Túi phình ĐM mắt: chiếm 2- 8% túi phình trong sọ, thường gặp ở nữ
(50-85%). Khoảng 22- 47% túi phình ĐM mắt vỡ gây CMDMN [13],[32], [35], biểu hiện bằng đau đầu đột ngột sau hốc mắt, giảm hoặc mất thị lực, bán manh 1/4 trên trong, rối loạn màu sắc.
Túi phình ĐM thông sau: chiếm 4-11% túi phình trong sọ, biểu hiện thường là liệt dây III một bên, đột ngột khi túi phình vỡ (sụp mi, giãn đồng tử, mất phản xạ ánh sáng, liệt vận nhãn chung) [27],[32],[35], do máu thâm nhiễm vào các bó sợi của dây thần kinh.
Túi phình ĐM mạch mạc trước: trên lâm sàng ít gặp thể này, triệu
chứng có thể nhầm với túi phình ĐM thông trước, hay có biến chứng chảy máu trong não thất khi vỡ [3],[32],[35].
Túi phình đoạn ngã ba ĐM cảnh trong vỡ: lâm sàng thường ít đặc
hiệu như các loại trên. Trên hình ảnh học nhận thấy máu khu trú chủ yếu ở bể đáy trên yên, phần đầu của khe sylvius và phần trước bể quanh cầu, tập chung chủ yếu bên vỡ, không có tính chất đối xứng, có thể có khối máu tụ tại thùy đảo [3].
Túi phình ĐM yên trên vỡ: lâm sàng có thể gặp khuyết thị trường hoặc
mù đột ngột. Có thể gặp các triệu chứng của suy tuyến yên [3],[32].
Túi phình ĐM não giữa: chiếm 20-25% túi phình trong sọ [54] và 50-
96% [57] túi phình ở ngã ba ĐM. Vỡ túi phình ĐM não giữa có một số đặc điểm riêng biệt, nhận thấy 50-80% các trường hợp: liệt nửa người, thất ngôn (nếu chảy máu bán cầu ưu thế), khuyết thị trường, động kinh, liệt mặt. Thường có phối hợp khối máu tụ trong não 39- 55% [27].
Túi phình ĐM thông trước: chiếm 30 - 35%, khi vỡ có thể thấy liệt nhẹ
vùng dưới đồi, rối loan trí nhớ, hay quên. Có khối máu tụ ở nền trán chiếm tỉ lệ cao (20-65%) và chảy máu não thất (53-79%) [27].