Các tiêu chí đánh giá trí lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại xí nghiệp vận tải biển công tác lặn (Trang 28)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3.5.2. Các tiêu chí đánh giá trí lực

Trí lực là sự kết tinh của tri thức. Tri thức là yếu tốcơ bản của trí lực, là sự

tổng hợp khái quát kinh nghiệm cuộc sống. Nắm bắt đƣợc nó sẽ có lợi trong việc chỉđạo thực tiễn, nâng cao khả năng phân tích và lý giải vấn đề.

Đối với những ngƣời theo chủ nghĩa Mác, trí lực là năng lực nhận thức và cải tạo thế giới. Nhƣ thế có nghĩa là loại năng lực ấy phải lấy sự vận dụng tri thức tiến hành khoa học và lao động làm nội dung. Trí lực ngoài việc chiếm giữ tri thức ra còn phải có một phƣơng pháp tƣ duy khoa học và kỹ năng kỹ xảo điêu luyện. Hay nói một cách cụ thểhơn, trí lực đƣợc phân tích theo hai góc độ sau:

-22-

Về trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Trình độ văn hóa là

khả năng về tri thức và kỹnăng để có thể tiếp thu những kiến thức cơ bản. Trình độ văn hóa đƣợc cung cấp thông qua hệ thống giáo dục chính quy và không chính quy; qua quá trình học tập suốt đời của mỗi cá nhân.

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ là kiến thức và kỹ năng cần thiết để đảm

đƣơng các vị trí việc làm, các hoạt động nghề nghiệp. Trình độ chuyên môn là một chỉ tiêu rất quan trọng đểđánh giá chất lƣợng nguồn nhân lực, tạo ra điều kiện, khả năng tiếp thu và vân dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn để tăng năng suất lao động; sáng tạo những sản phẩm mới góp phần

thúc đẩy sự phát triển của tổ chức nói riêng và nền kinh tế xã hội nói chung. Trên thực tế cho thấy phần lớn ngƣời lao động có trình độ chuyên môn cao thì tổ chức

đó phát triển nhanh. Tuy nhiên cũng có những tổ chức mặc dù ngƣời lao động có

trình độ chuyên môn cao, nhƣng chƣa tận dụng hết tiềm năng này nên tốc độ phát triển cũng nhƣ năng suất lao động của họ chƣa cao. Đó là do cơ chế quản lý, khai thác và sử dụng nguồn nhân lực chƣa đƣợc tốt.

Ngoài ra, ta cũng cần phải nói tới kinh nghiệm làm việc, thâm niên công tác,

đó là nhu cầu và thói quen vận dụng tổng hợp tri thức và kinh nghiệm của mình, của cộng đồng vào việc tìm tòi các giải pháp mới trong công việc nhƣ một sáng tạo

văn hóa.

Kỹ năng phụ trợ: Ngày nay các tổ chức khi thực hiện tuyển dụng đều tìm kiếm những ứng viên mà ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn có những kỹ năng mềm khác phụ trợ cho công việc. Kỹnăng phụ trợ là thuật ngữ chung để chỉ

-23-

các kỹ năng nhƣ: kỹnăng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc nhóm, kỹnăng quản lý thời gian, tin học, ngoại ngữ... Những kỹnăng đó không phảo lúc nào cũng đƣợc học trong nhà trƣờng, nó bổ trợ và hoàn thiện hơn năng lực làm việc của ngƣời lao

động, là thƣớc đo hiệu quả cao trong công việc.

1.4. Khái quát về nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực tại XN VTB&CTL

Dựa vào những cơ sở lý luận trên, chúng tôi dựa trên các báo cáo của xí nghiệp hàng năm xin trích một số luận điểm về chất lƣợng nguồn nhân lực tại xí nghiệp VTB & CTL nhƣ sau:

Xí nghiệp đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác đào tạo và bồi

dƣỡng nguồn nhân lực, nâng cao trình độ cho ngƣời lao động, vì vậy xí nghiệp

quan tâm đầu tƣ rất nhiều vào việc tổ chức học tập, đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho ngƣời lao động. Công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Xí nghiệp đƣợc thực hiện theo các quy trình của Hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn của ngành. Quy trình đào tạo, bồi dƣỡng và phát triển nguồn nhân lực. Chính vì vậy từ khâu xác định nhu cầu; đánh giá nhu cầu; xây dựng chƣơng trình

học tập,tổ chức học tập; đánh giá đào tạo... đƣợc thực hiện khá bài bản. Việc phát triển cá nhân đƣợc công ty tiến hành từ những nhân viên mới tuyển dụng cho đến những cán bộ đang làm việc không phân biệt đối tƣợng, mọi ngƣời lao động đều

đƣợc đối xử khá công bằng và đều có cơ hội đƣợc học tập nhƣ nhau. Tùy vào yêu cầu thực tế công việc trong từng giai đoạn, năng lực, trình độ chuyên môn của

ngƣời lao động hiện có và mục tiêu chiến lƣợc của Xí nghiệp mà các phòng, ban, lập kế hoạch đào tạo và đề nghị ban lãnh đạo Xí nghiệp cử lao động đi đào tạo,

-24-

trong đó phải trình bày rõ ràng, cụ thể về số lƣợng lao động cần đào tạo, ngành nghề cần đào tạo, thờigian đào tạo, kinh phí đào tạo.

1.5. Một số nghiên cứu liên quan

Theo chúng tôi đƣợc biết, hiện nay chƣa có công trình nghiên cứu độc lập nào về nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực hay thực trạng chất lƣợng nguồn nhân lực tại Xí Nghiệp Vận Tải Biển A Công Tác Lặn. Tuy nhiên, chúng có thể nêu tên một số công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nguồn nhân lực nhƣ dƣới

đây:

Phát triển nguồn nhân lực - kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nƣớc ta do Trần Văn Tùng, Lê Ái Lâm làm chủ biên (1996). Cuốn sách giới thiệu về kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở phạm vi quốc gia, trong đó có chính sách phát

triển nguồn nhân lực của một sốnƣớc trên thế giới.

Mạc Văn Tiến (2005), An sinh xã hội và phát triển nguồn nhân lực, Nxb Lao

động - Xã hội. - Lê Thị Hồng Điệp: “Phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nền kinh tế tri thức ở Việt Nam”, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2012.

Lƣơng Công Lý: “Giáo dục đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất

lƣợng cao ở Việt Nam hiện nay”, luận án tiến sĩ triết học, học viện chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. - Đinh Văn Toàn: “Phát triển nguồn nhân lực tập đoàn điện lực Việt Nam đến năm 2015”, luận án tiến sĩ ngành kinh tế phát triển, đại học kinh tế quốc dân.

-25-

Trần Quốc Tuấn: “Phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nƣớc về tiêu chuẩn

đo lƣờng chất lƣợng của Việt Nam”, luận án tiến sĩ kinh tế, đại học kinh tế - đại học quốc gia Hà Nội. Tác giả đã tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nƣớc về tiêu chuẩn đo lƣờng chất lƣợng

(TCĐLCL), xây dựng các tiêu chí đánh giá phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà

nƣớc về TCĐLCL với các nội dung đánh giá về sốlƣợng, cơ cấu, chất lƣợng nguồn nhân lực, công tác quản lý, tạo lập môi trƣờng phát triển nguồn nhân lực quản lý

nhà nƣớc về TCĐLCL. Đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà

nƣớc về TCĐLCL tại Việt Nam hiện nay trên cơ sở các tiêu chí đã xây dựng. Đề

xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nƣớc về TCĐLCL tại Việt

Nam trong các giai đoạn tiếp theo. - Lê Thị Mỹ Linh: “Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình hội nhập kinh tế”, luận án tiến sĩ

ngành kinh tế lao động, đại học kinh tế quốc dân.

Nguyễn Thế Phong: “Phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiêp nhà

nƣớc kinh doanh nông sản khu vực phía Nam”, Luận án tiến sĩ, Đại học kinh tế

thành phố Hồ Chí Minh. Luận án khẳng định: Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệplà quá trình thực hiện tổng thể các chính sách và biện pháp thu hút,

duy trì và đào tạonguồn nhân lựcnhằm hoàn thiện, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trên cả ba phƣơng diện thể lực, trí lực, tâm lực (đức lực); điều chỉnh hợp lý quy

mô, cơ cấu nguồn nhân lựcmột cách bền vững và hiệu quả. Nội dung phát triển nguồn nhân lực bao gồm: hợp lý hóa quy mô, cơ cấu nguồn nhân lực và nâng cao

-26-

chất lƣợng nguồn nhân lực, trong đó, phát triển nguồn nhân lực về chất lƣợng (thể

lực, trí lực và tâm lực) là nội dung trọng yếu.

Có thể thấy các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến một số vấn đề lý luận và thực tiễn đối với việc phát triển nguồn nhân lực.

1.6. Mô hình khung phân tích

Với những vấn đề nêu trên, chúng tôi đƣa ra khung miêu tả nghiên cứu thực trạng chất lƣợng nguồn nhân lực tại xí nghiệp VTB & CTL dƣới đây:

Các yếu tố bên ngoài Các yếu tố bên trong Nâng cao thể lực, trí lực và tâm lực

Giải pháp kinh nghiệm về nâng cao chất lƣợng NNL của Xí nghiệp vận tải biển a công tác lặn

Đánh giá những Giải pháp kinh nghiệm đã thực hiện

Giải pháp nâng cao chất lƣợng NNL cho Xí nghiệp vận tải biển a công tác lặn Nâng cao thể lực, trí lực và tâm lực

Các yếu tố bên ngoài Các yếu tố bên trong

Mô hình 1: Khung miêu tả nghiên cứu thực trạng của luận văn

-27-

2) Các yếu tố bên trong có thể là: Chính sách công ty, tƣ duy của lãnh đạo, tài

chính công ty, phƣơng pháp đào tạo nguồn nhân lực, qui chế làm việc và

-28-

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI XÍ NGHIỆP VẬN TẢI BIỂN A CÔNG TÁC LẶN

Chúng tôi sẽ trình bày, phân tích và đánh giá dữ liệu khảo sát. Nhóm nghiên cứu của luận văn là cán bộ trong Xí nghiệp. Tuy nhiên, trƣớc khi đi đến kết quả

khảo sát, chúng tôi xin giới thiệu sơ lƣợc qua về địa bàn nghiên cứu, phƣơng pháp

khảo sát… nhằm giúp ngƣời đọc hiểu thêm một sốđiều kiện thực tế của Xí nghiệp và sau đó tiến đến mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi.

2.1. Khái quát chung về xí nghiệp vận tải biển A công tác lặn

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Đƣợc thành lập bởi quyết định của Hội đồng XNLD Vietsovpetro ngày

02/6/1983 với tên gọi “Cục vận tải biển - Vietsovpetro – Управление морского транспорта СП”Вьетсовпетро” với nhiệm vụ phục vụ XNLD khai thác tài nguyên của thềm lục địa Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, là mắt xích quan trọng nhất nối liền đại bản doanh XNLD với các công trình biển đã, đang và sẽ đƣợc xây dựng, khai thác thƣơng mại tại các vùng mỏ của XNLD “Vietsovpetro”.

Từ năm 1989 đƣợc đổi tên thành “Xí nghiệp Vận Tải Biển và Công Tác Lặn XNLD Vietsovpetro”. Vào thời điểm thành lập xí nghiệp chỉ có 01 tàu Côn đảo-

011 với công suất 1.128 mã lực chỉ để phục vụ trong cảng Dầu khí Vietsovpetro. Dần dần theo thời gian XNLD cần phải đầu tƣ lớn hơn, hiện đại hơn cho công tác thăm dò và khai thác dầu khí, điều đó đồng thời đòi hỏi phƣơng tiện phục vụ sản xuất cũng phải đƣợc đồng bộ hoá, hiện đại và phù hợp theo. Đội tàu từ thời điểm đó cho đến nay lần lƣợt đƣợc trang bị bổ sung nhƣ sau:

-29-

1985 : tàu dịch vụ Lam sơn-01

1987 : tàu cẩu Hoàng sa; Tàu dịch vụ Sông dinh-01; Tàu làm neo Phú quí- 01;

tàu dịch vụ Long sơn-01; tàu lặn Long hải-01; tàu chữa cháy Bến đình-01 1988 : 02 tàu dịch vụ Kỳ Vân-01 và Kỳ vân-02

1990 : tàu cẩu Trƣờng sa; tàu rải ổng Côn sơn; 03 tàu dịch vụ Sao mai-01, Saomai-02 và Saomai-03.

1991 : tàu dịch vụ Vũng tàu-01; tàu lặn Hải sơn.

2009 : 02 tàu dịch vụ Vũng tàu-02 và Vũng tàu-03 2010 : 01 tàu dịch vụ 16.000 HP Thiên Ƣng-01;

ký hợp đồng đóng mới 01 tàu lặn Long hải-02, hoán cải sà lan VSP-05. 2011: tàu lặn Long hải-02.

Cùng với sự phát triển của xí nghiệp Vận tải biển và Công tác lặn, Ban chuyên trách kỹ thuật ngầm (Ban Lặn) đƣợc thành lập năm 1984, theo yêu cầu mở rộng và phát triển mỏ. Từ một cơ cấu tổ chức ban đầu với số lƣợng rất ít nhân sự, gồm một bác sỹ và 03 thợ lặn thuộc Liên bang Xô Viết cũ, cùng với việc thuê tàu lặn “Sentavr”, sau đó là tàu ”Akhtiar” của Tập đoàn dầu khí “Trernomornheftegaz” đến nay Ban lặn đã trở thành một tổ chức lớn mạnh với 02 tàu lặn cùng với đội ngũ chuyên gia và gần 40 thợ lặn dày dạn kinh nghiệm với đủ bằng cấp quốc tế, là một đơn vị làm dịch vụ với chức năng thực hiện các công tác lặn và kỹ thuật ngầm phục vụ cho họat động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí của xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro. Đảm nhiệm hầu hết mảng công tác dƣới nƣớc rất đa dạng nhƣ

-30-

kiểm tra, khảo sát, đo đạc, xây dựng công trình, tháo lắp cơ khí, bảo dƣỡng, sửa chữa, tìm kiếm, trục vớt, cứu hộ, phục vụ tàu thuyền…Với tính chất nặng nhọc, phức tạp, nguy hiểm, độc hại của công việc nhƣ: Phải đảm đƣơng tòan bộ khối lƣợng công việc dƣới nƣớc từ lắp ráp, hàn, cắt, siêu âm, quay phim, chụp ảnh…, trong môi trƣờng làm việc phụ thuộc rất nhiểu vào điều kiện thiên nhiên nhƣ sóng

biển, tốc độ gío, nhiệt độ nƣớc, nguy cơ tấn công của các sinh vật biển độc hại, nguy hiểm dƣới biển sâu tầm nhìn hạn chế, dòng chảy của biển…Nhƣng với nguồn nhân lực và trang thiết bị hiện có, Ban lặn đủ trình độ đảm nhiệm những nhiệm vụ khó khăn phức tạp, theo nhu cầu của tình hình sản xuất mới của xí nghiệp, trong xu hƣớng mở rộng phạm vi, địa bàn tìm kiếm và khai thác dầu khí.

Để đáp ứng và thỏa mãn các dịch vụ cho khách hàng, XN VTB&CTL đã xây dựng và đang áp dụng các hệ thống chứng chỉ quốc tế sau :

ISM Code từ 01/7/2002 ISO Chất lƣợng 9001-2008

ISPS (Bộ luật Quốc tế về an ninh tàu và bếncảng ) từ 01/7/2006

Với các thành tích trong công tác quản lý và khai thác hiệu quả đội tàu xí nghiệp và các tàu thuê, hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất của XNLD cũng nhƣ mở rộng việc cung cấp dịch vụ cho các đối tác của XNLD, xí nghiệp đã đƣợc lãnh đạo XNLD Vietsovpetro, Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt nam, Thủ tƣớng Chính phủ đánh giá cao và trao tặng nhiều phần thƣởng cao quý:

- 01 Huân chƣơng lao động hạng III cho tập thể lao động quốc tế

-31-

- 04 Huân chƣơng lao động hạng III cho 1 tập thể và 3 cá nhân.

- Nhiều Bằng khen của Thủ tƣớng chính phủ cho các tập thể và cá nhân.

2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của XNVTB&CTL

Hiện nay, XNVTB&CTL gồm có 01 giám đốc, phó giám đốc thứ I, chánh kỹ sƣ và 02 phó giám đốc, 08 phòng ban giúp việc cho ban giám đốc. 02 đơn vị sản xuất: ban lặn và xƣởng sửa chửa. Đội tàu: 03 tàu công trình, 19 tàu dịch vụ đa năng, 01 tàu cứu hộ, 02 tàu dịch vụ lặn, 01 tàu dịch vụ cảng, 01 sà lan và 02 ponton

đƣợc cụ thể dƣới đây.

Stt Phòng/ban Số lƣợng

Tổng Nam Nữ Ngƣời Nga

1 Ban Giám đốc 3 1 2 6

2 Phòng Tổ chức nhân sự 5 3 2 10

3 Phòng kế toán 4 5 1 10

4 Phòng tiếp thị - dịch vụ 4 2 1 7

5 Phòng bảo dƣỡng kỹ thuật, sửa chữa 7 2 0 9

6 Phòng kế hoạch khai thác tàu 9 0 5 14

7 Phòng hàng hải 4 0 6 10

8 Phòng thƣơng mại và cung ứng vật tƣ 10 2 1 13

9 Ban lặn 24 0 0 24

10 Xƣởng sửa chữa 13 0 0 13

11 Đội tàu 124 0 4 128

11 Công đoàn, Đảng ủy 4 2 0 6

-32-

2.1.3. Chức năng nhiệm vụ của XNVTB&CTL

Cung cấp dịch vụ bằng tàu biển kịp thời và có chất lƣợng tốt cho các đơn vị của LD Vietsovpetro để đảm bảo các loại hình sản xuất trên biển. Đảm bảo khai thác hợp lý và có hiệu quả đội tàu biển của LD Vietsovpetro. Đảm bảo thực hiện

các công tác kỹ thuật ngầm dƣới nƣớc. Cụ thể là cung cấp các dịch vụ phục vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại xí nghiệp vận tải biển công tác lặn (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)