6. Bố cục của luận văn
3.2.4. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức
- Về nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức
Hiện nay, Cục Thuế tỉnh mới chỉ xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thông qua việc đánh giá có phần chủ quan của Trưởng các phòng. Để xác định chính xác nhu cầu đào tạo của đội ngũ này thì việc xác định nguyện
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
vọng được đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ, công chức là một công việc nên được tiến hành thường xuyên. Có như vậy, cán bộ quản lý mới hiểu được mong muốn của cán bộ, công chức từ đó xác định nhu cầu bồi dưỡng phù hợp, đáp ứng kịp thời được nhiều người ủng hộ.
- Về kế hoạch và chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
Hiện nay, công tác xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng được Cục Thuế thực hiện theo quy trình khá chặt chẽ, tuy nhiên nội dung các chương trình đào tạo, bồi dưỡng còn chung chung, mang nặng tính lý thuyết, do đó, để hoàn thiện hơn về chương trình bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ thì Cục Thuế cần phải:
- Đưa nhiệm vụ biên soạn chương trình theo vị trí việc làm thành nhiệm vụ thường xuyên hàng năm của cơ sở đào tạo cán bộ, công chức; khuyến khích cơ sở đào tạo, đơn vị biên soạn các chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu, vị trí việc làm; tập trung vào việc trang bị kiến thức, kỹnăng và thái độ thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
- Tổ chức biên soạn lại các chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn đảm bảo không trùng lặp, có kết cấu hợp lý giữa lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn, nội dung kiến thức tiêu chuẩn với kỹ năng, kinh nghiệm theo yêu cầu vị trí việc làm của cán bộ, công chức.
- Đánh giá chất lượng, hiệu quảđào tạo, bồi dưỡng thành hoạt động bắt buộc và thường xuyên của đơn vị; xây dựng cơ chế khuyến khích các cơ quan, đơn vị tham gia đánh giá chất lượng, hiệu quảđào tạo, bồi dưỡng.