Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Một phần của tài liệu 0594 hoàn thiện nghiệp vụ giám sát từ xa đối với NHTM tại bảo hiểm tiền gửi việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 35)

1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về hoạt động giám sát từ xa của các tổ chứcBHTG BHTG

1.3.1.1. Hoạt động giám sát từ xa của tổ chức bảo hiểm tiền gửi tại Mỹ

Hoa Kỳ có 04 tổ chức giám sát hoạt động tài chính ngân hàng chủ yếu gồm: cục dự trữ liên bang (FED); tổ chức giám sát tiền tệ thuộc BTC (OCC); tổ

24

FDIC hoạt động độc lập với Chính phủ và chịu sự kiểm soát trực tiếp của Quốc hội. Mục đích thành lập của FDIC là bảo vệ người gửi tiền trong các ngân hàng và các tổ chức nhận tiền gửi phi ngân hàng trên khắp nước Mỹ. Hiện nay, FDIC bảo hiểm tiền gửi cho khoảng hơn 8000 ngân hàng và tổ chức nhận tiền gửi phi ngân hàng.

FDIC hoạt động theo Luật bảo hiểm tiền gửi ban hành năm 1933. Năm 1980, các tổ chức nhận tiền gửi tại Mỹ bắt buộc phải tham gia BHTG. Năm 1990 FDIC được phép toàn quyền tiếp nhận và thanh lý tài sản của các tổ chức nhận tiền gửi bị đóng cửa, phá sản mà không chịu sự chi phối của các cơ quan kiểm soát khác cũng như các quyết định của tòa án với mục tiêu chủ động giải quyết nhanh và đạt hiệu quả chung cho nền kinh tế.

Hiện nay, FDIC có ba hệ thống GSTX. Đó là hệ thống GSTX dựa trên số liệu thống kê theo tiêu chuẩn CAMELS (SCOR), hệ thống giám sát mức độ tăng trưởng (GMS) và hệ thống đo lường tác động của thị trường bất động sản (REST).

Nội dung kiểm tra, giám sát của FDIC gồm: Giám sát việc đảm bảo là thành viên tham gia BHTG và bổ sung vốn nhằm đảm bảo quy định về vốn trong hoạt động ngân hàng. Tiếp theo là giám sát về khả năng đảm bảo hoạt động lành mạnh và an toàn của ngân hàng với năm nội dung: thẩm định TSC nhằm xác định giá trị ròng của ngân hàng; xác định chất lượng TSC; phát hiện các hoạt động có thể dẫn đến các khó khăn tài chính; thẩm định điều hành ngân hàng và phát hiện các hoạt động không bình thường và có dấu hiệu vi phạm luật pháp.

Luật ngân hàng Mỹ quy định rõ quyền hạn của FDIC trong công tác giám sát, kiểm tra. Tất cả các ngân hàng tham gia BHTG mốn sát nhập với các tổ chức không tham gia BHTG phải được sự đồng của FDIC. FDIC được giao quyền yêu cầu bất kỳ ngân hàng nào là thành viên tham gia FDIC phải báo cáo về các giải pháp phòng chống tình trạng có rủi ro đối với hoạt động của mình, chẳng hạn như cướp nhà băng, thiên tai... Nếu FDIC phát hiện ra tổ chức tham gia BHTG có các hoạt động làm ảnh hưởng tới an toàn hoạt động, FDIC sẽ có quyền thông báo với các cơ quan liên quan về tình hình đó và chấm dứt hợp đồng BHTG đối với ngân hàng nếu hoạt động sai phạm không được điều chỉnh kịp thời.

1.3.1.2. Hoạt động giám sát từ xa của tổ chức bảo hiểm tiền gửi Hàn Quốc

Sau những tác động nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 tại Hàn Quốc, quốc gia này đã nhận thức sự cần thiết cải cách hệ

25

thống giám sát hiện đang được áp dụng. Nguyên nhân chủ yếu do hệ thống giám sát phân tán không đảm bảo yêu cầu, không phát huy được vai trò cảnh báo sớm và đặc biệt không đóng góp được vai trò tích cực trong việc ngăn ngừa khủng hoảng tài chính. Bên cạnh đó, những biến chuyển mạnh mẽ trong khu vực tài chính đã thành lập nên những tập đoàn dịch vụ tài chính hoạt động đa ngành, ranh giới phân chia các khu vực tài chính, ngành nghề tài chính ngày càng trở nên mờ nhạt. Trong điều kiện trên, các tổ chức giám sát hoạt động phân tán trước giai đoạn cải cách đã để hở những khoảng trống với những mảng nghiệp vụ chồng chéo làm giảm hiệu quả giám sát tổng thể khu vực tài chính.

Mô hình giám sát hợp nhất mới được xây dựng tại Hàn Quốc bao gồm các cơ quan: Ủy ban giám sát tài chính (FSC); Cơ quan dịch vụ giám sát tài chính (FSS); Ủy ban chứng khoán và sản phẩm phái sinh (SFC); BTC (MOFE); Tổng công ty BHTG Hàn Quốc (KDIC).

KDIC có chức năng giám sát các tổ chức tài chính theo 4 bước bao gồm: Nhận diện rủi ro; Đo lường rủi ro; Xác nhận rủi ro; Kiểm soát rủi ro.

Trong giai đoạn nhận diện rủi ro, KDIC thực hiện tiếp nhận các dữ liệu báo cáo theo mẫu (call report). Bên cạnh đó, KDIC cũng có thẩm quyền tham gia các cuộc họp ở mức độ khác nhau với FSC và tiếp nhận các báo cáo kiểm tra, giám sát của FSC.

Sau khi có nguồn dữ liệu đầu vào, giai đoạn đo lường rủi ro sẽ được thực hiện. Theo đó, các chuyên gia của KDIC sẽ phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của các tổ chức được giám sát, từ đó đưa ra những đánh giá tổng thể đối với tổ chức gặp khó khăn và dự báo những rủi ro tổ chức tài chính có thể gặp phải.

Trong giai đoạn xác nhận rủi ro, KDIC có thẩm quyền yêu cầu FSC thực hiện các cuộc kiểm tra các tổ chức được giám sát hoặc cùng tham gia các cuộc kiểm tra chung với FSC.

Kết thúc quy trình giám sát rủi ro, KDIC thực hiện kiểm soát rủi ro các tổ chức được giám sát để có thể đưa ra các biện pháp xử lí phù hợp. Đầu tiên, KDIC có thể áp dụng các mức phí bổ sung đối với các tổ chức hoạt động không thực sự lành mạnh dẫn tới bị đánh tụt hạng. Trong trường hợp tổ chức tài chính gặp khó khăn nghiêm trọng, KDIC có thể xác nhận tình trạng đổ vỡ đồng thời tiến hành các biện pháp tiếp nhận xử lí, hỗ trợ tài chính phù hợp.

26

Hình 1.1. Quy trình giám sát rủi ro tại Hàn Quốc

1.3.1.3. Hoạt động giám sát từ xa của tổ chức bảo hiểm tiền gửi Đài Loan

Đầu năm 1985, một số sự kiện xảy ra đã gây hoảng loạn trong lĩnh vực ngân hàng cho thấy sự cấp thiết cần có hệ thống BHTG. Bộ Tài chính và ngân hàng Trung ương Đài Loan đã tổ chức và tài trợ thành lập công ty BHTG trung ương Đài Loan (CDIC) nhằm kiểm soát hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, phát hiện sớm các vấn đề của các tổ chức này để kịp thời có các hoạt động hỗ trợ, kiểm soát cần thiết, đồng thời hình thành công cụ hữu hiệu cho công tác kiểm tra tài chính và phân tích, quản trị rủi ro. Ban đầu, CDIC thực hiện cơ chế tự nguyện tham gia BHTG. Nhưng sau năm 1995, một loạt sự kiện rút tiền hàng loạt ở các tổ chức tài chính gây nên tình trạng bất ổn, có nguy cơ mất lòng tin của người gửi tiền đối với hệ thống tài chính - ngân hàng. Chế độ bảo hiểm tự nguyện tỏ ra chưa phát huy được hết tính tích cực của việc bảo vệ lòng tin người gửi tiền. Để bảo vệ lợi ích của người gửi tiền, tăng cường vai trò của chế độ BHTG, CDIC đã trình sửa đổi Luật BHTG theo cơ chế bảo hiểm bắt buộc, được Quốc hội thông qua ngày 29/12/1988, công bố thi hành bởi sắc lệnh Tổng thống ngày 20/01/1999, có hiệu lực từ 01/2/1999.

Năm 1993, Bộ Tài chính đã ủy quyền cho CDIC phát triển và xây dựng thành Hệ thống cảnh báo sớm tài chính của quốc gia, được đưa vào sử dụng từ tháng 6/1993. Việc phát hiện và cảnh báo được dựa trên các chỉ số về vốn (C), chất lượng “tài sản có“ (A), năng lực quản lý (M), khả năng sinh lời (E), tính

27

thanh khoản (L), độ nhạy cảm với rủi ro thị trường và các chỉ tiêu khác. Năm 2000, hệ thống này đã được phát triển thành phiên bản chạy trên mạng máy tính. Quá trình vận hành trong nhiều năm cho thấy, hệ thống cảnh báo này rất hiệu quả trong việc phản ánh tình trạng hoạt động của tổ chức tài chính và cho phép hoạt động kiểm tra phát huy hiệu quả đầy đủ.

Nhiệm vụ của CDIC bao gồm: xếp hạng các ngân hàng và gửi kết quả xếp hạng tới Ủy ban giám sát tài chính (FSC) và NHNN đồng thời căn cứ vào báo cáo kiểm tra và các báo cáo tài chính do FSC và Hội đồng nông nghiệp gửi CDIC xếp hạng các TCTD nông nghiệp và gửi kết quả xếp hạng tới Hội đồng nông nghiệp và FSC.

Hình 1.2. Quan hệ giữa CDIC và các cơ quan giám sát khác

Các hoạt động chính trong hệ thống giám sát của CDIC gồm: chuẩn bị và đệ trình báo cáo theo định kỳ để trao đổi thông tin kiểm tra, hiệu quả của kiểm tra; công bố tình hình tài chính và các chỉ số có liên quan của tổ chức tài chính trong nội dung báo cáo định kỳ quý của CDIC để tăng cường kỷ cương thị trường; yêu cầu tổ chức tham gia BHTG củng cố hoạt động nếu hệ thống cảnh báo sớm có thông báo hoặc kết quả kiểm tra cho thấy là cần thiết nhằm giảm rủi ro bảo hiểm; xác định các chỉ số liên quan tới kết quả kiểm tra để làm cơ sở cho việc ấn định phí rủi ro áp dụng cho từng tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát, cải thiện hoạt động của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

28

- Hệ thống kiểm tra và đánh giá dữ liệu: tập trung đánh giá các chỉ tiêu sau: mức đủ vốn, chất lượng tài sản, năng lực quản lý, thu nhập, khả năng thanh

khoản, mức độ nhạy cảm rủi ro thị trường và các chỉ số khác. Ngoài ra dựa vào đặc điểm của mỗi nhóm tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi cùng hạng mức để lựa chọn các tiêu chuẩn đánh giá cho mỗi mục đánh giá lấy từ báo cáo kiểm tra của các cơ quan giám sát ngành ngân hàng qua các năm.

- Hệ thống xếp hạng tham chiếu báo cáo: sử dụng các hạng mức tham chiếu thống kê nhằm xây dựng mô hình phân tích. Hệ thống này thu thập dữ liệu

từ các báo cáo giám sát hàng quý về các tổ chức tài chính và sử dụng phương pháp thử nghiệm thống kê nhằm lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá quan trọng về mặt thống kê nhưng ít có quan hệ với nhau. Các hạng mức tham chiếu cho từng chỉ tiêu đánh giá và các hạng mức tham chiếu hợp nhất được tính toán cho từng nhóm cùng hạng mức để phát hiện các tổ chức tài chính nào cần chú ý đặc biệt. Từ mức phân loại tổng hợp của mỗi nhóm tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, CDIC có thể so sánh tình trạng và xu hướng hoạt động của các tổ chức tham

Hình 1.3. Hệ thống cánh báo sớm của CDIC

Hệ thống cảnh báo sớm của tổ chức bảo hiểm tiền gửi không phải là liều thuốc chữa bách bệnh mà chủ yếu để đánh giá tình hình tài chính, có thể phát hiện những thay đổi và biến động tài chính chung của các tổ chức tham gia BHTG,

29

nhưng là mô hình thống kê nên hệ thống EWS này không phát hiện được những gian lận hoặc các vấn đề trong quản lý đặc thù. Vì vậy hoạt động kiểm tra tại chỗ và các phương pháp giám sát khác cần được bổ sung trong hệ thống EWS này.

Cuộc khủng hoàng tài chính toàn cầu vừa qua đã chứng minh được tầm quan trọng của các cơ chế bồi thường hiệu quả cho người gửi tiền. Theo báo cáo của Diễn đàn Ôn định tài chính (FSF) khuyến nghị: “Các cơ quan nên thống nhất một bộ nguyên tắc quốc tế nhằm xây dựng hệ thống bảo hiểm tiền gửi hiệu quả. Những nguyên tắc này cũng cần ghi nhận rằng có nhiều mô hình khác nhau cho các cơ chế bảo hiểm tiền gửi nhằm đáp ứng mục tiêu mà các nguyên tắc đề ra, và do đó sẽ thích ứng được với các điều kiện của nhiều quốc gia khác nhau. Việc xây dựng các nguyên tắc cũng cần tính đến những đặc điểm rộng hơn của các cơ chế mạng an toàn, bao gồm đặc điểm của khung quản lý và giám sát hay đặc điểm của các cơ chế xử lý tổ chức đổ vỡ”.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Từ kinh nghiệm quốc tế về hoạt động giám sát từ xa tại các tổ chức BHTG trên thế giới và những vấn đề lý luận về hoạt động giám sát từ xa của tổ chức BHTG, có thể rút ra 6 bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam như sau:

Thứ nhất, về nhận thức, cần phải khẳng định hoạt động giám sát từ xa của tổ chức BHTG là rất cần thiết và phải được tiếp tục hoàn thiện để phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tế tại Việt Nam. Do đó, Việt Nam cần có một quy chế, quy trình giám sát cụ thể mang tính khoa học.

Thứ hai, phải trao quyền cho tổ chức BHTG thực hiện đúng chức năng bảo vệ người gửi tiền bằng các quy định pháp luật. Cụ thể hơn, việc ban hành Luật BHTG là cần thiết đối với một tổ chức BHTG để xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của tổ chức này và vị trí của nó trong mạng giám sát an toàn tài chính quốc gia.

Thứ ba, cần nhanh chóng xây dựng Luật bảo hiểm tiền gửi trong đó xác định rõ chức năng giám sát của BHTGVN, phạm vi giám sát và thẩm quyền xử lý. Nội dung của Luật đề nghị quy định BHTGVN hoạt động theo mô hình giảm thiểu rủi ro, đây là mô hình có tính ưu việt nhất và có xu hướng phát triển trên thế giới.

Thứ tư, cần tạo lập cơ chế chia sẻ thông tin định kỳ cũng như đột xuất một cách kịp thời, chính thức hóa giữa BHTGVN với các cơ quan giám sát khác như Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Trung tâm thông tin tín dụng... để tăng cường hợp tác với nhau, đảm bảo cho công tác

30

cảnh báo được nhìn từ nhiều góc độ, từ nhiều khía cạnh và thấy rõ được các rủi ro sớm hơn, chính xác hơn.

Thứ năm, trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi với nhiều rủi ro tiềm ẩn tại nước ta hiện nay, quỹ BHTGVN cần được nâng cao tương ứng với rủi ro hệ thống và mức độ tăng trưởng huy động tiền gửi được bảo hiểm. Bên cạnh đó, BHTGVN cần được cung cấp một hạn ngạch tín dụng dự phòng và một cơ chế giải ngân nhằm nâng cao tính thanh khoản và khả năng can thiệp vào thị trường tài chính - ngân hàng.

Thứ sáu, BHTGVN cần được mở rộng đối tượng và loại tiền gửi được bảo hiểm; mở rộng các hoạt động hỗ trợ tài chính; triển khai hoạt động tiếp nhận và xử lý; nghiên cứu chương trình kiểm toán công nghệ thông tin tại các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi; xây dựng các chương trình bảo vệ người gửi tiền bằng các phương pháp tích cực và chủ động.

Kết luận chương 1

Trong chương 1, luận văn đã luận giải những vấn đề cơ bản về hoạt động GSTX đối với NHTM của tổ chức BHTG, kinh nghiệm quốc tế về hoạt động giám sát tại các nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho BHTGVN. Đây là những tiền đề cơ bản cho việc nghiên cứu những chương tiếp theo của luận văn.

31

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TỪ XA ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM 2.1. Tổng quan về Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

2.1.1. Sự hình thành và phát triển của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Sự hình thành của BHTGVN liên quan trực tiếp đến bối cảnh trong nước và quốc tế. Ở trong nước, vào khoảng những năm 1988 đến 1990, hàng loạt các hợp tác xã tín dụng đô thị bị đổ vỡ trên toàn quốc gây ra những bất ổn về kinh tế và chính trị. Đặc biệt, niềm tin của dân chúng đối với hệ thống tài chính bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Lấy lại niềm tin của công chúng đối với hệ thống tài chính ngân hàng trong bối cảnh như vậy là yêu cầu quan trọng đặt ra để tránh tình trạng người dân có tích lũy không gửi tiền tại ngân hàng hoặc mua vàng cất giữ tại nhà và điều đó ảnh hưởng đến quá trình huy động vốn phục vụ phát triển đất

Một phần của tài liệu 0594 hoàn thiện nghiệp vụ giám sát từ xa đối với NHTM tại bảo hiểm tiền gửi việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w