Nội dung thực hiện thẩm định tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP đầu tư và PHÁT VIỆT NAM CHI NHÁNH bắc QUẢNG BÌNH (Trang 49)

5. Kết cấu luận văn

2.2.2. Nội dung thực hiện thẩm định tín dụng

2.2.2.1. Thẩm định tính xác thực, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay vốn của khách hàng

 Đối với khách hàng là cá nhân

- Giấy đề nghị vay vốn, giải trình mục đích vay vốn.

- Chứng minh nhân dân, hộ khẩu của người đứng tên vay và vợ/chồng của người đứng tên vay.

- Giấy tờ liên quan tài sản đảm bảo: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở và quyền sử dụng đất ở…

- Chứng minh nhân dân, hộ khẩu của người đứng tên trên tài sản đảm bảo và những người có liên quan nếu tài sản thế chấp thuộc sở hữu của người thứ ba.

- Giấy tờ chứng minh thu nhập: giấy xác nhận nghề nghiệp, bảng lương,… Giấy tờ chứng minh mục đích vay vốn: giấy nhận tiền đặt cọc, hợp đồng mua bán…

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

- Giấy phép kinh doanh (đối với hộ kinh doanh cá thể).

 Đối với khách hàng doanh nghiệp:

- Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn: Cán bộ tín dụng phải kiểm tra tính xác thực của hồ sơ vay vốn qua cơ quan phát hành ra chúng hoặc qua các kênh thông tin

khác.

- Kiểm tra hồ sơ pháp lý: CBTD kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ, văn bản trong hồ sơ pháp lý:

1. Quyết định thành lập của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

2. Giấy phép đầu tư của cấp có thẩm quyền cấp

3. Quyết định thành lập của doanh nghiệp

4. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

5. Giấy phép hành nghề đối với một số ngành nghề cần giấy phép

6. Biên bản góp vốn, danh sách thành viên

7. Các tài liệu khác liên quan đến quản lý vốn và tài sản

8. Điều lệ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

9. Quyếtđịnh bổ nhiệm HĐQT, TGĐ ( GĐ), kế toán trưởng

10. Các giấy tờ khác liên quan

- Kiểm tra hồ sơ vay vốn và hồ sơ bảo đảm tiền vay.

- Kiểm tra mục đích vay vốn: Kiểm tra xem mục đích vay vốn của doanh nghiệp có phù hợp với đăng ký kinh doanh không.Đối với những khoản vay bằng ngoại tệ thì kiểm tra mục đích vay vốn đảm bảo phù hợp với quy định quản lý ngoại hối.

2.2.2.2. Thẩm định những thông tin khác về khách hàng

Thẩm định về những mối quan hệ và uy tín của khách hàng trong các mối quan hệ thông qua phỏng vấn trực tiếp, tìm hiểu từ hàng xóm, từ đối tác kinh doanh của khách hàng, từ người quản lý địa phương.

Thông qua tiếp xúc và từ các nguồn tin khác (hàng xóm, bạn hàng của khách hàng…), cán bộ tín dụng sẽ hiểu được rõ hơn về khách hàng, biết được tính cách

của khách hàng như thế nào, kinh nghiệm của khách hàng trong việc kinh doanh, tình hình quan hệ kinh doanh với các đối tác có tốt không, mối quan hệ với địa

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

Các mối quan hệ với các tổ chức tín dụng khác.Từ thông tin được cung cấp bởi khách hàng, các thông tin từ các nguồn khác, Cán bộ thẩm định sẽ biết được lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng, từ đó phân tích được uy tín của khách hàng trong các mối quan hệ tín dụng ở hiện tại và tương lai.

2.2.2.3. Thẩm định năng lực tài chính vàkhả năng trả nợ của khách hàng

Ngoài các thông tin mà khách hàng đã cung cấp, cán bộ tín dụngsẽ tìm hiểu rõ hơn về nơi kinh doanh sản xuất, tình hình kinh doanh sản xuất của khách hàng, thu nhập thực tế của khách hàng, máy móc thiết bị - phương tiện vận tải - nguyên nhiên

liệu - hàng hoá dùng để kinh doanh hiện có của khách hàng, các khoản nợ của khách hàng, các khoản phải thu của khách hàng.

Tìm hiểu tổng chi phí cho phương án, dự án, trừ đi phần vốn tự có thì khách hàng muốn vay thêm bao nhiêu, vay trong bao lâu.

Với thu nhập thực tế hàng tháng, trừ đi tổng chi phí, thì khách hàng có mong muốn trả nợ như thế nào, trả trong bao nhiêu kỳ, mỗi kỳ trả bao nhiêu, kỳ trả nợ theo tháng hay theo quý hay theo mỗi 06 tháng.

Cán bộ tín dụng cũng tiến hành phân tích ngành: Để đánh giá tình hình và triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp thì cán bộ tín dụngphải phân tích trong mối quan hệ với tình hình thị trường hiện tại: Xu hướng phát triển của ngành; các vấn đề liên quan đến cải tiến kỹ thuật; sản phẩm và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước; những thay đổi về điều kiện lao động; chính sách của Chính phủ ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp; vị thế hiện tại của doanh nghiệp trong ngành; phương pháp sản xuất,công nghệ, nhãn hiệu thương mại của công ty, đánh giá tác đối với việc nâng cao mức cạnh tranh của công ty.

2.2.2.4. Thẩm định tài sản đảm bảo

Tài sản đảm bảo là cơ sở để xác lập trách nhiệm người vay, giảm thấp rủi ro tín dụng, mặc dù đây không phải là đều kiện duy nhất để quyết định cho vay, không phải là phương tiện duy nhất để đảm bảo an toàn vay vốn. Khi nhận tài sản cầm cố, thế chấp, cán bộtín dụng phải có trách nhiệm kiểm tra tình trạng thực tế của tài sản bảo đảm đồng thời phân tích, thẩm định tài sản bảo đảm:

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

- Đối với cho vay không có đảm bảo, cán bộ tín dụng phải xem xét dựa trên: Cơ sở pháp lý của việc cho vay không có bảo đảm, so sánh với các điều kiện cho vay không có đảm bảo theo quy định của BIDV và các quy định khác có liên quan. Sau đó, đối chiếu dư nợ với mức cho vay không có đảm bảo tại BIDV.

- Đối với cho vay có bảo đảm bằng tài sản của khách hàng: tên, cơ sở pháp lý, giấy tờ pháp lý của tài sản đảm bảo, tài sản thế chấp có phù hợp với quy định không? Triển vọng của tài sản, sự tranh chấp, đồng sở hữu, trị giá, xu hướng biến động giá, dự kiến giá trị phát mại khi đến hạn trả nợ, khả năng phát mại trên thị trường; Khả năng, phương án quản lý tài sản đảm bảo; Đối chiếu dư nợ vay, xác định tỷ lệ % vay so với đảm bảo, thủ tục cầm cố, kết quả đăng ký giao dịch đảm bảo, thời gian và mức bảo hiểm của tài sản.

- Đối với bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba: Nêu rõ các yếu tố về tài sản của bên thứ ba; Nêu rõ mối quan hệ giữa người đi vay và người bảo lãnh; Nội dung cam kết, thời hạn cam kết, điều kiện cam kết.

- Đối với tài sản hình thành từ vốn vay:

Nêu rõ cam kết thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay và các điều kiện khác của khách hàng.

Trong trường hợp cầm cố bằng hàng hoá thì cán bộ tín dụng yêu cầu khách hàng nêu rõ hợp đồng thuê kho bên thứ ba hay để tại kho đơn vị, kho Ngân hàng.

Các nguồn thông tin được sử dụng để thẩm định tài sản đảm bảo của khách hàng dựa trên: Hồ sơ tài liệu khách hàng cung cấp, khảo sát thực tế để khẳng định lại các thông tin thu thập được từ khách hàng và phát hiện những vấn đề mới cần thẩm định, các loại giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền liên quan tới tài sản đảm bảo; các nguồn

thông tin trên báo chí, chính quyền địa phương…các thông tin này thường mang tính khách quan, là cơ sở để xác định quyền sở hữu, xác định giá trị tài sản đảm bảo.

Cán bộ tín dụng phải làm rõ được các vấn đề về tính pháp lý của giấy chứng nhận quyền sở hữu và các giấy tờ liên quan tới tài sản đảm bảo. Sau khi xác định được nguồn gốc, đặc điểm của tài sản, giá trị của tài sản, các biện pháp quản lý tài sản an toàn và hiệu quả… Cán bộ tín dụng lập báo cáo thẩm định để trình Giám đốc

Chi nhánh hoặc người được uỷ quyền.

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

2.3. Thực trạng chất lƣợng thẩm định tín dụng tại BIDV Bắc Quảng Bình

2.3.1. Nhóm tiêu chí liên quan đến việc xây dựng quy trình, phƣơng pháp và việc thực hiện nội dung quy trình

Căn cứ Quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng do NHNN

ban hành, BIDV đã cho ban hành Quy chếcho vay để hướng dẫn cho toàn hệ thống thực hiện hoạt động tín dụng (Quyết định số 4275/QĐ-VP ngày 25 tháng 8 năm

2008 về việc ban hành quy định trình tự, thủ tục cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp; Quyết định số4321/QĐ- TD3 ngày 27 tháng 8 năm 2008 về việc ban

hành quy định trình tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ). Kèm theo đó là các Quyết định liên quan nhằm hướng dẫn chi tiết cho từng sản phẩm, ngành hàng, vùng… Bên cạnh đó BIDV cũng đã hệ thống được các văn bản hướng dẫn liên quan đến hoạt

động tín dụng thông qua kênh thư viện điện tử. Nhằm đảm bảo các quy định của pháp luật, các cơ chế, chính sách, định hướng của BIDV trong hoạt động cấp tín dụng được tuân thủđầy đủ và đưa ra những cảnh báo nhằm hạn chế rủi ro; đảm bảo các khoản cấp tín dụng được sử dụng đúng mục đích, phát hiện chấn chỉnh kịp thời những tồn tại, vi phạm có khảnăng ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ của Ngân hàng; và bên cạnh đó, kiểm soát và cung cấp thông tin phục vụ cho công tác quản lý điều hành và cung cấp các thông tin tín dụng cho cơ quan có thẩm quyền, BIDV luôn chú trọng xây dựng, tổ chức bộ máy giám sát tín dụng độc lập một cách hiệu quả. Về tổ chức, BIDV Hội sở chính có Ban quản lý rủi ro thì BIDV Bắc Quảng Bình có phòng quản lý rủi ro để thực hiện kiểm tra, rà soát lại hồ sơ cấp tín dụng. Nội dung công việc của phòng quản lý rủi ro liên quan đến hoạt động cấp tín dụng bao gồm:

- Tiếp nhận báo cáo đề xuất tín dụng và hồ sơ tín dụng từ phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng khách hàng cá nhân và phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh.

- Thực hiện thẩm định rủi ro các đề xuất cấp tín dụng và lập báo cáo thẩm định rủi ro kèm theo hồsơ tín dụng trình lãnh đạo phòng quản lý rủi ro.

- Thực hiện kiểm tra, rà soát lại nội dung của báo cáo thẩm định rủi ro, ghi ý kiến và ký kiểm soát để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro.

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

2.3.2. Nhóm tiêu chí liên quan đến cán bộ phụ trách thẩm định

Vềcơ cấu, vềđộ tuổi, trình độ nhân sự của BIDV Bắc Quảng Bình những năm

gần đây có sựthay đổi nhiều so với các năm trước, đặc biệt trình độ đại học và sau

đại học của đội ngũ cán bộ nhân viên tăng lên rõ rệt. Ngoài ra trình độ cán bộ nói chung và cán bộ thẩm định tín dụng của BIDV Bắc Quảng Bình được nâng lên do

thường xuyên được đào tạo và bồi dưỡng lại các nghiệp vụ và kiến thức mới.

Tại Chi nhánh, các món vay cá nhân được phụ trách bởi phòng khách hàng cá nhân, các món vay doanh nghiệp được phụ trách bởi phòng khách hàng doanh nghiệp. Mỗi cán bộ phụ trách một nhóm khách hàng từ khâu tiếp nhận khách hàng, thẩm định đến thu hồi vốn. Ngoài ra, trong đội ngũ cán bộ thẩm định, có một số cán bộđược giao chuyên trách thẩm định dự án, phương án của một doanh nghiệp lớn nhất định, điều này làm tăng tính chuyên môn hóa, hiệu quả của công tác thẩm định.

Để nhìn nhận khách quan hơn về cán bộ thẩm định tín dụng, luận văn thực hiện nghiên cứu định tính. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phương

pháp phỏng vấn chuyên gia với lãnh đạo Ngân hàng BIDV Bắc Quảng Bình.

Cuộc thảo luận được tiến hành dưới hình thức là cuộc trao đổi giữa tác giả và

lãnh đạo Ngân hàng (Ban giám đốc và lãnh đạo cấp phòng) về những năng lực và

thái độ làm việc của cán bộ thẩm định tín dụng BIDV Bắc Quảng Bình. Tác giả chỉ định hướng cho cuộc trao đổi đi theo đúng hướng đểđạt được các mục tiêu đề ra mà không can thiệp vào suy nghĩ và câu trả lời của lãnh đạo Ngân hàng và cũng không

nhận xét, đánh giá về các câu trả lời. Kết quả thảo luận cho thấy:

- Hầu hết cán bộ lãnh đạo tham gia thảo luận đều đánh giá cao về tinh thần trách nhiệm trong công việc, trình độ, đạo đức nghề nghiệp, sự minh bạch trong quá trình xử lý công việc của cán bộ thẩm định tín dụng.

- Tuy nhiên, lãnh đạo Ngân hàng chưa đánh giá cao kỹnăng thu thập và xử lý thông tin của các cán bộ thẩm định tín dụng. Lãnh đạo Ngân hàng cho rằng, với đặc thù công việc thẩm định cần xử lý thông tin nhanh và chính xác thì vấn đề này sẽ gây ra những điểm hạn chế trong kết quả thẩm định của hồsơ vay vốn của Ngân hàng. Và

100% lãnh đạo Ngân hàng BIDV Bắc Quảng Bình tham gia thảo luận đều nhận định

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

rằng, đây chính là vấn đề cần phải nhanh chóng khắc phục để góp phần nâng cao chất

lượng và hiệu quả công tác thẩm định tại BIDV Bắc Quảng Bình.

2.3.3. Nhóm tiêu chí về nguồn thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định

Nguồn thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định tại BIDV Bắc Quảng Bình được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau: hồsơ đề nghị cấp tín dụng, hồsơ khách hàng, các cơ quan chức năng có liên quan (trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng nhà nước - CIC... ), trực tiếp phỏng vấn khách hàng, cập nhật thông tin trên thịtrường, đi thực tế...

Về hồsơ đề nghị cấp tín dụng và hồsơ khách hàng, BIDV Bắc Quảng Bình đã có quy định rõ danh mục hồsơ cho từng loại sản phẩm tín dụng. Tuy nhiên, khi nhận được

đầy đủ bộ hồsơ khách hàng, cán bộ phụ trách thẩm định tín dụng không tiến hành phân tích tín dụng ngay mà trước tiên phải thẩm định mức tin cậy của thông tin trong bộ hồsơ

khách hàng cung cấp.

Ngoài ra, nếu khách hàng đã từng có quan hệ với BIDV Bắc Quảng Bình trước đây

thì thông tin của khách hàng sẽđược lưu giữ tại hệ thống thông tin tín dụng. Hệ thống thông tin tín dụng là tập hợp các thông tin liên quan đến quá trình cấp tín dụng đối với

khách hàng được thu thập, xử lý, tổng hợp, khai thác và cung cấp trên phạm vi toàn hệ

thống BIDV với mục đích đảm bảo an toàn cho hoạt động cấp tín dụng của BIDV, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Hệ thống thông tin tín dụng tại BIDV có hai cấu thành chính là: thông tin khách hàng có quan hệ tín dụng, hệ thống các báo cáo tín dụng:

- Hệ thống thông tin khách hàng có quan hệ tín dụng được cập nhật và lưu trữ trong hồsơ cấp tín dụng và nhập vào hệ thống thông tin của BIDV bởi các đơn vị kinh doanh, chủ yếu do bộ phận tín dụng thực hiện;

- Hệ thống báo cáo thông tin tín dụng: Thực hiện theo quy định của NHNN, cơ

quan thống kê và yêu cầu quản trị của BIDV nhằm quản trị thông tin tín dụng chi tiết tới từng khách hàng, lịch sử giao dịch và quan hệ với BIDV; cung cấp các báo cáo quản trị

tín dụng của BIDV như thông tin diễn biến dư nợ, nợ quá hạn, nợ xấu, tài sản bảo đảm, lãi suất, kỳ hạn,... một mặt nhằm đưa ra cảnh báo cho hệ thống, bảo đảm duy trì các tỷ lệ,

chính sách, định hướng tín dụng, mặt khác làm tư liệu cho những lần vay sau.

TRƯỜ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP đầu tư và PHÁT VIỆT NAM CHI NHÁNH bắc QUẢNG BÌNH (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)