3.2. Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ giám sát từ xa đối với NHTM tham
3.2.4. Hoàn thiện chỉ tiêu giám sát từ xa
Để hoạt động giám sát đạt hiệu quả cần phải xây dựng một hệ thống chỉ tiêu giám sát đồng bộ phù hợp với thực tiễn Việt Nam song không xa rời các chuẩn mực quốc tế. Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám sát cần lấy ý kiến của tổ chức nhận tiền gửi, tránh tình trạng các chỉ tiêu giám sát phi thực tế, thiên về phục vụ lợi ích của người quan lý mà gây khó khăn cho tổ chức nhận tiền gửi. Các chỉ tiêu giám sát không dừng ở mức độ phản ánh hiện trạng, mức độ tuân thủ pháp luật mà còn phải là cứ liệu quan trọng để điều chỉnh cơ chế chính sách cho phù hợp, đồng thời trợ giúp cho việc phân tích và dự báo xu hướng. Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám sát cần thực hiện theo tiêu chuẩn CAMELS mà hầu hết các nước phát triển trên thế giới đang áp dụng. Trong đó phải tập trung giám sát các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng hoạt động của tổ chức nhận tiền gửi.
Xét trong ngắn hạn, BHTGVN tiếp tục hoàn thiện các chỉ tiêu theo tiêu chuẩn CAMELS như sau:
CẤU PHẦN VỐN
Ngoài các chỉ tiêu phản ánh khả năng về vốn như của BHTGVN hiện nay, cần bổ sung thêm các chỉ tiêu với nội dung gợi ý như sau:
Về định lượng, bổ sung chỉ tiêu: Tỷ lệ chi trả cổ tức, tỷ lệ nguồn bổ sung vốn nội tại, lợi nhuận để lại trên tổng vốn tự có đầu kỳ.
Việc đánh giá định tính được thực hiện trên các nội dung: - Khả năng tiếp cận với những nguồn bổ sung vốn tự có mới;
- Đánh giá về chính sách vốn của ngân hàng, xem xét ngân hàng có thực hiện phân tích định kỳ về tình hình vốn đối với nhu cầu hiện tại và tương lai không;
- Chính sách về cổ tức của ngân hàng, việc kiểm soát các giao dịch liên quan đến vốn tự có trước khi phát hành cổ phiếu, theo dõi các cổ đông của ngân hàng.
75
Tiếp tục kế thừa các chỉ tiêu về chất lượng tài sản có như của BHTGVN hiện nay và tiếp tục nghiên cứu bổ sung thêm các chỉ tiêu khác. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tài sản được gợi ý thông qua các nội dung sau:
Xem xét chất lượng tài sản trong mối quan hệ với: Mức độ, sự phân bổ, xu hướng và mức độ nghiêm trọng của những nhóm tài sản được phân loại xấu; Mức đảm bảo dự phòng, dự phòng chung và/hoặc dự phòng cụ thể; Chất lượng của các tài sản khác, bao gồm cả đầu tư; Chất lượng của các tài sản ngoại bảng; Mức độ tập trung tín dụng, đầu tư và các tài sản khác; Mức độ và chất lượng của dư nợ cho vay đối với các đối tượng bên trong ngân hàng; Tính hiệu quả trong các chính sách cho vay và quy trình quản lý tín dụng; Khả năng của ban quản lý trong việc phát hiện, giám sát, kiểm soát, thu nợ đối với những khoản nợ có vấn đề và các tài sản tương tự khác.
Xem xét chính sách cho vay của Ngân hàng có liên quan tới: Phân cấp thẩm quyền quyết định cho vay; Hạn mức tổng dư nợ và các cam kết khác; Hạn mức thấu chi và các chính sách xác định hạn mức; Phân bổ theo danh mục nợ và sản phẩm; Hạn mức đầu tư theo vùng địa lý; Các hình thức cho vay; Các tiêu chuẩn của hoạt động tài chính; Các yêu cầu về thông tin tài chính; Các yêu cầu về cấu trúc và tài sản thế chấp; Tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị thị trường của tài sản thế chấp; Tài sản đảm bảo; Quy định, hướng dẫn xác định mức lãi suất áp dụng; Tiêu chuẩn về hồ sơ tín dụng; Phương thức thu nợ và phí; Yêu cầu báo cáo; Hạn mức và hướng dẫn cho hoạt động đồng tài trợ; Các khoản mục ngoại bảng.
Đánh giá chung về chất lượng và sự đầy đủ của hồ sơ tín dụng, hệ thống sổ sách kế toán, hệ thống thông tin của ngân hàng liên quan đến quản lý danh mục tín dụng của Ngân hàng. Nhận xét được đưa ra trên cơ sở nghiên cứu, quan sát những yếu tố: Công tác thẩm định tín dụng; Uỷ quyền ký kết hợp đồng tín dụng; Bảo hiểm; Tài sản đảm bảo; Thứ tự ưu tiên đối với tài sản đảm bảo; Các báo cáo tài chính gần đây; Tính hiệu quả trong việc theo dõi các khoản nợ, đặc biệt là mức độ chính xác của thông tin, mức độ sử dụng dễ dàng, và khả năng xác định tổng dư nợ tín dụng của một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng có quyền lợi liên quan; Hệ thống thông tin quản lý liên quan đến các báo cáo quản lý cho các khoản tín dụng lớn và/hoặc các khoản tín dụng có vấn đề.
Xem xét sự đầy đủ và đúng mực của các chính sách, quy trình, các hoạt động về kiểm soát nội bộ đối với việc trích lập dự phòng tổn thất tín dụng. Việc đánh giá này cũng cần xem xét đến kết quả của kiểm toán nội bộ/hoặc bên ngoài,
76
các vấn đề kiểm soát nội bộ khác, việc đảm bảo duy trì quản lý tuân theo đúng các chính sách và quy trình chính thức hoặc không chính thức, tính hiệu quả của kiểm soát nội bộ và của hệ thống thông tin quản lý.
CẤU PHẦN QUẢN LÝ
Nội dung đánh giá được bắt đầu bằng việc xem xét sơ đồ cơ cấu tổ chức của ngân hàng, sau đó là các số liệu định lượng cụ thể về nhân sự, số lượng cán bộ cũng như tình hình kinh doanh chung của ngân hàng thông qua cơ cấu tài sản và tốc độ tăng trưởng của ngân hàng. Bên cạnh việc xem xét các chỉ tiêu định lượng, hoạt động quản lý của ngân hàng được đánh giá định tính dựa trên các khía cạnh:
Kết quả hoạt động quản lý: Các kết quả hoạt động trên cơ sở đảm bảo các yếu tố tài chính chủ yếu như vốn tối thiểu, chất lượng tài sản, thu nhập, độ nhạy và thanh khoản; Các hoạt động liên quan đến ngân quỹ, các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn; Khả năng đáp ứng các nhu cầu của ngân hàng trên địa bàn hoạt động.
Năng lực chuyên môn và khả năng lãnh đạo: Tính lô gíc và toàn diện của cơ cấu tổ chức; Đội ngũ quản lý và kế hoạch đào tạo đội ngũ lãnh đạo kế cận; Xây dựng kế hoạch, dự toán, đánh giá kết quả hoạt động, và khả năng thích ứng với các biến động kinh tế và các biến động khác; Việc tuyển nhân viên, đào tạo nhân viên và chế độ đãi ngộ; Mức độ tuân thủ pháp luật và các quy định; Mức độ lệ thuộc vào thế lực chi phối, mức độ tập trung quyền lực, và/hoặc những thông lệ hoạt động đáng phải xem xét trong hoạt động cho vay đối với các đối tượng bên trong ngân hàng và các bên có quyền lợi liên quan.
Tính hiệu quả của hệ thống Công nghệ thông tin (CNTT): Khả năng đảm bảo hệ thống CNTT hoạt động bình thường; Đảm bảo hệ thống CNTT được xây dựng, kiểm tra, duy trì và có các chính sách bảo mật một cách đúng mực; Đảm bảo hệ thống CNTT được bảo mật và kiểm soát để chỉ những người có thẩm quyền mới có quyền truy cập vào các chương trình và các dữ liệu quan trọng; Đảm bảo người sử dụng có quyền truy cập vào hệ thống ở mức độ thích hợp và thoả đáng; Đảm bảo việc truy cập luôn được kiểm soát, bất cứ sự xâm nhập trái phép nào cũng được phát hiện và truy xét kịp thời; Đảm bảo an ninh và kiểm soát thông tin cho toàn bộ hệ thống thông tin mạng; Đảm bảo hệ thống CNTT có quy trình kiểm soát sự thay đổi một cách đầy đủ; Đảm bảo các quy trình được thiết kế để có thể nhanh chóng khắc phục và thay thế trong trường hợp xảy ra các sự cố của hệ thống.
77
Tính hiệu quả của các hệ thống kiểm soát nội bộ khác: Sự đầy đủ và việc tuân thủ các chính sách kiểm soát nội bộ; Thực hiện các đề xuất của NHNN/cơ quan giám sát khác và kiểm toán viên; Sự đầy đủ của các biện pháp kiểm soát việc quản lý rủi ro; Sự đầy đủ của các biện pháp kiểm tra tín dụng sau khi cho vay.
CẤU PHẦN THU NHẬP
Ngoài các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời như của BHTGVN hiện nay, cần bổ sung thêm các chỉ tiêu với nội dung gợi ý như sau:
Tính chính xác và khả năng thu nhập bị thổi phồng, đặc biệt là đối với cách thức dự tính lãi thu và tính toán đủ mức trích lập dự phòng rủi ro;
Khả năng hỗ trợ những hoạt động hiện tại và tương lai; Khả năng bù lỗ và duy trì mức vốn tối thiểu;
Mức độ và khuynh hướng của lợi nhuận;
Chất lượng của nguồn thu nhập về mặt cơ cấu nguồn thu chủ chốt, và bản chất chu kỳ của lợi nhuận;
Trích lập dự phòng và những nguồn cần thiết để trích lập dự phòng;
Sự phụ thuộc vào các yếu tố bất thường, may mắn, đầu tư chứng khoán hay các tác động của thuế.
CẤU PHẦN THANH KHOẢN
Ngoài các đánh giá định lượng cần bổ sung việc đánh giá quản lý thanh khoản và nguồn vốn trong mối quan hệ với tính hiệu quả chung trong quản lý nguồn vốn và tài sản. Vấn đề này được đặc biệt xem xét dựa trên các chỉ tiêu:
- Xu hướng và mức độ phụ thuộc vào các khoản vay;
- Quản lý danh mục tín dụng trong mối quan hệ với việc duy trì mức thanh khoản tối thiểu;
- Khả năng huy động thanh khoản một cách nhanh chóng thông qua việc hoán đổi tài sản hoặc tiếp cận với các công cụ tái cấp vốn khác;
78
gồm cả các hợp đồng thấu chi chưa sử dụng;
- Việc đầy đủ và đúng mực, và sự tuân thủ các chính sách ngân quỹ và thanh khoản nội bộ;
- Có kế hoạch nguồn vốn dự phòng hay không. Đánh giá tính toàn diện của nguồn vốn dự phòng.
Việc phân tích cũng cần quan tâm đến: Duy trì mức dư có trong tài khoản bù trừ tại NHNN Việt Nam; Chấp hành yêu cầu về dự trữ bắt buộc của NHNN; Đảm bảo yêu cầu về tỷ lệ tài sản thanh khoản; Các hoạt động liên quan đến vay hoặc sử dụng các công cụ hỗ trợ đặc biệt của NHNN.
CẤU PHẦN MỨC ĐỘ NHẠY CẢM VỚI RỦI RO THỊ TRƯỜNG
Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường được đánh giá dựa trên (không giới hạn) các yếu tố sau:
- Mức độ nhạy cảm của thu nhập hoặc vốn đối với những biến động về lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng hóa và giá cổ phiếu.
- Khả năng của Ban lãnh đạo trong việc xác định, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro thị trường phù hợp với quy mô, độ phức tạp và mức độ rủi ro của tổ chức.
- Bản chất và mức độ phức tạp của rủi ro lãi suất.
Căn cứ vào các yếu tố này để đưa ra chỉ tiêu đánh giá phù hợp và chính xác. Ví dụ: Tài sản nhạy cảm với rủi ro, Nguồn vốn nhạy cảm với rủi ro, Chênh lệch (gap), Chênh lệch luỹ kế / Tổng vốn chủ sở hữu.
Xét trong dài hạn, khi BHTGVN áp dụng phương pháp giám sát rủi ro toàn diện, hệ thống chỉ tiêu giám sát từ xa phải bao gồm các chỉ phản ánh về: mức độ đủ vốn, khả năng quản lý rủi ro tín dụng, khả năng quản lý rủi ro thị trường, khả năng quản lý rủi ro lãi suất, khả năng quản lý rủi ro thanh khoản, khả năng quản lý rủi ro hoạt động, khả năng quản lý các loại rủi ro khác và hệ thống kiểm soát nội bộ .