Hoàn thiện quy chế, quy trình giám sát từ xa

Một phần của tài liệu 0594 hoàn thiện nghiệp vụ giám sát từ xa đối với NHTM tại bảo hiểm tiền gửi việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 88 - 91)

3.2. Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ giám sát từ xa đối với NHTM tham

3.2.3. Hoàn thiện quy chế, quy trình giám sát từ xa

BHTGVN tiếp tục kế thừa các nội dung liên quan đến quy chế, quy trình giám sát từ xa gồm 4 bước liên tục, bắt đầu từ khâu (i) thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin đầu vào; (ii) phân tích đánh giá và phát hiện rủi ro, (iii) lập báo cáo giám sát từ xa và (iv) xử lý kết quả giám sát. Tuy nhiên, nội dung các bước có sự điều chỉnh như sau:

Thứ nhất, việc phân tích, đánh giá rủi ro đối với từng ngân hàng giao toàn bộ cho chi nhánh BHTG khu vực. Trụ sở chính BHTG không thực hiện việc đánh giá từng ngân hàng, đảm nhiệm đánh giá rủi ro đối với nhóm và hệ thống ngân hàng; nghiên cứu đưa ra các chính sách, quy chế liên quan đến hoạt động giám sát từ xa của BHTGVN.

Thứ hai, báo cáo giám sát từ xa phải bao gồm: (i) báo cáo giám sát an toàn nhóm và hệ thống ngân hàng, (ii) báo cáo cảnh báo sớm, (ii) báo cáo xếp loại từng ngân hàng.

Báo cáo giám sát an toàn nhóm, hệ thống là báo cáo được xây dựng hàng tháng từ những dữ liệu tài chính của các ngân hàng. Báo cáo này nhằm phản ánh các chỉ số hoạt động cho toàn bộ ngành ngân hàng, nhóm ngân hàng và được biểu diễn theo đồ thị phân bố tần suất dựa trên chu kỳ hoặc các dãy thời gian khác nhau. Bên cạnh đó là phần phân tích đi kèm với các số liệu và những nhận xét về xu hướng, sự tiến triển trong nhóm, hệ thống ngân hàng nói riêng và đánh giá tính

72

ổn định của hệ thống tài chính nói chung. Mức tăng trưởng tổng tài sản và dư nợ tín dụng, khả năng sinh lời của khu vực ngân hàng, thanh khoản và kết quả đầu tư có thể được đo lường, đồng thời nội dung các chính sách có thể được mô tả. Cấp độ phân tích này đặc biệt quan trọng nhằm nắm bắt những ảnh hưởng của sự thay đổi chính sách (thay đổi lãi suất, bổ sung quyền hạn, thay đổi về quản lý) hoặc sự đổi mới sản phẩm tại các ngân hàng (sự phát triển của một số nhóm sản phẩm, hoạt động giao dịch) mà đòi hỏi phải có sự điều chỉnh về luật pháp hoặc môi trường điều tiết. Như vậy, báo cáo này vừa phân tích số liệu dưới giác độ toàn ngành (ví dụ như tốc độ tăng trưởng dư nợ, tăng trưởng tài sản và lợi nhuận của toàn bộ hệ thống ngân hàng) để thấy được xu hướng chung của nhóm ngân hàng và toàn ngành ngân hàng, vừa cho thấy sự phân bố mức độ tập trung của hệ thống ngân hàng thông qua các đồ thị phân bố tần suất cho từng chỉ tiêu cụ thể. Trên cơ sở các báo cáo, có thể nhận biết xu hướng chung của nhóm ngân hàng, ngành ngân hàng và xác định được những ngân hàng chủ chốt nằm ngoài xu hướng đó. Kết quả của báo cáo giám sát an toàn nhóm ngân hàng, hệ thống ngân hàng phải chỉ ra được những biến động lớn và những xu hướng cơ bản của hệ thống ngân hàng, phân tích mối quan hệ của những biến động và xu hướng này với những biến động kinh tế như sự thay đổi của lãi suất, tỷ giá hoặc GDP; với những thay đối của môi trường cạnh tranh (sự xuất hiện của những ngân hàng mới, giới thiệu những sản phẩm mới) và với những thay đổi mang tính pháp lý. Dựa trên các kết quả của báo cáo này, BHTGVN đưa ra các khuyến nghị về kinh tế, môi trường cạnh tranh hay pháp lý nhằm thúc đẩy những xu hướng tốt và hạn chế những xu hướng xấu. Báo cáo này được xây dựng hàng quý và được gửi bằng cả văn bản và thuyết trình cho các cấp lãnh đạo của BHTGVN.

Báo cáo cảnh báo sớm là một báo cáo đi kèm với báo cáo giám sát an toàn nhóm và hệ thống. Xuất phát từ những phân tích phân bố tần suất trong báo cáo giám sát an toàn hệ thống, báo cáo cảnh báo sớm đưa ra danh sách các ngân hàng có những đột biến trong mỗi đồ thị phân bố tần suất. Ví dụ: đồ thị phân bố tần suất về Lợi nhuận ròng/ Tổng tài sản sẽ cho thấy những ngân hàng nằm dưới mức giá trị giới hạn.Với mỗi đồ thị phân bố tần suất, bộ phận giám sát từ xa cần đưa ra mức giới hạn để làm căn cứ xác định những biểu hiện đột biến hoặc những biểu hiện có vấn đề của các ngân hàng thương mại. Các giá trị giới hạn có thể là các giá trị tuyệt đối (ví dụ: tỷ lệ lợi nhuận ròng nhỏ hơn 0, hoặc tỷ lệ vốn nằm dưới mức tối thiểu theo quy định) hoặc mang tính tương đối (ví dụ: 5 ngân hàng có tốc độ tăng trưởng dư nợ lớn nhất). Kết quả của báo cáo cảnh báo sớm là đưa ra được danh sách các ngân hàng thương mại cụ thể có những biểu hiện

73

bất thường. Đây là những ngân hàng có các chỉ tiêu nằm dưới mức giới hạn hoặc nằm ngoài xu hướng chung của toàn hệ thống.

Báo cáo đánh giá xếp hạng cho từng NHTM được lập hàng quý từ số liệu tài chính của từng NHTM và các thông tin khác. Báo cáo này là cầu nối trung tâm giữa hoạt động phân tích, giám sát từ xa và các thông tin do hoạt động kiểm tra tại chỗ thu thập. Với các số liệu về tần suất, tỷ suất của từng ngân hàng từ bộ phận giám sát từ xa và phân tích diễn giải về các thông tin từ bộ phận thanh tra tại chỗ và các nguồn khác, đây là tài liệu cho phép xếp hạng từng ngân hàng. Những điểm yếu cụ thể được phát hiện trong kết quả xếp hạng từng ngân hàng là cơ sở cho việc tính phí theo rủi ro, lập kế hoạch kiểm tra và xác định vi phạm. Do các Báo cáo đánh giá xếp hạng được xây dựng cho từng hoạt động của từng ngân hàng cụ thể nên báo cáo sẽ tạo điều kiện cho bộ phận kiểm tra tại chỗ xác định các chiến lược kiểm tra đối với từng ngân hàng. Báo cáo Giám sát an toàn nhóm và hệ thống mang tính bổ trợ cho báo cáo Đánh giá xếp hạng cũng được cung cấp cho các cán bộ kiểm ttra tại chỗ nhằm giúp họ nắm bắt những thông tin cơ bản về khu vực ngân hàng trong quá trình đánh giá. Kết quả xếp hạng chỉ rõ các ngân hàng hoạt động tốt đến các ngân hàng có mức rủi ro lớn hơn. Ngoài sự xếp hạng chung cho từng ngân hàng thương mại, báo cáo đánh giá xếp hạng còn đưa ra mức xếp hạng chi tiết cho từng hoạt động cụ thể hoặc từng cấu phần cụ thể của ngân hàng. Các cấu phần cụ thể được xếp hạng có thể là Vốn -Capital, Tài sản - Asset, Quản lý - Management, Thu nhập - Earning, Thanh khoản - Liquidity, Độ nhạy - Sensitivity (CAMELS) hoặc các loại rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt (rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thanh khoản,...). Như vậy, thông qua kết quả xếp hạng trong báo cáo đánh giá xếp hạng, bộ phận giám sát của BHTGVN có thể thống kê được số lượng ngân hàng ở từng mức xếp hạng. Với những ngân hàng ở mức xếp hạng rủi ro cao, BHTGVN cần có kế hoạch tiến hành kiểm tra hoặc phối hợp kiểm tra, đưa ra kết luận, khuyến nghị và những yêu cầu điều chỉnh đối với những ngân hàng này nhằm kịp thời lấy lại sự an toàn trong hoạt động của ngân hàng. Với những điều chỉnh kịp thời, những ngân hàng này có thể vượt qua được khó khăn và khủng hoảng và được đánh giá xếp hạng ở mức cao hơn. Khi số lượng các NHTM được xếp hạng chủ yếu ở mức an toàn, hoạt động tốt thì hệ thống NHTM được xem là an toàn trong hoạt động.

Thứ ba, việc xử lý kết quả giám sát cần có sự phối hợp, chia sẻ với cơ quan giám sát khác, hiện nay là Bộ tài chính, Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban

74

giám sát tài chính quốc gia, đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động giám sát, tránh lãng phí nguồn lực và không gây khó khăn cho hoạt động của NHTM.

Một phần của tài liệu 0594 hoàn thiện nghiệp vụ giám sát từ xa đối với NHTM tại bảo hiểm tiền gửi việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 88 - 91)