Giải pháp về nội dung thẩm định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP đầu tư và PHÁT VIỆT NAM CHI NHÁNH bắc QUẢNG BÌNH (Trang 89 - 93)

PHẦN 2 : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư

3.2.6. Giải pháp về nội dung thẩm định

Ngoài 05 nội dung lớn trong kết cấu của một báo cáo thẩm định hoàn chỉnh của BIDV là: Thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của khách hàng; Thẩm định năng lực tài chính, năng lực hoạt động kinh doanh của

khách hàng; Phân tích tình hình quan hệ với các tổ chức tín dụng (TCTD) và chấm điểm tín dụng xếp loại khách hàng;Thẩm định phương án kinh doanh/dự án đầu tư; Thẩm định các biện pháp đảm bảo tiền vay. Chi nhánh cần bổ sung một số nội dung thẩm định như sau: TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

* Đánh giá chung về khách hàng: Ngoài các nội dung trong mẫu báo cáo quy định, cán bộ thẩm định cần tiến hành tìm hiểu kỹ hơn về khách hàng xin vay vốn qua một số nội dung:

- Tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển, những thay đổi về cơ cấu sở hữu, cơ chế quản lý, ban lãnh đạo… có ảnh hưởng lớn đến những mốc hoạt động của

khách hàng.

- Đánh giá sơ bộ vị thế, uy tín của khách hàngtrên thị trường.

- Mơ tả và đánh giá mơ hình hoạt động, cơ cấu tổ chức, cơ cấu nhân sự, hệ thống quản lý hiện tại của khách hàng.

Qua đó để đánh giá tổng quát, sâu sát về vị thế, cơ cấu tổ chức hoạt động, phương châm chiến lược của khách hàng định vay vốn là gì? Uy tín của khách hàng trên thị trường?...

* Thẩm định năng lực quản trị điều hành của Ban lãnh đạo đối với khách hàng doanh nghiệp: Đây là nội dung khá quan trọng sau khi có đánh giá khái quát

trong phần đánh giá chung về khách hàng, về năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của khách hàng, bởi năng lực điều hành của nhà lãnh đạo có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình tồn tại và phát triển đi lên của một doanh nghiệp. Cần tiến hành thẩm định thêm một số nội dung:

- Tư cách đạo đức, trình độ chun mơn, kinh nghiệm quản lý, các chức vụ đã trải qua, cách thức quản lý, khả năng nắm bắt thị trường, uy tín trong giao dịch với bạn hàng và Ngân hàng của Ban lãnh đạo doanh nghiệp.

- Những biến động về nhân sự lãnh đạo của Doanh nghiệp, ai là người ra quyết định thực sự tại doanh nghiệp.

- Những mối quan hệ giữa những người lãnh đạo (người thân, bạn bè, góp vốn độc lập); mức độ hợp tác lẫn nhau; mức độ độc lập của việc ra quyết định; mức độ gắn bó với doanh nghiệp.

Sau đó rút ra đánh giá cuối cùng về năng lực, trình độ quản trị điều hành của Ban lãnh đạo doanh nghiệp.

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

* Thẩm định năng lực hoạt động kinh doanh của khách hàng

Thẩm định những thông tin chung: Kiểm tra sự phù hợp của ngành nghề kinh doanh hiện tại với ngành nghề ghi trong đăng ký kinh doanh, với định hướng chiến lược về đầu tư tín dụng của BIDV;Vị thế và danh tiếng của Doanh nghiệp trên thị trường, khả năng cạnh tranh và các đối thủ cạnh tranh; Danh mục sản phẩm dịch vụ cung cấp; Chính sách khách hàng và chiến lược kinh doanh trong thời gian tới.

Phân tích ngành nghề và mơi trường kinh doanh

- Cơ cấu ngành: có tính chất tập trung hay phân tán?

- Các yếu tố đặc trưng của ngành: Sản phẩm, khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước; Chính sách của Nhà nước; Tập trung đánh giá tính chu kỳ của ngành, đây là cơ sở để xác định chu kỳ đi lên hoặc xuống của doanh thu/dòng tiền.

- Nhu cầu thị trường đối với sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng cung cấp; Địa điểm phân bố; Tổng mức tiêu thụ trong nước trong vài năm gần đây, tỷ lệ so với tổng năng lực sản xuất hoặc công suất thiết kế danh nghĩa của các nhà máy sản xuất trong nước, tỷ lệ so với tổng sản lượng do tất cả các nhà máy trong nước sản xuất và nhập khẩu.

- Xem xét các nguồn cung hiện tại so với nhu cầu/thị trường tiềm năng; Nếu phương án là tiêu thụ trong nước thì cần đánh giá nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhập khẩu hàng hóa; Nếu là phương án xuất khẩu thì cần đánh giá nhu cầu nhập khẩu của thị trường nước ngồi và đánh giá vai trị, năng lực của các nước đã xuất khẩu sang thị trường này.

- Mức độ tập trung, độc quyền của các nhà cung cấp trên thị trường hiện tại.

- Phân tích các đối thủ cạnh tranh, hoạt động và triển vọng của khách hàng thơng qua phân tích mơ hình SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức về 03 phương diện thị trường, sản phẩm dịch vụ và kênh phân phối).

Thẩm định năng lực hoạt động kinh doanh của khách hàng

Đánh giá khả năng cung cấp nguyên liệu và các yếu tố đầu vào: Danh sách

nguyên vật liệu chính, các yếu tố đầu vào, nhu cầu để phục vụ sản xuất hàng năm,

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

tình hình cung cấp, sử dụng và những thay đổi về giá mua của nguyên vật liệu;Khả năng đáp ứng các yếu tố đầu vào của thị trường, mức độ phụ thuộc vào các nhà cung cấp; Nguồn cung cấp các yếu tố đầu vào từ thị trường trong nước hay nhập khẩu, các chính sách được ưu đãi; Xu hướng biến động về giá cả và những yếu tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm; Đánh giá về uy tín và mối quan hệ với các đối tác nhằm đánh giá mức độ tin cậy và vị thế của Doanh nghiệp.

Đánh giá năng lực sản xuất, trình độ cơng nghệ (Đối với doanh nghiệp sản xuất): Khả năng đáp ứng của công nghệ hiện tại đối với yêu cầu về mẫu mã, chất lượng, số lượng sản phẩm; Thực trạng máy móc thiết bị, nhà xưởng hiện tại.

Các điều kiện về sản xuất: Những thay đổi về khả năng sản xuất và tỷ lệ sử dụng thiết bị; Danh sách và chủng loại các sản phẩm có thể sản xuất; Chi phí đầu vào cho sản xuất, số lượng nhân công vận hành, số giờ sản xuất ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất; Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi nhu cầu, cách quản lý, số lượng

hàng tôn kho, thay đổi về giá; Công suất vận hành hiện tại của dây chuyền máy móc/thiết bị: Nếu ln đạt mức công suất thiết kế thì cần xem tuổi thọ của dây chuyền/ thiết bị, nếu công suất thường xuyên ở mức dưới 60% cần chú ý xem xét

nguyên nhân là do ít đơn đặt hàng hay do chất lượng của dây chuyền công nghệ.

Thẩm định hoạt động bán hàng, tiêu thụ sản phẩm

- Phương thức phân phối của doanh nghiệp, cách thức tổ chức, các hoạt động bán hàng trực tiếp hay thông qua đại lý.

- Xác định quy mô, địa điểm phân bố, khả năng đáp ứng yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh của mạng lưới phân phối đang áp dụng.

Với những doanh nghiệp xuất khẩu cần phân tích: Những thay đổi về số lượng xuất khẩu khách hàng theo từng nước, vùng và từng sản phẩm; Tỷ lệ doanh thu từ hoạt động xuất khẩu trên tổng doanh thu; Môi trường kinh doanh, các nhân tố ảnh hưởng tới sự thay đổi về xuất khẩu; Phương thức xuất khẩu (trực tiếp hoặc qua uỷ

thác); Những thay đổi về giá xuất khẩu, so sánh với giá trong nước; Phương pháp,

các điều kiện thanh tốn, sự hỗ trợ từ Chính phủ, cạnh tranh quốc tế, những thay đổi các chi phí về thuế quan của các nước nhập khẩu, chính sách xuất khẩu và các dự báo tương lai.

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tưcần phân tích sâu hơn các rủi ro liên quan: Đối với mỗi phương án có thể phát sinh những rủi ro khác nhau. Tuỳ tình hình thực tế, cán bộ tín dụngđánh giá các rủi ro khác nhau theo những dự án khác nhau. Các rủi ro có thể đề cập đến như: Rủi ro về thị trường, Rủi ro kinh tế vĩ mô...

Các rủi ro liên quan đến việc thực hiện dự án đầu tư như: Rủi ro về tiến độ thực hiện (đối với những dự án xây dựng), rủi ro về kỹ thuật, vận hành, bảo trì; Rủi ro về thị trường; Rủi ro về mơi trường và xã hội; Rủi ro kinh tế vĩ mô (Rủi ro về tỷ giá hối đoái, Rủi ro về lãi suất, Rủi ro lạm phát…); Rủi ro chính sách; Những thay đổi bất lợi về chính sách: các quy định mới về thuế, hạn chế về chuyển tiền, sự thay đổi trong các quy định của Luật, Nghị quyết, Nghị định và các chế tài khác có liên

quan tới dòng tiền của Dự án.Và các yếu tố khác liên quan theo đặc thù của dự án

kinh doanh...

Ngoài ra, đối với dự án đầu tư, hầu hết các chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư đều phải dựa trên tỷ lệ chiết khấu, do đó cần phải xây dựng và xác định tỷ lệ chiết khấu thích hợp. Về bản chất, tỷ lệ chiết khấu là chi phí cơ hội của dự án, nó thể hiện mức lợi nhuận kỳ vọng tối thiểu đem lại cho nhà đầu tư. Và đứng trên quan điểm của Ngân hàng thì tỷ lệ chiết khấu của dự án phản ánh mức lợi nhuận trung bình tối thiểu mà Ngân hàng và doanh nghiệp kỳ vọng nhận được khi thực hiện dự án đầu tư. Hiện nay, trong thẩm định tài chính dự án đầu tư,

BIDV sử dụng lãi suất cho vay trung dài hạn làm tỷ lệ chiết khấu, do đó tỷ lệ này là chưahợp lý, chưa phản ánh đúng bản chất của tỷ lệ chiết khấu. Bởi vì, trong cơ cấu vốn đầu tư của một dự án xin vay thường bao gồm nhiều nguồn vốn tài trợ khác ngồi nguồn vốn đi vay Ngân hàng nên khơng thể đồng nhất một cách đơn giản tỷ lệ chiết khấu với lãisuất cho vay trung dài hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP đầu tư và PHÁT VIỆT NAM CHI NHÁNH bắc QUẢNG BÌNH (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)