Đánh giá thực trạng công tác thẩm định tín dụng tại BIDV Bắc Quảng Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP đầu tư và PHÁT VIỆT NAM CHI NHÁNH bắc QUẢNG BÌNH (Trang 77)

PHẦN 2 : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.5. Đánh giá thực trạng công tác thẩm định tín dụng tại BIDV Bắc Quảng Bình

Bình

2.5.1. Kết quả đạt đƣợc

Những năm qua, BIDV Bắc Quảng Bình đã hoạt động hiệu quả. Trong hoạt động tín dụng, doanh số cho vay tăng liên tục qua ba năm, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ luôn được kiểm soát tốt và vượt kế hoạch đề ra. Về mặt chất lượng thẩm định tín

dụng, Chi nhánh đã đạt được những kết quả sau:

- Tổ chức công tác thẩm định tương đối chặt chẽ, bảo đảm sự phối hợp thống nhất, không có sự chồng chéo giữa các bộ phận trong toàn Chi nhánh.

- Cơ chế hoạt động trong công tác thẩm định được phân cấp rõ ràng từ cán bộ tín dụng đến phó, trưởng phòng, Phó giám đốc, Giám đốc, Hội đồng tín dụng cơ sở nên đảm bảo luồng thông tin được thông suốt, kết quả thẩm định được sàng lọc cẩn thận.

- Nội dung, quy trình thẩm định được thực hiện đầy đủ, tương đối linh hoạt,

đảm bảo công tác thẩm định tuân thủ đúng thời gian đã được công bố, phù hợp với quy định của NHNN và của BIDV.

- Bên cạnh những cán bộ nhiều năm kinh nghiệm nhiệt tình, trách nhiệm, đội ngũ cán bộ trẻ nhiệt huyết đã tạo được tính năng động, thay đổi tư duy trong công việc. Những năm qua, Chi nhánh luôn chú trọng bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định bằng cách cử cán bộ tham gia đào tạo tập trung tại trường đào tạo cán bộ

BIDV, bố trí công việc hợp lý để cán bộ tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.Vì vậy, trình độ cán bộ ngày một nâng cao, 100% cán bộ tốt nghiệp Đại học trở lên được bố trí làm công tác thẩm định tín dụng.

- Cán bộ thẩm định được trang bị đầy đủ nhữngthiết bị thông tin cần thiết như máy tính, điện thoại, máy fax, máy photo, phương tiện đi lại… từ đógiúp cán bộ xử lý số liệu, thông tin nhanh chóng, chính xác.

2.5.2. Hạn chế trong công tác thẩm định tín dụng

Mặc dù công tác thẩm định tín dụng đã đạt được những kết quả tích cực,

nhưngbên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

- Tổ chức cán bộ trong quá trình thẩm định chưa thực sự hợp lý, việc mỗi cán bộ tín dụng phải phụ trách nhiều mảng công việc từ tìm kiếm khách hàng, đề xuất tín dụng, thẩm định tín dụng, quản lý khoản vay, quản lý khách hàng vay nên vẫn có thể xảy ra thiếu sót trong công tác thẩm định cũng như làm giảm hiệu quả các

khâu trong quá trình cho vay. Bên cạnh đó, mỗi cán bộ chịu trách nhiệm về một số khách hàng nhất định mà không chuyên sâu vào ngành nghề, lĩnh vực cụ thể. Như vậy, sẽ gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng do một cán bộ thẩm định khó có thể hiểu biết sâu rộng về mọi lĩnh vực, ngành nghề kinh tế.

- Mặc dù những năm qua Chi nhánh đã chú trọng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, tuy nhiên chất lượng đội ngũ cán bộ vẫn còn nhiều bất cập dẫn đến chất lượng công tác thẩm định chưa đồng đều trong toàn Chi nhánh.

- Việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính của khách hàng phụ thuộc chủ yếu vào các phương pháp và chỉ tiêu sử dụng. Quá trình phân tích tài chính mới chỉ dừng lại ở việc tính toán các chỉ số, chưa đi sâu vào phân tích rủi ro, tác động của rủi ro đến các chỉ tiêu kinh tế (kết quả hoạt động, khả năng sinh lợi) cũng như xác

minh tính chính xác của các chỉ số có được thông qua các báo cáo tài chính của

khách hàng.

- Mỗi một dự án đều cần thẩm định tất cả các khía cạnh liên quan, nhưng trên thực tế, nhiều dự án vẫn chưa được thẩm định cẩn thận, tỉ mỉ trên mọi phương diện mà chỉ tậptrung vào phương diện tài chính, đặc biệt phương diện rủi ro với phương pháp phân tích kịch bản, phân tích độ nhạy, phân tích mô phỏng hầu như ít đề cập trong việc thẩm định dự án. Khi thẩm định khách hàng vay vốn: việc thẩm định mới chỉ tập trung chuyên sâu vào các yếu tố định lượng, các yếu tố định tính như phân tích tư cách, danh tiếng, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, môi trường kinh doanh chưa được thẩm định kỹ càng.

- Công tác hiện đại hóa trang thiết bị, công nghệ còn hạn chế, chưa áp dụng

các phần mềm hiện đại (phần mềm Crystal Ball) vào những phân tích phức tạp như mô hình dự báo, phân tích độ nhạy.

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

- Chất lượng nguồn thông tin có được từ hồ sơ vay vốn của khách hàng còn chưa cao. Thông tin có được từ hồ sơ mà khách hàng cung cấp là một trong những nguồn thông tin hữu ích nhất đối với Chi nhánh, song do khách hàng thường có xu hướng chỉ cung cấp những thông tin có lợi cho họ, nên có phần không thực sự phản ánh đúng tình hình kinh doanh và hiệu quả phương án vay vốn. Bên cạnh đó, việc thẩm tra độ chính xác của nguồn thông tin này không phải dể dàng và vẫn chưa được cán bộ tín dụng quan tâm đúng mức.

2.5.3. Nguyên nhân

2.5.3.1. Nguyên nhân chủ quan

- Hệ thống kiểm tra giám sát nội bộ chưa được chú trọng đúng mức, chưa phát

huy hết vai trò trách nhiệmnên việc rà soát, phát hiện những sai lầm trong quá trình thẩm địnhcũng như quá trình cho vay còn hạn chế. Chính sách khen thưởng, chế tài xử lý vi phạm đối với đội ngủ cán bộ thuộc khối kiểm tra giám sát nội bộchưahợp

lý, chưa có những điều chỉnh kịp thời là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả công việc chưa cao của hệ thống kiểm tra giám sát nội bộ.

- Cán bộtín dụng không được đào tạo chuyên sâu về một lĩnh vực, ngành nghề kinh tế nhất định trong khi phải tiếp nhận, thẩm định mọi khoản vay liên quan đến

nhiều lĩnh vực. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm nên đôi khi thẩm định chưa thực sự hiệu quả. Mặt khác, số năm kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, kiến thức có sự chênh lệch dẫn đến chất lượng cán bộ thẩm định là không đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác thẩm định. Đồng thời,

vấn đề đạo đức của cán bộ tín dụng cũng làmột nguyên nhân dẫn đến những sai sót cố ý trong khi thực hiện thẩm định.

- Mới chỉ có các chỉ tiêu tài chính được hệ thống, tiêu chuẩn hóa. Các chỉ tiêu định tính như năng lực quản lý điều hành, trình độ kinh doanh… của khách hàng chưa có những tiêu chuẩn nhất định nên dễ gây lơ là, chủ quan trong quá trình thẩm định những yếu tố này.

2.5.3.2. Nguyên nhân khách quan

- Cho đến nay, hệ thống chính sách, văn bản pháp luật của Nhà nước vẫn còn nhiều bất cập mặc dù đượccập nhật, sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

cầu thực tế, nhiều chính sách còn chưa đồng bộ, chưa rõ ràng gây khó khăn cho hệ thống Ngân hàng trong việc tra cứu và thực hiện. Hơn nữa, hiện nay chưa có cơ quan nghiên cứu, thống kê nào có thể đưa ra một hệ thống các tiêu chuẩn cho phép đối với từng ngành nghề, đó là cơ sở cho việc tham chiếu, so sánh các chỉ tiêu hiệu quả và an toàn tài chính củadự án.

- Môi trường kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn nhiều bất ổn. Công tác quản lý nhà nước về kế toán, kiểm toán đối với các doanh nghiệp chưa đúng mức dẫn đến các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp khi trình lên Ngân hàng chưa đảm bảo tính minh bạch, tin cậy.

- Hiện nay, xuất hiện nhiều doanh nghiệp cố tình lừa đảo nhằm chiếm đoạt vốn của Ngân hàng, hay tình trạng các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến tình trạng trốn nợ là rất phổ biến, những điều này được phát sinh sau khi Chi nhánh giải ngân. Mặt khác,trong một số trường hợp,các doanh nghiệp sau khi được Chi nhánh

giải ngân còn cố tình sử dụng vốn vay sai mục đích. Những điều này đã làm ảnh hưởng gián tiếp đến kết quả thẩm định của Chi nhánh trong thời gian qua.

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI

NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN BẮC QUẢNG BÌNH

3.1. Định hƣớng trong công tác nâng cao chất lƣợng tín dụng và thẩm định tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Bắc Quảng Bình

- Tuân thủ chỉ đạo của Hội sở chính, phát triển theo định hướng chung của toàn hệ thống BIDV với phương châm hành động: “Kỷ cương - Trách nhiệm - Hiệu quả - Bứt phá”.

- Tổ chức rà soát, phân tích đánh giá và tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng thẩm định nói riêng. Kiên quyết thu hồi các khoản nợ xấu, nợ đã đầu tư chưa đầy đủ thủ tục, vi phạm quy trình, quy

địnhđã phát hiện sau thanh tra, kiểm tra, nợ đã xử lý rủi ro.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tới các đơn vị trực thuộc trong Chi

nhánh về việc thực hiện tuân thủ quy trình thẩm định tín dụng, xử lý nghiêm đối với tập thể và cá nhân vi phạm.

- Kiểm soát chặt trong việc thẩm định phương án, dự án vượt quyền phán quyếttín dụngbao gồm cả các dự án, phương án nâng quyền phán quyếttín dụng.

Mục tiêu tín dụng cụ thể trong năm 2019:

- Dư nợ cho vay tăng trưởng 17,58% so với năm 2018, đạt 4.800,00 tỷ đồng.

- Dư nợ cho vay bán lẻ (trừ cho vay cầm cố, thấu chi, giấy tờ có giá) tăng trưởng 25% so với năm 2018, đạt 2.338,21 tỷ đồng.

- Huy động vốn tăng trưởng 14,96% so với năm 2018, đạt 4.150,00 tỷ đồng

- Huy động vốn bản lẻ tăng trưởng 15,50% so với năm 2018, đạt 3.252,22 tỷ đồng

- Lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 16,61% so với năm 2018, đạt 90 tỷ đồng.

- Tỷ lệ nợ xấu < 3% - Tỷ lệ nợ nhóm 2 < 3%. TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

3.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng thẩm định tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Bắc Quảng Bình

3.2.1. Giải pháp về cán bộ thẩm định

Như tất cả các hoạt động kinh tế, nhân tố con người có ảnh hưởng quyết định tới chất lượng thẩm định tín dụng vì cán bộ thẩm định là những người trực tiếp thực hiện thu thập thông tin, phân tích đánh giá và đề xuất cấp tín dụng. Kết quả thẩm định sẽ có độ tin cậy cao nếu được thực hiện một cách khách quan, khoa học và công tâm. Điều này phụ thuộc chủ yếu vào năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thẩm định. Với thực trạng chất lượng công tác thẩm định tín dụng như hiện nay,

đây vẫn được xem là giải pháp chiến lược của BIDV Bắc Quảng Bìnhtrong thời gian tớigóp phần nâng cao chấtlượng thẩm định tín dụng. Cán bộ thẩm định phải có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn và đạo đức nghề nghiệp:

Về năng lực chuyên môn: cán bộ thẩm định tín dụng phải có trình độ từ đại học trở lên, phải có kiến thức chuyên môn về Ngân hàng, tài chính doanh nghiệp và các kiến thức cơ bản đối với các lĩnh vực liên quan như thuế, kinh tế thị trường, pháp luật…Cán bộ thẩm định phải tính toán, phân tích được chỉ tiêu tài chính và áp dụng các phương pháp thẩm định một cách nhuần nhuyễn. Đồng thời, phải có khả năng tổng hợp, đánh giá các thông tin một cách linh hoạt và nhạy bén.

Về kinh nghiệm: cán bộ thẩm định phải trực tiếp tham gia thẩm định nhiều hồ sơ tín dụng, bên cạnh kinh nghiệm về công tác thẩm định còn phải có kinh nghiệm về các lĩnh vực khác liên quan đến tín dụng.

Về đạo đức nghề nghiệp: cán bộ thẩm định phải có đạo đức tốt, có bản lĩnh vững vàng, tính cách trung thực, có trách nhiệm, tâm huyết với nghề nghiệp. Bởi chỉ với những cán bộ như vậy mới không bị cám dỗ bởi vật chất, gây ra những sai

lầm ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của Chi nhánh.

Và để đáp ứng được những yêu cầu đó, BIDV Bắc Quảng Bình cần tập trung

vào những vấn đề sau:

- Tổ chức đào tạo chuyên gia, chuyên viên thẩm địnhtín dụng:

Nâng cao trình độ của cán bộ thẩm định tín dụng là để bảo vệ lợi ích của Chi

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

nhánh, khách hàng và xã hội. Trong công tác thẩm định như đã nêu ở trên, yếu tố con người luôn là trung tâm và chất lượng công tác đào tạo phần lớn phụ thuộc bởi yếu tố con người.Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng thì định kỳ

hàng năm, BIDV Bắc Quảng Bìnhcần tiếp tục tổ chức các khóa đào tạo để có được đội ngũ chuyên gia, chuyên viên thẩm định tín dụng giỏi. Qua những khóa đào tạo

này, cán bộ thẩm định sẽ tiếp thu được kỹ thuật, quy trình, kinh nghiệm thẩm định. Giảng viên tham giađào tạo nên đưa nhữngtình huống thực tế (case study) cho cán

bộ tín dụng học cách tiếp cận hệ thống, lựa chọn phương pháp và thực hành quy trình thẩm định tín dụng để từ đó cải tiến quy trình phù hợp với từng loại hồ sơ tín dụng trong từng ngành, lĩnh vực cụ thể. Cán bộ tín dụng cần được thực hành trên nhữnghồ sơ tín dụng có thật, những hồ sơ tín dụng không được phê duyệt và những hồ sơ tín dụng được phê duyệt.

Để đảm bảo thành công cho các khóa đào tạo, Chi nhánh cần thận trọng lựa chọn giảngviên giảng dạy. Những giảng viên nàycó thể là chuyên gia thẩm định tín

dụng nhiều kinh nghiệm trong ngành; hoặc các chuyên gia giỏi, có kinh nghiệm của các tổ chức quốc tế, các viện nghiên cứu quốc tế, các công ty tư vấn thẩm định, các

công ty kiểm toán; hoặc kết hợp chuyên gia trong ngành với chuyên gia giỏi ngoài ngành cùng giảng dạy.

Những chuyên gia được mời giảng dạy trong các khóa đào tạo phải nắm vững chủ đề liên quan của các khóa đào tạo. Có khả năng truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và kỹ thuật thực hành cho người học. Đồng thời Chi nhánh cần cân nhắc thận trọng chi phí và lợi ích của mỗi khóa học. Để các khóa học có chất lượng cao,

chi phí hợp lý thì phải xây dựng các chương trình đào tạo cụ thể phù hợp với từng đối tượng như: cán bộ mới hay nâng cao kỹ năng nghiệp vụ hay cán bộ phụ trách công tác thẩm định tín dụng tại Chi nhánh.

Khi tổ chức đào tạo cho cán bộ thẩm định tín dụng, Chi nhánh cần chú ý nhữngvấn đề sau:

Một là, Rà soát lại trình độ cán bộ có tính đến xu hướng phát triển dài hạn của

Chi nhánh trong bối cảnh hội nhập, mở cửa thị trường tài chính để có kế hoạch đào

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

tạo, bồi dưỡng kiến thức. Đối với cán bộ Ngân hàng, đặc biệt là cán bộ thẩm định trước hết phải có kiến thức chuyên môn vững chắc, sâu rộng trong lĩnh vực Ngân hàng và các lĩnh vực kinh tế xã hội có liên quan. Do đó, căn cứ vào kết quả rà soát,

Chi nhánh phải kiên quyết, có cơ chế hỗ trợ và yêu cầu cán bộ chưa đạt chuẩn theo các chương trình đào tạo lại.

Hai là, Phổ biến, quán triệt đến toàn bộ cán bộ công nhân viên Chi nhánh

phương châm “Hướng tới khách hàng để phục vụ, sự thành công của khách hàng sẽ

mang lại thành quả cho Chi nhánh”.

Ba là, Phân công cán bộ phụ trách, theo dõi từng mảng công việc, từng lĩnh vực nhằm tạo ra sự chuyên môn hóa. Đồng thời phải xây dựng cơ chế luân chuyển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP đầu tư và PHÁT VIỆT NAM CHI NHÁNH bắc QUẢNG BÌNH (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)