Quy trình xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ khách sạn phục vụ khách du lịch đến bà rịa vũng tàu (Trang 45)

3.3.1- Thống kê mô tả

3.3.1.1- Khái niệm thống kê mô tả

Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Bước đầu tiên để mô tả và tìm hiểu về đặc tính phân phối của một bảng số liệu thô là lập bảng phân phối tần số. Sau đó, sử dụng một số hàm để làm rõ đặc tính của mẫu phân tích. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu. Có rất nhiều kỹ thuật hay được sử dụng, có thể phân loại các kỹ thuật này như sau:

- Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu.

- Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu.

- Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu.

3.3.1.2- Các loại đại lượng thống kê mô tả

- Mean: Số trung bình cộng. - Sum: Tổng cộng.

- DF: Bậc tự do.

- Std error: Sai số chuẩn.

- Median: Là lượng biến của tiêu thức của đơn vị đứng ở vị trí giữa trong dãy số lượng biến, chia số lượng biến thành hai phần (phần trên và phần dưới) mỗi phần có cùng một số đơn vị bằng nhau.

- Mode: Là biểu hiện của tiêu thức được gặp nhiều nhất trong tổng thể hay trong dãy phân phối. Trong dãy lượng biến, mode là lượng biến có tần số lớn nhất.

3.3.2- Phương pháp hệ số Cronbach’s Alpha

Những mục hỏi đo lường cùng một khái niệm tiềm ẩn thì phải có mối liên quan với những cái còn lại trong nhóm đó. Có rất nhiều các phương pháp cho mục đích này. Cronbach’s Alpha là một cách được sử dụng rộng rãi. Công thức tính hệ số tin cậy Cronbach’s alpha:

𝛼 = ( 𝑘

𝑘 − 1) (1 −

∑𝑘𝑡=1𝑉𝑎𝑟(𝑋𝑖) 𝑉𝑎𝑟(𝐻) )

Trong đó:

k- số mục hỏi của thang đo;

H- Tổng số điểm số của thang đo gồm k mục hỏi.

Vì hệ số Cronbach’s α chỉ là giới hạn dưới độ tin cậy của thang đo (Nguyễn Đình Thọ, 2011), và còn nhiều đại lượng tin cậy, độ hiệu lực của thang đo nên ở giai đoạn đầu khi xây dựng bảng câu hỏi, hệ số này nằm trong phạm vi từ 0,6 đến 0,8 là chấp nhận được.

Muốn đạt được hệ số α ≥ 0,8 cho một danh mục ít các mục hỏi, mà các mục hỏi này đi liền với nhau một cách mạch lạc và đo lường cùng một vấn đề. Hệ số α của Cronbach’s sẽ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không. Nhưng nó sẽ không cho biết mục hỏi nào cần phải bỏ đi và một hội nào cần giữ lại. Để làm được

điều này cần phải xác định mục hỏi nào không phân biệt giữa những người cho điểm số lớn và những người cho điểm số nhỏ trong toàn bộ các mục.

3.3.3- Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA)

3.3.3.1. Khái niệm và ứng dụng

Lượng biến thiên của một biến được giải thích bởi những nhân tố chung trong phân tích được gọi là communality. Biến thiên chung của các biến được mô tả bằng một số ít các nhân tố chung (common factor) cộng với một nhân tố đặc trưng (unique factor) cho mỗi biến. Những nhân tố này không bộc lộ rõ ràng. Nếu các biến được chuẩn hóa thì mô hình nhân tố được thể hiện bằng phương trình sau:

Xi = Ai1F1 + Ai2F2 + Ai3F3 + ...+ AimFm + ViUi

Trong đó

Xi: biến thứ i chuẩn hóa

Aij: hệ số hồi quy bội chuẩn hóa của nhân tố i đối với biến j F: các nhân tố chung

Vi: hệ số hồi qui chuẩn hóa của nhân tố đặc trưng đối với biến i Ui: nhân tố đặc trưng của biến i

m: số nhân tố chung

Các nhân tố đặc trưng có liên quan với nhau và với các nhân tố chung. Bản thân các nhân tố chung cũng có thể được diễn tả như những kết hợp tuyến tính của các biến quan sát.

Fi = Wi1X1 + Wi2F2 + Wi3F3 +...+ WikXk

Trong đó:

k: số biến

Chúng ta có thể chọn quyền số hay trọng số nhân tố sao cho nhân tố thứ nhất giải thích được phần biến thiên nhiều nhất trong toàn bộ biến thiên. Sau đó ta chọn ra một tập hợp các quyền số thứ hai sao cho nhân tố thứ hai giải thích được phần lớn biến thiên còn lại và không có tương quan với nhân tố thứ nhất. Nguyên tắc này được tiếp tục áp dụng như vậy để tiếp tục chọn ra các quyền số của nhân tố tiếp theo. Do vậy các nhân tố được ước lượng sao cho các quyền số của chúng, không giống như các giá trị của các biến gốc, là không có tương quan với nhau. Hơn nữa, nhân tố thứ nhất giải thích được nhiều nhất biến thiên của dữ liệu, nhân tố thứ hai giải thích được nhiều thứ nhì...

3.3.4- Phân tích tương quan và hội qui bội

Nếu kết luận được hai biến có liên hệ chặt chẽ với nhau, đồng thời giải định rằng đã cân nhắc kỹ bản chất của mối liên hệ tiềm ẩn giữa hai biến, và xem như đã xác định đúng hướng của mối quan hệ nhân quả có thật giữa chúng thì ta có thể mô hình hóa mối quan hệ nhân quả của chúng bằng mô hình hồi quy tuyến tính trong đó một biến được gọi là biến phụ thuộc (hay biến được giải thích – Y) và tiếng kia là biến độc lập (hay biến được giải thích – X ). Mô hình này sẽ mô tả hình thức của mối liên hệ và qua đó giúp ta dự đoán được mức độ của biến phụ thuộc (với độ chính xác trong phạm vi giới hạn) khi biết trước giá trị của biến độc lập.

Mô hình hồi qui tuyến tính bội

Mô hình hồi qui bội mở rộng mô hình hồi qui tuyến tính tính hai biến bằng cách thêm vào một số biến độc lập để giải thích tốt hơn cho biến phụ thuộc.

Mô hình có dạng như sau:

Yi = β0 + β1X1i + β2X2i +...+ βpXpi + εi

Trong đó:

Βk: hệ số hồi qui riêng phần

εi: là một biện độc lập ngẫu nhiên có phân phối chuẩn đối với bất kỳ kết hợp nào của các biến độc lập trong mô hình.

Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính bội

Hệ số xác định R2 được chứng minh là hàm không giảm theo số biến độc lập được đưa vào mô hình, càng đưa thêm nhiều biến độc lập vào mô hình thì R2 càng tăng, tuy nhiên điều này cũng không được chứng minh rằng không phải phương trình càng có nhiều biến sẽ càng phù hợp hơn với dữ liệu (tức là tốt hơn).

Kiểm định độ phù hợp của mô hình

Kiểm định F sử dụng trong bảng phân tích phương sai vẫn là một phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính tổng thể. Ở đây biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với toàn bộ tập hợp các biến độc lập hay không? Giả thuyết H0 là β1 = β2 = β3 = β4

Nếu giả thuyết H0 bị bác bỏ thì ta kết luận rằng: kết hợp với biến hiện có trong mô hình có thể giải thích được những thay đổi của Y, điều này có nghĩa là mô hình ta xây dựng là phù hợp với tập dữ liệu.

Xác định tầm quan trọng của các biến trong mô hình

Trong hồi qui bội có nhiều biến độc lập, ta có thể xác muốn xác định với các biến được đưa vào mô hình. Biến nào có vai trò quan trọng hơn trong việc dự đoán giá trị lý thuyết của Y hay chúng quan trọng như nhau.

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1- Mô tả địa bàn nghiên cứu

4.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý Bà Rịa – Vũng Tàu

4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ, thuộc vùng kinh tế Đông Nam Bộ và nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Phía Bắc của tỉnh giáp tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận, phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai, phía Nam giáp Bà Rịa - Vũng Tàu, phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông với đường bờ biển dài 192 km. Ngoài khơi có đảo Phú Quý cách thành phố Phan Thiết 120 km. Trung tâm tỉnh cách thành phố Hồ Chí Minh 200 km, cách thành phố Nha Trang 250 km, có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam chạy qua nối Bà Rịa – Vũng Tàu với các tỉnh phía Bắc và phía Nam của cả nước, quốc lộ 28 nối liền thành phố Phan Thiết với các tỉnh Nam Tây Nguyên, quốc lộ 55 nối với trung tâm dịch vụ dầu khí và du lịch Vũng Tàu

Với vị trí trên, bên cạnh mối quan hệ kinh tế truyền thống với địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam, Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ có điều kiện mở rộng mối quan hệ giao lưu phát triển kinh tế với các tỉnh Tây Nguyên và cả nước. Sức hút của thành phố và trung tâm phát triển như thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Nha Trang đã tạo điều kiện cho tỉnh đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, tiếp thu nhanh khoa học và kỹ thuật.

Đặc điểm địa hình

Đại bộ phận lãnh thổ là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, địa hình hẹp ngang kéo theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, phân hóa thành 4 dạng địa hình: đất cát và cồn cát ven biển chiếm 18,22% diện tích đất tự nhiên, đồng bằng phù sa chiếm 9,43% diện tích đất tự nhiên, vùng đồi gò chiếm 31,65% diện tích đất tự nhiên, vùng núi thấp chiếm 40,7% diện tích đất tự nhiên. Với địa hình này đã tạo điều kiện cho

Khí hậu

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong khu khu vực có vùng khô nhất cả nước, nhiều gió, nhiều nắng, không có mùa đông, nhiệt độ trung bình là 26,50C - 27,50C; lượng mưa trung bình là 800 - 1600mm/năm, thấp hơn trung bình cả nước (1900 mm/năm.

4.1.1.2- Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất

Với diện tích 785.462 ha, Bà Rịa – Vũng Tàu có 10 loại đất với 20 tổ đất khác nhau: đất cát, cồn cát ven biển và đất mặn phân bố dọc theo bờ biển từ Nam Tuy Phong đến Hàm Tân, diện tích là 146,5 nghìn ha (18,3 % diện tích đất toàn tỉnh), với loại đất này có thể phát triển mô hình trồng cây ăn quả và các loại hoa mùa như dưa, hạt đậu các loại...; trên đất lợ có thể làm muối hoặc nuôi tôm nước lợ; đất phù sa với diện tích 75.400 ha (9,43% đất toàn tỉnh) phân bố ở vùng đồng bằng ven biển và vùng thung lũng sông La Ngà, diện tích đất này trồng được lúa nước, hoa màu và cây ăn quả...; đất xám có diện tích là 151.000 ha (19,22 % diện tích đất toàn tỉnh), phân bố hầu hết trên địa bàn các huyện, thuận lợi cho việc phát triển cây điều, cao su, cây ăn quả và các loại cây có giá trị kinh tế cao. Diện tích còn lại chủ yếu là đồi núi, đất đỏ vàng, đất nâu vùng bán khô hạn... Những loại đất này sử dụng vào mục đích nông - lâm nghiệp

Tài nguyên rừng

Theo kết quả kiểm kê hiện trạng rừng năm 1999, diện tích đất rừng của tỉnh là 368.319 ha; diện tích đất rừng tự nhiên là 344.385 ha với tổng trữ lượng gỗ trên 19 triệu m3 và trên 95 triệu cây tre, nứa. Kiểu rừng gỗ lá rộng, kiểu rừng rụng lá, kiểu rừng hỗn giao lá kim chiếm ưu thế; kiểu rừng hỗn giao và tre nứa thuần lợi. Điều này lưu ý là hiện nay đang diễn ra tình trạng giảm diện tích rừng giàu, rừng trung bình và tăng diện tích rừng hỗn giao tre, nứa và rừng trồng nguyên liệu.

Bà Rịa – Vũng Tàu có nhiều tích tụ khoáng sản đa dạng về chủng loại: vàng, wolfram, chì, kẽm, nước khoáng và các phi khoáng khác. Trong đó, nước khoáng, sét, đất xây dựng có giá trị thương nghiệp và công nghiệp

Trữ lượng sa khoáng ilmenít là 1,08 triệu tấn, zicon 193.000 tấn, đi cùng với zicon còn có nhiều monazít và đất hiếm. Nguồn khoáng sản rất lớn của Bà Rịa – Vũng Tàu là thủy tinh với tổng trữ lượng 496 triệu m3 cấp P2, hàm lượng SiO2. Nó có thể đáp ứng được yêu cầu sản xuất thủy tinh cao cấp và kính dân dụng hoặc sản xuất nguyên liệu. Khoáng vật liệu xây dựng có các kết vôi 3,9 triệu m3 cấp P2 phân bố ở Vĩnh Hảo và Phước Thế, đá vôi san hô (Tuy Phong), sét gạch ngói phân bố ở nhiều nơi; đá xây dựng và trang trí ở Tà Kóu trữ lượng 45 triệu m3, núi nhọn (Hàm Tân) trữ lượng cấp P là 30 triệu m3

Bên cạnh đó, tỉnh còn có nhiều mỏ nước khoáng có trữ lượng lớn và chất lượng tốt, có khả năng khai thác thương mại sản xuất nước giải khát, sản xuất tảo, phục vụ dịch vụ tắm chữa bệnh và nghỉ dưỡng. Riêng 3 điểm nước suối Vĩnh Hảo, Văn Lâm, Hàm Cường và Đa Kai là các mỏ nước khoáng loại cácbonát - batri được dùng sản xuất nước giải khát với khả năng khai thác hàng năm khoảng 300 triệu lít.

4.1.2- Tiềm năng du lịch

Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh có nhiều tiềm năng, tài nguyên lợi thế cho phát triển du lịch; tiềm năng về nhân văn, tính ngưỡng, di tích lịch sử phục vụ cho phát triển loại hình du lịch tham quan nghiên cứu như: lịch sử văn hóa về dân tộc Chăm, chùa Hang, dinh Thầy Thím, lầu ông Hoàng gắn với nhà thơ Hàn Mặc Tử, di tích và lễ hội nghinh Ông... Có bờ biển dài gần 200 km với nhiều bãi biển sạch đẹp, đồi cát, rừng cây ven biển, có suối nước nóng, nước khoáng... phát triển nhiều loại hình du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và chữa bệnh. Có nhiều hồ, thác nước và rừng thích hợp cho các loại hình du lịch sinh thái

Với lợi thế nhờ vị trí nằm giữa tam giác du lịch thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu - Đà Lạt – Nha Trang, với khoảng cách di chuyển không dài (2 - 4 tiếng đồng

chuyển và cùng với tiềm năng, tài nguyên du lịch như trên, trong những năm gần đây tỉnh đã tập trung quy hoạch, nâng cấp tôn tạo kết cấu hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ trong các khu du lịch thực hiện nhiều giải pháp, chính sách tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư... Những việc làm này đã và đang tạo cho tỉnh một lợi thế so sánh rất lớn về du lịch, có sức hấp dẫn, thu hút nhiều nhà đầu tư.

Du lịch tỉnh đã và đang đạt mức độ phát triển nhanh cả về đầu tư cơ sở vật chất và lượng khách đến ngày càng được nâng lên. Hiện nay, toàn tỉnh đã thu hút được trên 250 dự án đầu tư phát triển du lịch tập trung tại các khu du lịch Phan Thiết - Mũi Né, Tiến Thành, Hàm Thuận Nam. Trong đó, khoảng 60 dự án đã đi vào hoạt động. Nhiều dự án có quy mô lớn từ 50 - 220 ha. Lượng khách đến tham quan, nghỉ dưỡng tăng bình quân hàng năm 25 - 30%, trong đó khách du lịch quốc tế chiếm 7 - 8%; công suất huy động buồng, phòng bình quân đạt trên 60%.

4.1.2.1- Đặc điểm hệ thống khách sạn tại Bà Rịa – Vũng Tàu

Theo thống kê chính thức của Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu, tại Bà Rịa – Vũng Tàu tính đến hết năm 2019 hiện có 477 cơ sở lưu trú tổng số phòng 14.405 phòng, trong đó 3 - khách sạn 5 sao; 29 - khách sạn 4 sao; 20 - khách sạn 3 sao; 35 - khách sạn 2 sao; 41 - khách sạn 1 sao và 112 nhà nghỉ bình dân phục vụ du lịch

Đặc điểm phát triển của hệ thống khách sạn tại Bà Rịa – Vũng Tàu từ 2007 đến 2019, bảng 4.1

Bảng 4.1. Tình hình phát triển hệ thống khách sạn tại BR-VT từ 2007 – 2019

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ khách sạn phục vụ khách du lịch đến bà rịa vũng tàu (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)