Thúc đẩy việc hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động giám sát từ

Một phần của tài liệu 0594 hoàn thiện nghiệp vụ giám sát từ xa đối với NHTM tại bảo hiểm tiền gửi việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 82)

3.2. Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ giám sát từ xa đối với NHTM tham

3.2.1. Thúc đẩy việc hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động giám sát từ

tham gia

bảo hiểm tiền gửi

3.2.1. Thúc đẩy việc hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động giám sát từxa xa

Trước hết cần ban hành Luật BHTG. Sau đó cần có các văn bản dưới luật về cơ chế chia sẻ thông tin giữa các cơ quan giám sát; ban hành các tiêu chí và chuẩn mực giám sát, đánh giá rủi ro và xếp loại.

Thực tế chứng minh rằng một đất nước mà luật pháp thiếu đồng bộ thì sẽ kìm hãm sự phát triển. Ở Việt Nam cho thấy một cơ quan như BHTGVN hoạt động theo Nghị định lại giám sát một tổ chức hoạt động theo luật. Đây chính là sự khập khiễng cần được khắc phục nhanh chóng. Việc xây dựng một hệ thống luật pháp tiên tiến về BHTG là một đòi hỏi khách quan của sự phát triển. Bên cạnh đó khi hội nhập, hoạt động theo luật pháp trong nước và luật pháp quốc tế là một yêu cầu khách quan. Nội dung của luật một mặt thể hiện được cơ chế quản lý của đất nước, mặt khác phải phù hợp luật pháp quốc tế. Luật hóa các hoạt động sẽ tránh được sự chồng chéo gây lãng phí của cải xã hội, tạo sự phát triển bền vững.

Tháng 7 năm 2008, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng và Hiệp hội bảo hiểm tiền gửi quốc tế đã hợp tác xây dựng Các nguyên tắc cơ bản về phát triển hệ thống bảo hiểm tiền gửi hiệu quả, trong đó đề cập đến vấn đề quản trị của tổ chức BHTG (nguyên tắc 5): Tổ chức bảo hiểm tiền gửi cần hoạt động độc lập, minh bạch và có trách nhiệm giải trình và độc lập với những ảnh hưởng không mong muốn về chính trị và các ngành khác. Do đó, Luật BHTG không đi ngược nguyên tắc này và không đi ngược lại với thông lệ quốc tế, tránh sự can thiệp quá sâu của các cơ quan ban ngành liên quan đến hoạt động của tổ chức BHTG nhằm bảo vệ người gửi tiền và góp phần duy trì ổn định tài chính.

Tại Việt Nam, đề xuất thực hiện mô hình giảm thiểu rủi ro đối với tổ chức BHTG nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhất mục tiêu của Luật BHTG đặt ra là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh hoạt động ngân hàng. Theo mô hình giảm thiểu rủi ro, tổ chức BHTG cần có chức năng giám sát rủi ro tổ chức tham gia BHTG. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi ban hành quy định về nội dung, phương pháp, quy trình giám sát rủi ro đối với các tổ chức

67

Tổ chức BHTG hoạt động có hiệu quả là một tổ chức độc lập và có mối quan hệ với các thành viên khác trong mạng an toàn tài chính: Cần phải xây dựng một khung phối hợp chặt chẽ và chia sẻ thông tin định kỳ hoặc thông tin liên quan đến các ngân hàng cụ thể giữa tổ chức bảo hiểm tiền gửi và các thành viên khác của mạng an toàn tài chính. Các thông tin này phải chính xác và kịp thời. Cơ chế phối hợp và chia sẻ thông tin phải được chính thức hóa. Do đó, đề xuất Luật BHTG cần có nội dung quy định về việc phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các thành viên trong mạng an toàn tài chính.

3.2.2. Xác định phương pháp giám sát phù hợp

Tính đến nay, BHTGVN đã chi trả khoảng 20 tỉ đồng cho khoảng 1.500 người tham gia BHTG tại 36 TCTD bị giải thể nhận lại đầy đủ số tiền đã gửi, góp phần củng cố và nâng cao niềm tin cho công chúng đối với hoạt động tín dụng, tránh được tâm lý hoảng loạn rút tiền hàng loạt từ hệ thống ngân hàng mỗi khi diễn biến thị trường tài chính tiền tệ có dấu hiệu bất ổn.

Như vậy, về mặt nguyên tắc, cơ quan giám sát không ngăn cản các hoạt động có rủi ro cao của tổ chức nhận tiền gửi, họ thực hiện các hoạt động có rủi ro cao với điều kiện họ có khả năng quản lý rủi ro phù hợp để kiểm soát được rủi ro đó, cân bằng được giữa lợi nhuận và rủi ro để không gây khó khăn về tài chính cho bản thân tổ chức nhận tiền gửi. Do đó, cơ quan giám sát phải có khả năng đánh giá được mức độ rủi ro của tổ chức nhận tiền gửi, về sự phù hợp tương xứng giữa hệ thống quản lý rủi ro của các tổ chức nhận tiền gửi với khả năng rủi ro mà họ có thể gặp phải. Khi phát hiện tổ chức nhận tiền gửi không có khả năng kiểm soát được rủi ro, cơ quan giám sát có quyền yêu cầu tổ chức nhận tiền gửi thực hiện các biện pháp phù hợp để hạn chế rủi ro. Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát từ xa cần phải có quy chế phù hợp theo hướng chuyển từ giám sát tuân thủ sang giám sát trên cơ sở đánh giá rủi ro của tổ chức nhận tiền gửi theo hướng: (i) Việc xếp hạng của các tổ chức tham gia BHTG cần được thực hiện định kỳ, thông qua kiểm tra tại chỗ hoặc làm việc trực tiếp với các TCTD ; (ii) Các phương pháp giám sát từ xa cần được thực hiện liên tục nhằm xác định những biến động, cảnh báo những rủi ro của TCTD trong khoảng thời gian giữa các lần kiểm tra ; (iii) xếp hạng, đánh giá rủi ro và cảnh báo sớm là công việc phức tạp và mất hàng năm để kiểm nghiệm và triển khai. Không có một mô hình hay phương pháp nào có thể đánh giá rủi ro TCTD một cách đầy đủ. BHTGVN sử dụng hai phương pháp trở lên vừa để kiểm nghiệm và vừa bù đắp, bổ trợ những hạn chế của từng phương pháp đơn lẻ; (iv) Hoạt động giám sát

68

chỉ có thể có hiệu quả thực sự khi các kết quả giám sát, nhận định, xếp hạng của TCTD được các cơ quan giám sát chuyển tải kịp thời và đảm bảo bảo mật tới TCTD đó; khi các cơ quan giám sát có những hành động và biện pháp tích cực để giải quyết triệt để những vấn đề đã phát hiện.

Kết quả nghiên cứu, tìm hiểu ban đầu về các phương pháp giám sát với định hướng trên của BHTGVN cho thấy có một số phương pháp khả thi có thể áp dụng tại BHTGVN khi giám sát từ xa NHTM:

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện phương pháp xếp hạng CAMELS. Từ phương pháp này tiến tới xây dựng hệ thống đánh giá rủi ro toàn diện ngân hàng (Comprehensive bank risk assessmen systems).

Với phương pháp xếp hạng CAMELS, BHTGVN cần hoàn thiện các cấu phần vốn, tài sản, thu nhập và thanh khoản và bổ sung thêm cấu phần về khả năng quản lý (M) và sự nhạy cảm với rủi ro thị trường (S).

Sau khi có đủ các cấu phần theo yêu cầu, tiến hành xếp hạng cho từng ngân hàng mỗi quý một lần dựa trên sự đánh giá của 6 cấu phần chính về năng lực và hoạt động của một ngân hàng. Việc xếp hạng sẽ cân đối với quy mô và sự phức tạp của ngân hàng, đặc trưng trong hoạt động và việc quản lý rủi ro của ngân hàng. xếp hạng được sử dụng để đánh giá thực trạng của hệ thống ngân hàng, và đưa ra những hành động cần thiết cho hoạt động kiểm tra tại chỗ.

Việc triển khai thực hiện giám sát ngân hàng theo phương pháp giám sát CAMELS hiện nay được đánh giá là phù hợp với mức độ phát triển của các hoạt động ngân hàng và hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn này. Với số lượng ngân hàng lên đến gần 100 NHTM, BHTGVN cần thay đổi phương pháp giám sát mới có thể giám sát được chặt chẽ hơn hoạt động của từng ngân hàng cũng như của cả hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, số lượng ngân hàng Việt Nam hiện nay vẫn chưa phải là quá nhiều nếu so sánh với các nước khác trên thế giới. Do vậy, việc thực hiện giám sát theo CAMELS sẽ đảm bảo được tính đơn giản, dễ thực hiện cho các cán bộ giám sát BHTGVN, đảm bảo tính đồng bộ với các công việc khác khi không đòi hỏi sự thay đổi quá lớn trong các hoạt động giám sát hiện tại. Với số lượng NHTM hiện tại thì phương pháp giám sát CAMELS cũng không tạo ra sức ép công việc quá lớn nếu so với việc thực hiện phương pháp giám sát dựa trên rủi ro toàn diện.

Giám sát theo rủi ro toàn diện ______Giám sát theo CAMELS______

Các rủi ro__________________________ Các cấu phần_____________________

Rủi ro tín dụng và rủi ro tài sản khác Chất lượng tài sản (A)______________ Rủi ro thanh khoản___________________ Thanh khoản (L)___________________ Rủi ro hoạt động_____________________ Quản lý (M) (mang tính hoạt động Rủi ro thị trường_____________________ Thu nhập (E) và Độ nhạy (S)_________

69

Như vậy, việc đổi mới phương pháp giám sát của BHTGVN đòi hỏi phải được thực hiện dần dần từng bước. Phương pháp giám sát dựa trên rủi ro toàn diện là phương pháp giám sát hiện đại mà nhiều quốc gia đang áp dụng. Tuy nhiên, việc áp dụng ngay phương pháp này vào hoạt động giám sát ngân hàng có thể gây ra những sức ép quá lớn trong nhận thức và trong công việc đối với cả các cán bộ giám sát của BHTGVN cũng như đối với các NHTM là các đối tượng giám sát chính. Ngoài ra, phương pháp giám sát dựa trên rủi ro toàn diện còn đòi hỏi sự phát triển đồng bộ của các cấu phần khác như cơ cấu tổ chức, các quy định luật pháp, cách thức quản lý và kiểm soát của NHTM.... Đây là những đòi hỏi phải có thời gian mới có thể triển khai một cách đồng bộ. Do vậy, thời gian triển khai thực hiện phương pháp giám sát theo CAMELS cũng là thời gian để hoàn thiện các cấu phần có liên quan. Trên cơ sở các điều kiện dần dần được hội tụ đủ, hoạt động ngân hàng và hệ thống ngân hàng tiếp tục được phát triển theo xu thế chung, phương pháp giám sát sẽ được chuyển dịch dần từ phương pháp giám sát CAMELS sang phương pháp giám sát dựa trên rủi ro toàn diện. Việc chuyển dịch này cũng sẽ đảm bảo không tạo ra sự biến động quá lớn trong các hoạt động giám sát của BHTGVN khi tiếp tục kế thừa và phát triển các nội dung từ phương pháp CAMELS.

Phương pháp giám sát dựa trên rủi ro toàn diện là sự đánh giá dựa trên các rủi ro xuất phát từ hệ thống chỉ tiêu đánh giá của phương pháp giám sát CAMELS. Ví dụ, cấu phần “A”- Chất lượng tài sản được được phát triển để phân tích Rủi ro tín dụng và Rủi ro cho các tài sản khác. Cấu phần “L” - Thanh khoản được xem xét trong mối liến hệ với rủi ro nguồn lực tài chính. Ví dụ: tình hình nguồn vốn của ngân hàng trong ngắn và dài hạn được xem xét khi xem xét, đánh giá rủi ro thanh khoản. Cấu phần “M” - Quản lý được xem như rủi ro hoạt động. Tuy nhiên với phương pháp giám sát dựa trên rủi ro toàn diện, rủi ro hoạt động đã được xem xét một cách riêng trong quá trình kiểm tra tại chỗ. Một cách ngắn gọn bảng sau cho thấy sự tương đồng của phương pháp giám sát dựa trên rủi ro và phương pháp giám sát CAMELS:

70

Bảng 3.1: Cách tiếp cận phương pháp giám sát theo rủi ro xuất phát từ phương pháp giám sát theo CAMELS

Thứ hai, sử dụng phương pháp giám sát từ xa GMS.

Mục tiêu của hệ thống này là phát hiện những dấu hiệu của giai đoạn đầu trong chu trình “sống” của một TCTD đổ vỡ - đó là giai đoạn tăng trưởng nhanh. Việc áp dụng phuơng pháp này phù hợp với sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay, khi các ngân hàng có tốc độ tăng tổng tài sản, tăng dư nợ lớn. Ngoài ra, các yêu cầu về thông tin đầu vào áp dụng tại phương pháp này không phức tạp. Các tỷ lệ dùng trong hệ thống GMS là có sẵn và tính được mặc dù một số khái niệm về các chỉ tiêu cần được tìm hiểu và làm rõ hơn. Hệ thống GMS được xây dựng dựa trên cơ sở cho rằng tốc độ tăng trưởng cao thể hiện rủi ro trong hoạt động của ngân hàng. Rủi ro có thể xuất phát từ tín dụng như cho vay tập trung quá lớn vào một ngành hoặc từ những lỗ hổng trong quản lý như mới lỏng tiêu chuẩn cho vay, bảo lãnh. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng, nó còn tùy thuộc vào một số yếu tố khác như chu kỳ kinh tế, giai đoạn phát triển của ngành ngân hàng và cũng như mục tiêu trong từng giai đoạn của mỗi ngân hàng. Hơn nữa, để hiểu rõ và ứng dụng được phương pháp cần nhiều thời gian và hiệu quả cảnh báo sớm của mô hình này cần có thời gian để kiểm nghiệm, thường mất từ 4 đến 5 năm.

Cách thức tiếp cận GMS: Hệ thống GMS đánh giá các ngân hàng qua 9 tỉ lệ đã nêu, sau đó so sánh các tỷ lệ tài chính và tỷ lệ tăng trưởng của từng ngân hàng với nhóm của ngân hàng đó. Nhóm các ngân hàng tương đồng được phân theo quy mô tài sản, vùng địa lý và số chi nhánh. Điểm tổng hợp GMS được

71

đánh giá riêng biệt cho 2 nhóm ngân hàng. Nhóm thứ nhất bao gồm những ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tài sản có và dư nợ hàng quý ở mức 5% trở lên (những ngân hàng có tốc độ tăng trưởng cao). Đối với tất cả các ngân hàng có tốc độ tăng trưởng cao, tiến hành tính điểm xếp hạng phân vị tổng hợp thông qua hai loại trọng số. Những ngân hàng có điểm xếp hạng phân vị tổng hợp đứng ở mức 95, 99 được coi là cần lưu ý và giám sát từ xa. Với những ngân hàng ở dưới phân vị 95, kết hợp sử dụng với xếp hạng CAMELS. Nhóm thứ 2 gồm những ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tài sản có và dư nợ dưới 5 % (những ngân hàng tăng trưởng thấp). Đối với những ngân hàng tốc độ tăng trưởng thấp, điểm xếp hạng phân vị tổng hợp và những thông tin liên quan cần được tập hợp để cán bộ kiểm tra xem xét và sử dụng trong hệ thống GMS. Những ngân hàng mà hệ thống GMS xác định là những tổ chức tăng trưởng nhanh trong những lĩnh vực này được coi là những ngân hàng cần lưu ý và giám sát chặt chẽ hơn.

3.2.3. Hoàn thiện quy chế, quy trình giám sát từ xa

BHTGVN tiếp tục kế thừa các nội dung liên quan đến quy chế, quy trình giám sát từ xa gồm 4 bước liên tục, bắt đầu từ khâu (i) thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin đầu vào; (ii) phân tích đánh giá và phát hiện rủi ro, (iii) lập báo cáo giám sát từ xa và (iv) xử lý kết quả giám sát. Tuy nhiên, nội dung các bước có sự điều chỉnh như sau:

Thứ nhất, việc phân tích, đánh giá rủi ro đối với từng ngân hàng giao toàn bộ cho chi nhánh BHTG khu vực. Trụ sở chính BHTG không thực hiện việc đánh giá từng ngân hàng, đảm nhiệm đánh giá rủi ro đối với nhóm và hệ thống ngân hàng; nghiên cứu đưa ra các chính sách, quy chế liên quan đến hoạt động giám sát từ xa của BHTGVN.

Thứ hai, báo cáo giám sát từ xa phải bao gồm: (i) báo cáo giám sát an toàn nhóm và hệ thống ngân hàng, (ii) báo cáo cảnh báo sớm, (ii) báo cáo xếp loại từng ngân hàng.

Báo cáo giám sát an toàn nhóm, hệ thống là báo cáo được xây dựng hàng tháng từ những dữ liệu tài chính của các ngân hàng. Báo cáo này nhằm phản ánh các chỉ số hoạt động cho toàn bộ ngành ngân hàng, nhóm ngân hàng và được biểu diễn theo đồ thị phân bố tần suất dựa trên chu kỳ hoặc các dãy thời gian khác nhau. Bên cạnh đó là phần phân tích đi kèm với các số liệu và những nhận xét về xu hướng, sự tiến triển trong nhóm, hệ thống ngân hàng nói riêng và đánh giá tính

72

ổn định của hệ thống tài chính nói chung. Mức tăng trưởng tổng tài sản và dư nợ tín dụng, khả năng sinh lời của khu vực ngân hàng, thanh khoản và kết quả đầu tư có thể được đo lường, đồng thời nội dung các chính sách có thể được mô tả. Cấp độ phân tích này đặc biệt quan trọng nhằm nắm bắt những ảnh hưởng của sự thay

Một phần của tài liệu 0594 hoàn thiện nghiệp vụ giám sát từ xa đối với NHTM tại bảo hiểm tiền gửi việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 82)