy chế, quy định, quy trình…của Công ty liên quan đến công việc chuyên môn phụ trách.

2

Hiểu và diễn giải về tầm nhìn, sứ mạng, chiến lược, đặc thù sản xuất kinh doanh, chính sách nhân sự, văn hóa Công ty, quy chế, quy định, quy trình…của Công ty liên quan đến công việc chuyên môn phụ trách.

3

Xác định vai trò của vị trí để cùng thực hiện các nội dung tại tầm nhìn, sứ mạng, chiến lược, đặc thù sản xuất kinh doanh, chính sách nhân sự, văn hóa Công ty, quy chế, quy định, quy trình…của Công ty liên quan đến công việc chuyên môn phụ trách.

4

Hiểu biết sâu sắc và hoàn toàn ý thức về tầm nhìn, sứ mạng, chiến lược, đặc thù sản xuất kinh doanh, chính sách nhân sự, văn hóa Công ty, quy chế, quy định, quy trình … của Công ty liên quan đến công việc chuyên môn phụ trách.

5

Hiểu biết sâu sắc và hoàn toàn ý thức về tầm nhìn, sứ mạng, chiến lược, đặc thù sản xuất kinh doanh, chính sách nhân sự, văn hóa Công ty, quy chế, quy định, quy trình…của Công ty liên quan đến công việc chuyên môn phụ trách.

Hiểu biết cả các lĩnh vực có liên quan của bộ phận khác.

2 Kiến thức về kinh tế, chính trị, xã hội, pháp luật.

Sự hiểu biết về các lĩnh vực như: kinh tế thị trường, xu hướng xã hội, văn hóa, truyền thống, phong tục tập quán,…nhằm hỗ trợ công tác quản lý, quan hệ trong công tác.

1 Biết cơ bản về các vấn đề kinh tế xã hội liên quan đến công việc chuyên môn phụ trách.

2 Có hiểu về các vấn đề kinh tế xã hội liên quan đến công việc chuyên môn phụ trách.

3 Hiểu biết đầy đủ về các vấn đề kinh tế xã hội liên quan đến công việc chuyên môn phụ trách.

4 Hiểu biết sâu rộng về các vấn đề kinh tế xã hội liên quan đến công việc chuyên môn phụ trách.

5

Hiểu biết sâu rộng về các vấn đề kinh tế xã hội liên quan đến công việc chuyên môn phụ trách và các vấn đề kinh tế xã hội liên quan đến các lĩnh vực có liên quan của bộ phận khác.

97 Stt Tên năng lực Cấp

độ Khái niệm/diễn giải

3

Kiến thức chuyên môn.

Sự hiểu biết về các nghiệp vụ chuyên môn như: Kinh doanh, tài chính, kế toán, đầu tư, chứng khoán, dự án, du lịch, nhân sự, pháp luật, hành chính, …nhằm đủ khả năng tiếp cận, xác định phương pháp thực hiện công việc.

1 Biết cơ bản về nghiêp vụ chuyên môn phụ trách.

2 Có hiểu về nghiêp vụ chuyên môn phụ trách và có thể phân tích, nhận biết cơ bản các vấn đề đó.

3 Hiểu biết đầy đủ về công việc chuyên môn phụ trách và có thể đưa ra các giải pháp để giải quyết các vấn đề trong công việc phụ trách.

4 Hiểu biết sâu rộng về công việc chuyên môn phụ trách và giải quyết các vấn đề liên quan của bộ phận khác.

5 Hiểu biết sâu rộng về công việc và các lĩnh vực có liên quan về công việc chuyên môn phụ trách và có thể xử lý được các công việc liên quan đến các vấn đề của bộ phận.

III. Nhóm năng lực KỸ NĂNG:

Stt Tên

năng lực

Cấp

độ Khái niệm/diễn giải

1 Kỹ năng lãnh đạo, quản lý

Bao gồm các kỹ năng hoạch chiến lược, kỹ năng xây dựng dựng đội ngũ, kỹ năng quản trị sự thay đổi, kỹ năng tổ chức, kỹ năng phân công phân nhiệm, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng đôn đốc giám sát, kỹ năng đánh giá và động viên …nhằm xây dựng chiến lược, nguồn nhân lực, hệ thống quản trị và văn hóa phù hợp để thực hiện sứ mạng.

1

Xây dựng được tầm nhìnmà doanh nghiệp có thể đạt được trong 01 năm. Đưa ra được phương hướng, tổ chức và tập hợp sức mạnh từ các thành viên riêng lẻ trong doanh nghiệp thành một khối thống nhất, để thực hiện tầm nhìn đề ra. Khuyến khích, động viên mọi người phát huy hết khả năng của mình, cùng làm việc với họ để đạt được mục tiêu.

2

Xây dựng được tầm nhìnmà doanh nghiệp có thể đạt được dưới 3 năm. Đưa ra được phương hướng, tổ chức và tập hợp sức mạnh từ các thành viên riêng lẻ trong doanh nghiệp thành một khối thống nhất, để thực hiện tầm nhìn đề ra. Có hướng tới sự đổi mới khi cần thiết. Khuyến khích, động viên mọi người phát huy hết khả năng của mình, cùng làm việc với họ để đạt được mục tiêu.

3

Xây dựng được tầm nhìnmà doanh nghiệp có thể đạt được dưới 5 năm. Đưa ra được phương hướng, tổ chức và tập hợp sức mạnh từ các thành viên riêng lẻ trong doanh nghiệp thành một khối thống nhất, để thực hiện tầm nhìn đề ra. Có hướng tới sự đổi mới khi cần thiết . Tập hợp được quanh mình những con người tài năng, lãnh đạo họ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại trường đại học bà rịa vũng tàu (Trang 98 - 110)