Số lượng NHTM được BHTGVN giám sát

Một phần của tài liệu 0594 hoàn thiện nghiệp vụ giám sát từ xa đối với NHTM tại bảo hiểm tiền gửi việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 68 - 74)

Công tác giám sát từ xa được thực hiện định kỳ quý đối với 100% các NHTM tham gia BHTG. Tính đến 31/12/2010, số lượng NHTM được BHTGVN giám sát là 87 ngân hàng gồm 3 NHTM Nhà nước, 39 NHTMCP, 5 NHLD và 40 CNNHNN.

Kết quả giám sát từ xa đã phát hiện nhiều lượt vi phạm của các tổ chức nhận tiền gửi về các quy định của BHTG cũng như quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng, đưa ra những cảnh báo, khuyến nghị giúp tổ chức nhận tiền gửi khắc phục và chỉnh sửa vi phạm. Ngoài ra, BHTGVN đã chia sẻ kết quả này với NHNN để phối hợp xử lý vi phạm cũng như góp phần hỗ trợ NHNN trong quá trình thanh tra, giám sát, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng.

Dựa vào kết quả giám sát từ xa đã xây dựng hồ sơ dấu hiệu cảnh báo và đã tiến hành cảnh báo đối với những đơn vị có vi phạm. Thông qua công tác cảnh báo đã chỉ rõ cho đơn vị thấy được những vi phạm phát sinh, ảnh hường đến uy tín, sự an toàn, lành mạnh trong hoạt động, giúp các đơn vị nhìn nhận một cách khách quan những tồn tại, sớm có biện pháp khắc phục để phát triển tốt hơn.

Thứ ba, phương pháp giám sát đã được điều chỉnh theo yêu cầu của sự phát triển của hoạt động ngân hàng và thông lệ quốc tế.

Hoạt động giám sát từ xa trước kia của BHTGVN chỉ tập trung vào việc chấp hành quy định pháp luật về phí bảo hiểm, về các chỉ tiêu an toàn trong hoạt

54

động ngân hàng như vốn điều lệ, nợ xấu, nợ quá hạn, tỉ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, tỉ lệ mua sắm tài sản cố định, tỉ lệ góp vốn, mua cổ phần, v.v. Đến nay, cùng với đà phát triển của hệ thống ngân hàng cả về quy mô, số lượng và loại hình, hoạt động giám sát từ xa của BHTGVN không chỉ dừng lại ở hoạt động giám sát tuân thủ của các ngân hàng, mà đã có được định hướng phát triển rõ ràng là phải xây dựng được hệ thống giám sát từ xa mang tính cảnh báo rủi ro cho từng ngân hàng cũng như hệ thống ngân hàng.

Hệ thống giám sát từ xa đối với NHTM của BHTGVN được xây dựng theo tiêu chuẩn mô hình CAMELS kết hợp với thực tế tại Việt Nam gồm : khả năng về vốn, chất lượng lượng tài sản có, khả năng sinh lời, khả năng thanh khoản, rủi ro khác.

BHTGVN sử dụng mô hình 3 cấp giám sát gồm hệ thống ngân hàng, nhóm ngân hàng tương đồng và từng ngân hàng. Trên cơ sở tiêu chí giám sát, thực hiện so sánh với tỉ lệ nhóm tương đồng, tỉ lệ trung bình toàn hệ thống, xác định vị trí của tỉ lệ đó trong nhóm để đánh giá mức độ tốt, xấu của từng tỉ lệ. Với 3 cấp giám sát này, BHTGVN đưa ra được những quan sát hệ thống và riêng lẻ để có những hành động, biện pháp phù hợp và đầy đủ.

Hệ thống chỉ tiêu giám sát từ xa phong phú, gồm 31 chỉ tiêu về vốn, chất lượng tài sản có, khả năng sinh lời, thanh khoản và rủi ro khác ; 42 khoản mục tài chính khác nhau. Các chỉ tiêu này được tính riêng cho từng ngân hàng, từng nhóm ngân hàng và hệ thống ngân hàng, đảm bảo cho cán bộ phân tích thấy rõ vị trí của từng chỉ tiêu và khoản mục tài chính để có sự so sánh và đánh giá phù hợp và chính xác. Nội dung giám sát không chỉ tập trung vào các yếu tố định lượng mang tính truyền thống trước kia như vốn tự có, giới hạn tín dụng, chất lượng tín dụng mà đã được mở rộng cho các yếu tố định tính như theo dõi diễn biến cơ cấu nguồn vốn, tài sản, xem xét mối quan hệ giữa vốn và sử dụng vốn, đảm bảo khả năng chi trả hay đánh giá tính thanh khoản của ngân hàng, từ đó có những nhận biết sớm về các rủi ro và các vấn đề tài chính.

Thứ tư, việc tổ chức thực hiện hoạt động giám sát từ xa được thống nhất trong toàn hệ thống và phù hợp với sự phát triển của hệ thống ngân hàng.

55 Extranet Ngân hàng Nhà nước Internet/ Intranet BHTGVN Các chi nhánh khu vực Các quỹ Tín dụng Nhân dân Các Ngân hàng Thương mại Các tổ chức Tín dụng phi ngân hàng

Hình 2.11. Mô hình hiện tại hệ thống mạng kết nối của BHTGVN trong nội bộ và với bên ngoài

Theo mô hình và phương pháp giám sát từ xa, BHTGVN đã xây dựng được cơ sở dữ liệu tập trung trong toàn hệ thống, đảm bảo được tính chính xác, lưu trữ đầy đủ, chia sẻ thông tin giữa các đơn vị trong hệ thống BHTG. Cơ sở dữ liệu tập trung này được hình thành từ năm 2007, là tiền đề quan trọng để thực hiện hoạt động giám sát từ xa, hoạt động nghiên cứu và chia sẻ thông tin với các cơ quan giám sát khác của BHTGVN.

Các NHTM không phụ thuộc vào hệ thống công nghệ của BHTGVN khi truyền thông tin báo cáo. Việc gửi báo cáo điện tử của các NHTM cho BHTGVN dựa trên đường truyền internet, công nghệ Web-based. Ngân hàng chỉ cần kết nối internet và cài phần mềm Java là có thể gửi báo cáo cho BHTGVN. Với nội dung này, BHTGVN không cần can thiệp vào hệ thống công nghệ của ngân hàng và giảm chi phí liên quan về cài đặt phần mềm chương trình cho các NH. Phương pháp gửi báo cáo điện tử của BHTGVN được thực hiện dựa trên xu hướng phát triển của các nước trên thế giới, vừa đảm bảo bảo mật vừa tránh gây lãng phí các nguồn lực không cần thiết.

BHTGVN tổ chức thực hiện giám sát theo một cấp. Việc phân tích, đánh giá rủi ro ngân hàng dựa trên số liệu tổng hợp của từng ngân hàng và thống nhất

56

từ trụ sở chính đến chi nhánh BHTG khu vực. Đây là cách tiếp cận phù hợp với sự phát triển của hệ thống ngân hàng và thông lệ quốc tế. BHTGVN không thực hiện việc giám sát các chi nhánh, điểm giao dịch của tổ chức nhận tiền gửi, do các đơn vị này không phải là đơn vị hạch toán độc lập, các chỉ số tuân thủ theo Luật ngân hàng không áp dụng đối với chi nhánh, kết quả hoạt động tại các chi nhánh chịu sự điều hành của ngân hàng mẹ.

2.3.2. Mặt hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Mặt hạn chế

Mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định, nhưng nghiệp vụ giám sát từ xa đối với NHTM của BHTGVN được đánh giá là chưa hoàn thiện, biểu hiện:

Thứ nhất, nội dung giám sát chưa đầy đủ.

Các tổ chức tham gia BHTG đã được theo dõi 100% về số lượng nhưng chưa được giám một cách chặt chẽ và toàn diện về nội dung giám sát. Hoạt động giám sát của BHTGVN mới chỉ dừng lại ở việc theo dõi thông qua việc thu thập thông tin từ các báo cáo định kỳ của các NHTM, việc xử lý và phân tích thông tin vẫn chỉ mang tính chất đơn giản, chưa thực sự đảm bảo theo đúng nghĩa của việc giám sát các NHTM một cách thường xuyên liên tục và theo các nội dung giám sát toàn diện, đầy đủ. Nội dung giám sát mới dừng lại ở lại ở mức định lượng, chưa có những nhận định mang tính chất định tính về mức độ rủi ro và khả năng quản trị các loại rủi ro của NHTM. Ví dụ như các tiêu chí để đánh giá rủi ro tín dụng của một NHTM mới chỉ được thể hiện trong nội dung giám sát chất lượng tài sản bằng việc thống kê các khoản nợ quá hạn, hoặc trong việc giám sát giới hạn tín dụng của NHTM. Tuy nhiên , điều này là chưa đủ để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của NHTM vì cần phải có thêm những đánh giá định tính khác như đánh giá các tiêu chuẩn cấp tín dụng và đánh giá quy trình xem xét cấp tín dụng của ngân hàng, đánh giá mức độ công bằng trong cấp tín dụng...

Số liệu về NHTM đổ vỡ, giải thể hay phá sản chưa phản ánh về tính bền vững cho sự an toàn của hệ thống ngân hàng . Mặc dù, trong thời gian qua, hệ thống NHTM Việt Nam không ghi nhận một trường hợp đổ vỡ, giải thể hay phá sản của một NHTM nào nhưng điều đó chưa khẳng định cho sự an toàn của hệ thống ngân hàng. Hay nói một cách khác, sự an toàn và không có đổ vỡ, giải thể, phá sản của NHTM Việt Nam trong thời gian qua chưa phản ánh là do kết quả hoạt động giám sát. Điều này được giải thích là do sự phát triển bước đầu

57

của hệ thống ngân hàng Việt Nam chưa tạo ra quá nhiều rủi ro, các hoạt động của NHTM Việt Nam mới chỉ tập trung vào hoạt động truyền thống là nhận gửi và cho vay, thêm vào đó, hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam vẫn đòi hỏi độ an toàn rất cao thông qua yêu cầu về tài sản thế chấp rất chặt chẽ. Điều này cho thấy, hoạt động giám sát từ xa của BHTGVN còn nhiều hạn chế trong giai đoạn vừa qua nhưng hoạt động ngân hàng vẫn không gặp rủi ro nhiều. Tuy nhiên, trong thời gian tới, khi hoạt động của hệ thống ngân hàng phát triển cùng với sự hội nhập của hệ thống ngân hàng quốc tế thì hoạt động giám sát của BHTGVN hiện tại có thể sẽ không còn bảo toàn được quỹ BHTG, quyền và lợi ích của người gửi tiền.

Thứ hai, hoạt động giám sát từ xa của BHTGVN chưa chú trọng vào hoạt động cảnh báo sớm cho các NHTM, chưa thực hiện xếp loại đối với các tổ chức tham gia BHTG.

Giám sát từ xa của BHTGVN hiện nay được thực hiện theo định kỳ quý. Với khoảng thời gian dài như vậy khi tiếp nhận được thông tin thì rủi ro đối với tổ chức nhận tiền gửi đã xảy ra rồi, hoặc có thể đã được khắc phục, do vậy chưa đảm báo tính kịp thời. Để khắc phục hạn chế này, cần có công tác cảnh báo sớm cho các NHTM. Theo đó, BHTGVN đưa ra được danh sách và số lượng các NHTM được cảnh báo là nằm ngoài xu hướng biến động chung của hệ thống hoặc có những biểu hiện bất thường cần được điều tra, xem xét và làm rõ. Việc tổng hợp để thấy được các xu hướng chung của cả hệ thống ngân hàng trong từng lĩnh vực hoạt động ngân hàng vẫn còn là hạn chế của hoạt động giám sát. Chính vì vậy, việc đánh giá xu hướng chung và phát hiện ra các trường hợp nằm ngoài xu hướng trong hoạt động của hệ thống đang là những việc mà hoạt động giám sát của BHTGVN cần hoàn thiện.

Việc xếp loại đối với NHTM chưa được BHTGVN thực hiện. Khi nền kinh tế chuyển mạnh sang kinh tế thị trường, hội nhập khiến cho hệ thống tài chính ngân hàng phát triển mạnh mẽ. Quá trình đó cũng tạo khoảng cách về rủi ro giữa các NHTM ngày càng lớn hơn. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và xếp hạng NHTM trên cơ sở đo lường mức độ rủi ro theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế là hết sức cần thiết đối với hệ thống tài chính ngân hàng. Việc xếp loại ngân hàng theo mức độ rủi ro là cơ sở để đưa ra mức phí cho các tổ chức tham gia BHTG. Thay vì cách tính phí ngang bằng hiện nay, BHTGVN sẽ có cách tính phí dựa trên cơ sở rủi ro của từng tổ chức nhận tiền gửi. Hiệu quả của cách tính

58

phí mới đối với nền kinh tế là sẽ giảm thiểu rủi ro, nâng cao sự minh bạch, tăng cường ổn định an toàn tài chính. Đối với hệ thống tài chính quốc gia, sẽ an toàn khách quan và minh bạch hơn. Đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm sẽ tạo ra động lực khuyến khích tổ chức tín dụng họat động an toàn hơn, góp phần ngăn chặn các tổ chức tín dụng rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính, nâng cao ý thức thực hiện các quy định và thông lệ quốc tế. Đối với người gửi tiền, nâng cao niềm tin đối với tổ chức tín dụng và hệ thống tài chính quốc gia và từ đó quyền lợi được bảo vệ tốt hơn.

2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế a. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, phương pháp giám sát chưa rõ ràng, phù hợp. Phương pháp giám sát phù hợp chính là nhân tố tích cực tác động đến sự hoàn thiện của hoạt động giám sát từ xa đối với NHTM. Trước năm 2006, phương pháp giám sát của BHTGVN sử dụng trong hoạt động giám sát từ xa đối với NHTM chủ yếu là phương pháp giám sát tuân thủ. Đây là phương pháp giám sát mà BHTGVN giám sát dựa trên các quy định cụ thể về tỷ lệ an toàn vốn, quy định về giới hạn tín dụng, về lãi suất, về tỷ giá... đối với các NHTM. Tuy nhiên, theo Thông báo số 318/TB-VP ngày 20/7/2001 về kết luận của Phó thống đốc NHNN về việc phối hợp thanh tra, kiểm tra các TCTD, từ năm 2001, BHTGVN không được phép kiểm tra các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng đối với NHTM. Điều này hạn chế quyền của BHTGVN khi theo dõi việc tuân thủ các quy định an toàn hoạt động ngân hàng của các tổ chức nhận tiền gửi. Từ năm 2007 đến nay, BHTGVN đã bước đầu xác định phương pháp giám sát từ xa theo CAMELS dựa trên các thông tin mà NHTM phải báo cáo định kỳ cho BHTGVN. Tuy nhiên, phương pháp giám sát này vẫn chưa thực sự rõ ràng và hiệu quả. Thời gian qua, hoạt động giám sát ngân hàng vẫn sử dụng kết hợp với phương pháp giám sát tuân thủ. Như vậy, có thể thấy BHTGVN bước đầu đã chỉ ra sự không phù hợp của phương pháp giám sát tuân thủ và định hướng cho hoạt động giám sát ngân hàng cần được thực hiện dựa trên phương pháp giám sát theo CAMELS. Tuy nhiên, theo nguyên tắc 15 trong Bộ nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống BHTG có hiệu quả của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng kết hợp Hiệp hội BHTG quốc tế xây dựng tháng 6/2009, BHTGVN cần phát hiện sớm, can thiệp và xử lý kịp thời đối với tổ chức có vấn đề, theo đó BHTGVN cần có chức năng giám sát rủi ro đối với tổ chức tham gia BHTG.

NĂM NHTMNN NHTMCP NHLD TOÀN HỆTHỐNG

2006 573,65 42.34 201,1

2 54,48

59

Thứ hai, quy chế, quy trình giám sát từ xa chưa chặt chẽ và thiếu trọng tâm. Hoạt động giám sát từ xa đối với NHTM chỉ dừng lại ở mức cảnh báo, kiến nghị kết quả với NHNN, chưa có sự phối hợp với bộ phận kiểm tra tại chỗ hoặc chưa có quy định phạt hay cảnh cáo hoặc các biện pháp thích hợp khác đối với các tổ chức vi phạm quy định. Kết quả của hoạt động giám sát từ xa chưa thực sự phát huy hiệu quả. Ngoài ra, hiện nay trụ sở chính BHTGVN vẫn thực hiện giám sát 10/87 ngân hàng. Điều này là không cần thiết. Việc giám sát từng ngân hàng nên giao cho các chi nhánh BHTG khu vực. Trụ sở chính nên tập trung vào việc giám sát nhóm ngân hàng và hệ thống ngân hàng, và nghiên cứu đưa ra các chính sách, quy chế liên quan đến hoạt động giám sát từ xa của BHTGVN.

Thứ ba, hệ thống chỉ tiêu giám sát từ xa chưa đầy đủ. BHTGVN chưa xây dựng được hệ thống chỉ tiêu đánh giá, xếp loại đối với các tổ chức nhận tiền gửi theo hệ thống tiêu chuẩn (CAMELS). Ngoài ra, nội dung chỉ tiêu giám sát từ xa cần từng bước tiếp cận với phương pháp giám sát dựa trên rủi ro. Hiện nay, chỉ tiêu liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro cũng như việc đánh giá chiến lược quản trị rủi ro của ngân hàng chưa được xây dựng. Đây là hệ thống chỉ tiêu được đánh giá thông qua: Thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật và của NHNN; Thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền

Một phần của tài liệu 0594 hoàn thiện nghiệp vụ giám sát từ xa đối với NHTM tại bảo hiểm tiền gửi việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 68 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w