Trong thời điểm suy thoái kinh tế như hiện nay, du lịch nói chung và du lịch biển Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng cần đưa ra các giải pháp hữu hiệu để thu hút du khách đến với Bà Rịa – Vũng Tàu. Ngoài việc “kích cầu” để “kéo” du khách đến với Bà Rịa – Vũng Tàu, thành phố cần phải tập trung vào các chính sách ưu đãi trong việc “kích cầu” thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch nhằm đa dạng sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách. Nếu 2 giải pháp (kích cầu du khách và kích cầu đầu tư vào lĩnh vực du lịch) được thực hiện một cách đồng bộ, ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ phát huy tốt tiềm năng và thế mạnh từ biển.
Để du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu hấp dẫn du khách, trước hết chúng ta cần phải tiếp tục thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trường bãi biển, đồng thời chú trọng đến hệ thống xử lý nước thải cũng như ngăn chặn tình trạng buôn bán hàng rong xả rác làm ô nhiễm môi trường biển. Bên cạnh đó, cần phải đầu tư tăng cường các loại hình dịch vụ, đa dạng sản phẩm du lịch biển như câu cá, lặn biển, lướt ván, nghỉ dưỡng... nhằm đáp ứng nhu cầu khách du lịch.
Các cơ quan chức năng cần phải tăng cường giám sát việc xả thải của các nhà hàng, khách sạn, resort xung quanh khu vực ven biển, có chế tài thích đáng xử lý những doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nhằm giúp môi trường biển trong lành phục vụ cho ngành du lịch và cho cuộc sống của người dân ven biển.
Bên cạnh những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, Bà Rịa – Vũng Tàu cũng như nhiều đô thị du lịch khác luôn gặp phải những vấn đề nội tại trong quá trình quản lý cũng như hoạt động kinh doanh: đó là giải quyết sao cho đảm bảo sức tăng trưởng chung của toàn ngành nhưng vẫn đảm bảo được sự lành mạnh cho môi trường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đảm bảo tâm lý thoải mái cho du khách khi sử dụng dịch vụ du lịch tại tỉnh.
Thời gian gần đây, ngành du lịch đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động hướng dẫn và tạo điều kiện để các doanh nghiệp cơ sở kinh doanh hoạt động đúng
không lành mạnh, có dấu hiệu vi phạm pháp luật để răn đe và tạo tiền đề cho việc xây dựng môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh, công bằng. Qua đó các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch đã nâng cao ý thức chấp hành quy định pháp luật về kinh doanh du lịch cũng như ý thức xây dựng môi trường du lịch lành mạnh, thân thiện.
Để lành mạnh hóa môi trường kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của du khách đối với chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh, trong thời gian tới du lịch tỉnh cần tập trung phát triển các sản phẩm du lịch chất lượng cao và đảm bảo tính bền vững trên cơ sở khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên đi đôi với bảo vệ; giữ gìn môi trường du lịch. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng cần phải tạo điều kiện để các doanh nghiệp du lịch đầu tư đa dạng hóa sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng phục vụ để thu hút khách đến với địa phương. Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch cả về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ và phong cách phục vụ.
Các ngành, các cấp cần phối hợp chặt chẽ nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về du lịch. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm bình ổn thị trường trong lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh. Đẩy mạnh công tác thẩm định, phân hạng cơ sở lưu trú du lịch; quản lý tốt hoạt động lữ hành - vận chuyển du lịch; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giữ gìn môi trường cảnh quan tại các khu, điểm du lịch.
Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. Chính vì vậy nên việc phát triển của ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật.
hệ thống các cơ sở, công trình duyệt đặc biệt... Tài nguyên du lịch chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong tiêu dùng của khách du lịch. Việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống các công trình. Căn cứ vào các đặc điểm trên có thể hiểu cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm toàn bộ các phương tiện vật chất tham gia vào việc tạo ra và thực hiện dịch vụ hàng hóa du lịch nhằm đóng góp mọi nhu cầu của khách du lịch.
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch và cơ sở vật chất của một số ngành kinh tế quốc dân tham gia phục vụ du lịch: thương nghiệp, dịch vụ... cơ sở vật chất kỹ thuật dịch vụ và tài nguyên du lịch có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng tới công suất, thể loại, thứ hạng của hầu hết các thành phần cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Khả năng tiếp nhận của tài nguyên du lịch là cơ sở xây dựng công suất các công trình phục vụ du lịch. Sức hấp dẫn của chúng có ảnh hưởng đến thứ hạng của các cơ sở này.
Sự kết hợp hài hòa giữa tài nguyên du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch giúp cho cơ sở phục vụ du lịch có hiệu quả, kéo dài thời gian sử dụng chúng trong năm. Vị trí của tài nguyên du lịch là căn cứ để bố trí hợp lý cơ sở vật chất kỹ thuật trên các vùng lãnh thổ của đất nước và là tiền đề cơ bản để hình thành các trung tâm du lịch.
Sự phụ thuộc của cơ sở vật chất kỹ thuật vào tài nguyên du lịch không chỉ diễn ra trong một chiều, mà về phía mình các công trình, cơ sở phục vụ du lịch cũng có tác động nhất định tới mức độ sử dụng tài nguyên du lịch và việc gìn giữ bảo vệ chúng.
Chính vì vai trò quan trọng của cơ sở vật chất kỹ thuật trong phát triển du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu, tỉnh cần phải thường xuyên tu bổ và nâng cao chất lượng của cơ sở hạ tầng nhằm thỏa mãn các yêu cầu đi lại, ở của khách khi ở lại tại Bà Rịa – Vũng Tàu, nâng cao thương hiệu của du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu.
triển khu vực dịch vụ du lịch, đặc biệt là vốn ưu đãi đầu tư vào phát triển các ngành dịch vụ du lịch chất lượng cao như xây dựng khách sạn 3 sao trở lên và nâng cấp các khách sạn chưa đủ điều kiện này, quy hoạch phát triển các nhà hàng đạt chuẩn...
Ngoài ra, tỉnh cần ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng giao thông phục vụ cho du lịch. Bên cạnh đó cũng cần nâng cao chất lượng của các ngành vận chuyển khác để tạo thuận lợi cho sự phát triển du lịch tỉnh. Tăng cường kiểm soát, thanh tra các khu vực nhà hàng khách sạn ven biển, xử lý thích đáng các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường biển làm ảnh hưởng đến hoạt động du lịch của tỉnh cũng như cuộc sống của dân cư ven biển.
5.4- Kết luận
Đề tài nghiên cứu về chất lượng dịch vụ lưu trú của hệ thống khách sạn tại Bà Rịa – Vũng Tàu đã hoàn thành và đạt được những mục tiêu đề ra. Đề tài có những điểm mới và hạn chế sau
Những điểm mới của đề tài:
+ Mô hình chất lượng dịch vụ nghiên cứu dựa trên lý thuyết của Parasuraman, nhưng có sự điều chỉnh những tiêu chí phù hợp với ngành khách sạn. Do vậy, Các khách sạn ở Bà Rịa – Vũng Tàu có thể sử dụng thang đo này làm nền tảng cho những nghiên cứu chất lượng dịch vụ sau.
+ Nghiên cứu này sẽ giúp cho các nhà chiến lược của các khách sạn tại Bà Rịa – Vũng Tàu có cơ sở trong việc lựa chọn những giải pháp cần thiết nhất để hoàn thiện chất lượng dịch vụ của hệ thống khách sạn trực thuộc, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh và củng cố vững chắc vị trí của khách sạn mình trên thương trường.
+ Đề tài tiếp cận với phương pháp nghiên cứu định lượng và xử lý thông tin bằng phần mềm SPSS. Do đó, nghiên cứu đặt các khách sạn tại Bà Rịa – Vũng Tàu trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của hội nhập kinh tế.