- Nghiệp vụ GSTX: Nghiệp vụ GSTX tổ chức tham gia BHTG được thực hiện trên cơ sở thông tin, báo cáo do tổ chức tham gia BHTG và cơ quan
quản lý
Nhà nước có thẩm quyền cung cấp. Trên cơ sở thông tin, báo cáo thực hiện phân
tích, đánh giá tình hình hoạt động của tổ chức tham gia BHTG để đưa ra các cảnh báo, kiến nghị đối với các đơn vị vi phạm quy định về BHTG, quy định về
an toàn trong hoạt động ngân hàng để tổ chức tham gia BHTG có biện pháp khắc
phục, chỉnh sửa nhằm đảm bảo an toàn, lành mạnh hoạt động ngân hàng; theo dõi xu hướng biến động trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tham gia BHTG.
35
BHTG; quy định về cung cấp cho BHTGVN những thông tin về tổ chức tham gia BHTG; quy định về tính và nộp phí BHTG; kiểm tra việc chấp hành các quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng và kiểm tra khả năng khắc phục các khó khăn tạm thời của các tổ chức tham gia BHTG.
- Nghiệp vụ hỗ trợ tài chính: Nghiệp vụ hỗ trợ tài chính được thực hiện trong trường hợp tổ chức tham BHTG có nguy cơ mất khả năng chi trả nhưng chưa đến mức đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt, BHTGVN có thể hỗ trợ dưới các hình thức như cho vay hỗ trợ để chi trả tiền gửi được bảo hiểm, bảo lãnh các khoản cho vay đặc biệt để có nguồn chi trả tiền gửi được bảo hiểm, mua
lại nợ trong trường hợp khoản nợ đó có tài sản đảm bảo hoặc BHTGVN chỉ tiến
hành các biện pháp hỗ trợ sau khi xác định rằng việc tiếp tục hoạt động của tổ chức tham gia BHTG đó có vai trò quan trọng đối với sự bảo đảm an toàn của hệ
thống và sự ổn định chính trị, kinh tế và xã hội.
- Nghiệp vụ xử lý nợ: Theo quy định tại Nghị định 109, BHTGVN trở thành chủ nợ của tổ chức tham gia BHTG với số tiền bảo hiểm đã chi trả. BHTGVN được phép chia giá trị tài sản theo thứ tự thanh toán như đối với người
gửi tiền trong trường hợp tổ chức tham gia BHTG bị buộc giải thể do không có
khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn hoặc bị phá sản theo quy định
của pháp luật về giải thể, phá sản. BHTGVN được quyền tham gia vào quá trình
quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG theo quy định của pháp luật
Việt Nam.
- Nghiệp vụ đầu tư nguồn vốn: Nghiệp vụ đầu tư kinh doanh vốn của BHTGVN được thực hiện theo quy định của Chính phủ nhằm bảo toàn và phát
triển nguồn vốn nhà nước giao, tăng cường năng lực tài chính để bảo đảm có đủ
khả năng xử lý rủi ro và không cần đến sự hỗ trợ thường xuyên của Chính phủ.
36
chức nhận tiền gửi. Hoạt động giám sát từ xa được xác định là một trong những chức năng, nhiệm vụ quan trọng của BHTGVN nhằm bảo vệ quyền lợi người gửi tiền, góp phần duy trì sự phát triển ổn định và an toàn của hệ thống ngân hàng. Từ năm 2006, hoạt động GSTX các tổ chức tham gia BHTG của BHTGVN được chia thành hai đối tượng tách biệt: Giám sát từ xa đối với NHTM và giám sát từ xa đối với TCTD phi ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân. Sau hơn 8 năm triển khai nghiệp vụ này, cùng với việc ổn định, kiện toàn cơ cấu tổ chức, phân định chức năng nhiệm vụ là việc nghiên cứu xây dựng, ban hành Quy chế GSTX, các loại văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể và việc xây dựng mối quan hệ hợp tác với các đơn vị liên quan để thu thập thông tin đầu vào làm cơ sở thực hiện giám sát. Trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2010, nghiệp vụ GSTX được thực hiện theo Quy chế giám sát của Hội đồng quản trị BHTGVN ban hành theo Quyết định số 217/QĐ -BHTG - HĐQT ngày 19/8/2003 và hướng dẫn số 314/CV - BHTG ngày 25/6/2004 của Tổng giám đốc.
2.2.1. Phương thức giám sát từ xa của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đối với
ngân hàng thương mại
Giám sát từ xa đối với NHTM của BHTGVN là hoạt động đánh giá và theo dõi những thay đổi về tình hình hoạt động của các NHTM, lịch sử rủi ro; cảnh báo kịp thời, đề xuất biện pháp xử lý phù hợp đối với việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi và các quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng. Trong quá trình giám sát, nếu phát hiện những sai phạm nghiêm trọng ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tổ chức tài chính, hoạt động kiểm tra tại chỗ được thực hiện. Điều này nhằm đạt được đồng thời các mục tiêu: i) giảm chi phí thực hiện giám sát cho NHTM; ii) không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tổ chức được giám sát; iii) đảm bảo hiệu quả của quá trình giám sát thông qua phát hiện và xử lý rủi ro kịp thời.
Hệ thống giám sát từ xa đối với NHTM của BHTGVN được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu giám sát theo tiêu chuẩn mô hình CAMELS kết hợp với thực tế tại Việt Nam. Đây là bước đổi mới để tiến dần tới các chuẩn mực theo thông lệ quốc tế. Việc đánh giá tình hình hoạt động ngân hàng được thực hiện theo nhóm tương đồng, theo loại hình sở hữu và theo từng tổ chức tham bảo hiểm tiền gửi. Hệ thống này còn được xây dựng trên cơ sở phân tích và đánh giá theo các tiêu chí giám sát an toàn phù hợp với thông lệ quốc tế. Nội dung cụ thể như sau :
37
- Sử dụng hệ thống chỉ tiêu đánh giá: BHTGVN sử dụng các chỉ tiêu đánh giá theo các tiêu chí: khả năng về vốn, chất lượng tài sản có, khả năng sinh lời,
khả năng thanh khoản, rủi ro khác. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích, đánh giá tham khảo dựa trên khuôn khổ CAMELS.
- Sử dụng tỷ lệ tài chính theo nhóm tương đồng: Trên cơ sở các chỉ tiêu giám sát trên, thực hiện so sánh với tỷ lệ theo nhóm tương đồng, tỷ lệ trung bình
toàn hệ thống và xác định vị trí của tỷ lệ đó trong nhóm để đánh giá mức độ tốt,
xấu của từng tỷ lệ. Hiện, BHTGVN sử dụng ba cấp giám sát gồm: hệ thống ngân
hàng, nhóm ngân hàng tương đồng và từng ngân hàng riêng lẻ.
- Đối chiếu với các quy định của NHNN, BHTGVN để xác định các ngân
Hình 2.2. Mô hình 3 cấp trong hoạt động giám sát từ xa của BHTGVN
- Sử dụng quy trình giám sát định kỳ gồm 4 bước liên tục, bắt đầu từ khâu (i) thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin đầu vào; (ii) phân tích đánh giá và phát hiện rủi ro, (iii) lập báo cáo giám sát và (iv) xử lý kết quả giám sát. Quy trình giám sát này được thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống BHTG, từ trụ sở chính đến chi nhánh BHTG khu vực.
38
Xử lý
giám sát
Thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin đầu vào
Quy trình giám sát gồm 4 bước liên tục
Phân tích, đánh giá và phát hiện
rủi ro
Hình 2.3. Quy trình GSTX đối với NHTM của BHTGVN
Quy trình giám sát của BHTGVN phù hợp với các văn bản pháp quy của chính phủ về BHTG, phù hợp với các quy định của Ngân hàng nhà nước và Bộ Tài chính về hoạt động của ngân hàng thương mại, đồng thời cũng đã vận dụng các thông lệ quốc tế phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam, đảm bảo áp dụng đồng bộ thống nhất trong toàn bộ hệ thống BHTGVN.
- Bước xử lý kết quả giám sát gồm (i) cảnh báo tới các NHTM có dấu hiệu rủi ro cao hoặc vi phạm các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng và yêu cầu ngân hàng có biện pháp cải thiện, chấn chỉnh các nội dung này, (ii) chia
sẻ kết quả giám sát với NHNN trung ương và địa bàn tỉnh thành phố để có biện
pháp phối hợp xử lý các vấn đề phát sinh.
- Thông tin, báo cáo sử dụng để phân tích, đánh giá là thông tin tổng hợp của từng NHTM, không thực hiện phân tích đánh giá riêng lẻ với các chi nhánh
39
2.2.2. Kết quả hoạt động giám sát từ xa đối với ngân hàng thương mại tại
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
2.2.2.1. Giám sát việc chấp hành quy định về bảo hiểm tiền gửi của ngân hàng thương mại
a. Giám sát việc chấp hành quy định thông tin báo cáo
Thông tin đầu vào là một trong những yếu tố quan trọng phục vụ hoạt động GSTX. Hiện nay BHTGVN đang tiếp nhận các thông tin đầu vào từ các NHTM theo Quyết định số 191/QĐ- BHTG7 ngày 18/8/2006 của Tổng giám đốc BHTGVN về việc ban hành quy định thông tin báo cáo áp dụng đối với tổ chức tham gia BHTG là NHTM. Theo quy định này thì các NHTM có trách nhiệm lập và gửi đầy đủ, kịp thời, chính xác các báo cáo về gồm báo cáo về hồ sơ ngân hàng, báo cáo về tình hình hoạt động, báo cáo về quản trị điều hành, đồng thời phải có trách nhiệm trước pháp luật về nội dung, tính chính xác của các loại báo cáo này.
Để triển khai quy định về thông tin báo cáo, BHTGVN đã xây dựng quy trình thu nhận thông tin báo cáo đối với NHTM giúp phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn đối với từng đơn vị, cá nhân và thống nhất phương pháp tiếp nhận, quản lý thông tin báo cáo trong toàn hệ thống BHTGVN, tạo ra kho dữ liệu chính thức tập trung phục vụ việc phân tích, đánh giá hoạt động ngân hàng và kiểm soát thông tin đầu vào.
TT
Tên ngân hàng Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn Tỷ lệ Vốn tự có/Tổng tài sản có rủi ro 1 NH Phương Tây -338%
2 NH Sài Gòn Công Thương 2.074 %
3 NH Nhà Hà Nội -997%
4 NH Phát triển Mê Kông 7.096% 30.555.770%
5 NH Cathay -424%
6 NH ANZ Hà Nội -932%
7 Standard Chartered Bank- Chi
nhánh Hà Nội -7.002%
40
Hình 2.4. Quy trình xử lý thông tin đầu vào đối với NHTM tại BHTGVN
Với quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin đầu vào như trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát NHTM chấp hành quy định về thông tin báo cáo của BHTGVN. Kết quả cho thấy BHTGVN đã đánh giá được tính đầy đủ, tính kịp thời, tính chính xác và xác định những ảnh hưởng từ tình hình thu nhận thông tin đó đến hoạt động ngân hàng. Trung bình có trên 15% ngân hàng có dữ liệu sai. Vào thời điểm cuối năm, việc điều chỉnh dữ liệu, gửi lại dữ liệu tăng đột biến so với các tháng trong năm. Dữ liệu thống kê có tính chính xác không cao. Việc nộp chậm số liệu là tình trạng phổ biến của các ngân hàng. Trung bình có trên 50% ngân hàng gửi số liệu muộn so với quy định, gây ảnh hưởng đến việc đánh giá tình hình hoạt động của ngân hàng cũng như việc lập báo cáo giám sát của BHTGVN.
41