3.2. Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ giám sát từ xa đối với NHTM tham
3.2.7. Liên kết, chia sẻ thông tin quản lý đối với các cơ quan giám sát khác
bộ có triển vọng đang làm công tác giám sát để đào tạo nhằm nâng cao nghiệp vụ. Việc đào tạo này có thể thực hiện trong nước hoặc hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế để đào tạo tại nước ngoài.
3.2.7. Liên kết, chia sẻ thông tin quản lý đối với các cơ quan giám sátkhác khác
Trong mọi hệ thống phân tích, giám sát hay quản lý rủi ro, thông tin đầu vào có ý nghĩa vô cùng quan trọng, thông tin đầu vào ở mức độ nào sẽ cho kết quả ở mức độ đó. Thông tin đầu vào là cơ sở để thực hiện hoạt động GSTX. Việc nâng cao chất lượng GSTX cũng đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng thông tin đầu vào. Chất lượng thông tin đầu vào của các tổ chức tham gia BHTG trong những năm qua (năm 2006-2010) vẫn còn nhiều bất cập. Ngoài những thông tin tài chính trong Bảng cân đối tài khoản kế toán có độ chính xác và đầy đủ khá cao thì các thông tin ở Báo cáo thống kê và các loại báo cáo khác theo yêu cầu của BHTG có độ chính xác thấp và còn thiếu rất nhiều. Điều này đã ảnh hưởng đến kết quả GSTX của BHTGVN trong việc đánh giá các tổ chức tham gia BHTG.
Mặc dù BHTGVN đã ban hành quy chế thông tin báo cáo áp dụng đối với tổ chức tham gia BHTG từ năm 2006 nhưng việc thực hiện chế độ TTBC của các tổ chức này còn hạn chế nguyên nhân là do các tổ chức tham gia BHTG thực hiện chưa nghiêm túc chế độ TTBC với BHTGVN. Tuy nhiên, cũng cần phải nhận thấy rằng hiện nay việc các tổ chức nhận tiền gửi (tổ chức tham gia BHTG) nộp quá nhiều các loại báo cáo cho các cơ quan quản lý như NHNN, BTC, BHTGVN hay một số các cơ quan khác, chỉ tiêu và mẫu biểu báo cáo cũng thay đổi liên tục gây nhiều khó khăn cho các tổ chức này đặc biệt là các NHTM khi hệ thống kỹ thuật công nghệ tin học còn lạc hậu và đang trong quá trình đổi mới, hiện đại hóa.
82
Các tổ chức giám sát với mục tiêu bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ người gửi tiền, nhà đầu tư và đảm bảo sự ổn định, an toàn mạng tài chính quốc gia. Do vậy, các tổ chức giám sát này phải chia sẻ các thông tin với nhau liên quan đến các tổ chức tham gia BHTG để tăng cường khả năng giám sát, ổn định hoạt động và làm giảm thực hiện chức năng chồng chéo giữa các tổ chức giám sát, tránh trùng lắp, tối ưu hóa các nguồn lực sử dụng giữa các bên.
BHTGVN cần phối hợp với các tổ chức giám sát như BTC, NHNN, UBGSTCQG xây dựng những chính sách, quy định và các tiêu chí khác cho tổ chức tham gia BHTG để trên cơ sở đó các tổ chức giám sát sẽ khai thác và phân tích các nguồn thông tin theo chức năng và nhiệm vụ quản lý của mình, bảo đảm lợi ích chung theo chỉ đạo của Chính phủ và Ủy ban quản lý các hoạt động giám sát quốc gia. Trong mạng an toàn tài chính quốc gia, BHTGVN phải thể hiện được vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tham gia BHTG, bảo đảm sự phát triển an toàn lành mạnh hoạt động ngân hàng, tài chính và là cấu phần không thể tách rời của nó.
Hình 3.2. Mô hình chia sẻ thông tin của các tổ chức giám sát
Sự hợp tác và sự thiện chí giữa các cơ quan trong mạng an toàn sẽ giúp cho công tác giám sát của mỗi một cơ quan vừa tránh được sự chồng chéo lại vừa mang lại kết quả tốt. Vì vậy, BHTGVN cần thiết phải có một sự hợp tác ăn ý
83
với các cơ quan như NHNN, BTC, UBGSTCQG trong mọi lĩnh vực liên quan đến việc thực hiện chức năng của mình.
Ngoài ra, BHTGVN cần liên hệ thường xuyên với tổ chức tham gia BHTG. Có thể khẳng định rằng, BHTGVN không thể giám sát mọi khía cạnh trong hoạt động của tổ chức tham gia BHTG. Việc trao đổi thường xuyên với tổ chức tham gia BHTG sẽ giúp cho công tác GSTX của BHTGVN thường xuyên cập nhật được những thay đổi cũng như những biến động của các tổ chức tham gia bảo hiểm. Từ đó nhanh chóng đưa ra những lời cảnh báo đối với các tổ chức này. Vì vậy, đây cũng được coi là một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động GSTX đối với tổ chức tham gia BHTG của BHTGVN.