Giới thiệu khái quát về Công ty Bảo việt Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty bảo việt thái nguyên (Trang 47)

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty Bảo Việt Thái Nguyên tiền thân là Tổ Bảo hiểm Bắc Thái được thành lập năm 1980.[6]

Năm 1997, Bộ Tài chính đã ra quyết định số 76/TC/QĐ/TCCB ngày 1 /01/1997 đổi tên công ty Bảo hiểm Bắc Thái thành Công ty Bảo hiểm Thái Nguyên. Đến năm 2001 Bảo hiểm Thái Nguyên tiếp tục tách ra thành 2 Công ty: Bảo hiểm Thái Nguyên và Bảo hiểm Nhân thọ Thái Nguyên. Năm 2007 Bộ tài chính có giấy phép số 4 /KDBH ngày 23/11/2007 cho phép Tập đoàn Bảo Việt được thành lập Tổng Công ty Bảo Hiểm Bảo Việt dưới hình thức chuyển đổi Bảo hiểm Việt Nam từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty TNHH một thành viên do Tập đoàn Bảo Việt đầu tư 100% vốn, theo đó Công ty Bảo hiểm Thái Nguyên được đổi tên thành Công ty Bảo Việt Thái Nguyên. Công ty Bảo Việt Thái Nguyên là thành viên trực thuộc Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt. Với hệ thống mạng lưới gồm 67 công ty thành viên và hơn 300 phòng kinh doanh phục vụ khách hàng trên toàn quốc, hơn 3.000 cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, tiềm lực tài chính vững mạnh, sản phẩm đa dạng và ưu việt, năng lực quản trị - kinh doanh, quản l rủi ro và giải quyết bồi thường tốt, Bảo hiểm Bảo Việt tự tin về khả năng tư vấn và đáp ứng mọi yêu cầu bảo hiểm của khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.

Trụ sở chính của công ty: Số 1 đường Hoàng Văn Thụ, Tp Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty

Công ty Bảo Việt Thái Nguyên trực thuộc tập đoàn bảo việt có cơ cấu như sau: - Tổng số lao động: 60 người

- Số lao động có trình độ trên đại học: 1 người - Số lao động có trình độ đại học: 2 người - Trình độ khác: 20

Cơ cấu tổ chức của công ty: Công ty Bảo Việt Thái Nguyên sắp xếp mô hình tổ chức theo cơ cấu chức năng, nghĩa là mỗi phòng ban của công ty được xắp sếp theo công việc mà bộ phận đó có nghĩa vụ hoàn thành. Mỗi phòng ban được xắp sếp theo một công việc cụ thể, nhưng thành một hệ thống nhất để hoàn thành mục tiêu chiến lược công ty đã đề ra. Số phòng ban theo chức năng phụ thuộc vào quy mô của tổ chức từng khu vực.[8]

Hình 1: Cơ cấu tổ chức của Công ty Bảo Việt Thái Nguyên

* Giám đốc:

Là người có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Tập đoàn trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông. Giám đốc quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của Công ty và đưa ra

Giám Đốc Phó giám đốc Phòng QL rủi ro Phòng quản l tài sản Phòng kiểm toán nội bộ Phòng chiến lược và đầu tư Phòng Thù lao và bổ nhiệm Phòng CNTT Phòng Quản l hoạt động Phòng chiến lược thị trường Phòng tài chính Phòng kiểm soát Phòng quản l tài chính Phòng kinh doanh Phòng giám định bồi thường

những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thị trường. Giám đốc thông qua các vấn đề trọng tâm liên quan đến chiến lược phát triển của công ty theo định hướng như các vấn đề về quản trị doanh nghiệp, đầu tư, xây dựng cơ bản theo định hướng phát triển của Tập đoàn, quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ thông tin hướng tới mô hình quản l tập trung. Để tiến hành hoạt động của Công ty Giám đốc chỉ đạo thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty và xây dựng các quy chế sau:

1. Quy chế làm việc của Công ty

2. Quy chế quản l người đại diện vốn góp của Bảo Việt tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Tập đoàn.

3. Quy chế bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ giữ chức vụ quản l của công ty 4. Các quy chế khác liên quan đến vấn đề nhân sự và tiền lương của công ty thông qua qua quy chế nội bộ của toàn Tập đoàn. Giám đốc Bảo Việt Thái Nguyên duy trì việc họp định kỳ mỗi tháng một lần nhằm bàn bạc, trao đổi, thống nhất và kịp thời đưa ra các chỉ đạo trong điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty. Ngoài việc tổ chức họp định kỳ thường xuyên, Giám đốc có thể triệu tập họp bất thường hoặc thực hiện lấy kiến các thành viên công ty bằng văn bản để ban hành các quy định, Quyết định của giám đốc dựa trên sự nhất trí, đồng lòng của các thành viên và trên cơ sở lợi ích vì sự phát triển bền vững của Tập đoàn.

* Phòng kiểm soát công ty:

Các thành phòng Kiểm soát được bầu bằng nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông từ tập đoàn theo phương thức bầu dồn phiếu với số lượng cụ thể do Đại hội đồng cổ đông quyết định từ 3 đến người.

Phòng kiểm soát là bộ phận có thẩm quyền thay mặt công ty giám sát hoạt động của ban giám đốc trong việc quản l và điều hành hoạt động kinh doanh của công ty. Phòng Kiểm soát hoạt động một cách độc lập với ban Giám đốc, thực hiện việc thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm và sáu tháng của công ty để gửi về Tập đoàn, xem xét thư quản l của kiểm toán viên độc lập và báo cáo của công ty với

Tập đoàn về các hệ thống kiểm soát nội bộ, đồng thời đề xuất lên Đại hội đồng cổ đông việc lựa chọn công ty kiểm toán độc lập, mức phí kiểm toán và mọi vấn đề liên quan đến sự rút lui hay bãi nhiệm của công ty kiểm toán độc lập; báo cáo lên ban Giám đốc về tính hợp l , hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản l , điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính. Phòng Kiểm soát họp tối thiểu hai lần một qu và phải có ít nhất ba phần tư thành viên tham gia cho một cuộc họp của Phòng Kiểm soát.

* Phòng quản lý rủi ro:

Trưởng phòng quản l rủi ro là Phó Giám đốc của công ty kiêm nhiệm. Phòng Quản l rủi ro của công ty có chức năng tham mưu đổi mới mô hình quản trị, đổi mới cơ cấu tổ chức của công ty theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Phòng quản l rủi ro ban hành chiến lược, chính sách quản l rủi ro, thực hiện giám sát hoạt động quản l rủi ro toàn công ty, bao gồm: rủi ro bảo hiểm; rủi ro đầu tư; rủi ro hoạt động và các rủi ro khác Phòng quản l rủi ro của công ty phối hợp các bộ phận để thực hiện và tiếp tục hoàn thiện các Quy chế quản l rủi ro. Quy chế quản l rủi ro quy định cơ cấu tổ chức, quyền hạn và trách nhiệm quản l rủi ro của toàn công ty theo quy định của Tập đoàn, ban điều hành và các bộ phận liên quan. Quy chế này cũng nêu ra các định nghĩa, cách thức nhận biết những rủi ro trọng yếu và các chuẩn mực quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Công ty và các bộ phận phòng ban khác.

*Phòng kiểm toán:

Phòng kiểm toán có chức năng tư vấn và giúp việc cho Giám đốc trong việc đảm bảo có được một hệ thống hiệu quả về kiểm soát nội bộ và tuân thủ pháp luật; đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về báo cáo tài chính ra bên ngoài, bao gồm các yêu cầu áp dụng cho việc niêm yết trên thị trường chứng khoán theo các quy định của pháp luật và Điều lệ củaTập đoàn. Phòng Kiểm toán chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát tính trung thực của các báo cáo tài chính liên quan đến tình hình hoạt động kinh doanh của công ty; kiểm tra, giám sát kế hoạch kiểm toán nội bộ, tính hiệu quả của hoạt động kiểm toán nội bộ và sự hợp tác giữa phòng Kiểm toán nội bộ với tổ chức kiểm toán độc lập; xem xét, đánh giá thực trạng quy chế tài chính và kế toán của Công ty; giám sát tính độc lập,

khách quan các hoạt động khác được quy định tại Quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của phòng .

*Phòng chiến lược và đầu tư:

Phòng Chiến lược và Đầu tư là phòng trực thuộc của công ty, có chức năng hoạch định chiến lược phát triển, đánh giá kết quả thực hiện chiến lược kinh doanh và đề xuất thay đổi về chiến lược kinh doanh của Công ty; thúc đẩy việc thực hiện chiến lược và kế hoạch phát triển chung của Tập đoàn; hoạch định chiến lược đầu tư, xây dựng chính sách và nguyên tắc đầu tư ngắn, trung và dài hạn; nghiên cứu, thẩm định, đánh giá các khoản đầu tư thuộc thẩm quyền của Ban giám đốc.

Phòng Chiến lược và Đầu tư có từ ba đến năm ủy viên. Các ủy viên của phòng Chiến lược và Đầu tư sẽ do Giám đốc công ty bổ nhiệm cho từng nhiệm kỳ phù hợp với nhiệm kỳ chung của Tập đoàn.

* Phòng thù lao và bổ nhiệm:

Phòng Thù lao và Bổ nhiệm là phòng trực thuộc Công ty, có chức năng tư vấn và tham mưu cho Giám đốc trong việc hoạch định, thúc đẩy và đánh giá việc thực hiện chiến lược và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực Công ty; nghiên cứu, thẩm định, đánh giá các đề xuất của của Giám đốc, Hội đồng thành viên các phòng ban do Công ty đầu tư toàn bộ, phòng có chức năng xem xét phê duyệt về những vấn đề cơ bản trong mô hình quản trị doanh nghiệp, công tác quản l lao động và tiền lương của Công ty; xây dựng và thực hiện các chính sách quản l liên quan đến công tác tổ chức cán bộ của Công ty. Phòng Thù lao và Bổ nhiệm có từ ba đến năm ủy viên. Các ủy viên của phòng Thù lao và Bổ nhiệm do Giám đốc bổ nhiệm có thời hạn phù hợp với nhiệm kỳ của Công ty. Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm lãnh đạo, quản l và điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty Bảo Việt Thái Nguyên; quyết định các công việc theo chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được quy định trong Điều lệ củaTập đoàn Bảo Việt; thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Quy chế hoạt động của Công ty. Song song với việc hình thành các phòng ban giúp việc thuộc Công ty, mô hình tổ chức được xây dựng trên nguyên tắc phân công, quản l theo các Khối chức năng.

* Phòng Công nghệ thông tin:

Có chức năng chịu trách nhiệm quản l , điều hành, giám sát việc thực thi các chiến lược, chính sách, quy trình, kế hoạch hàng năm, triển khai phát triển hệ thống công nghệ thông tin của Công ty. Lãnh đạo Khối là Trưởng phòng Công nghệ thông tin.

* Phòng quản lý hoạt động:

Có chức năng chịu trách nhiệm quản l , điều hành, giám sát việc thực thi các chiến lược, chính sách, quy trình và kế hoạch hàng năm liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty trong phạm vi chức năng nhiệm vụ được giao bao gồm: công tác quản l hoạt động kinh doanh; công tác thư k tổng hợp, văn thư, lưu trữ, hành chính lễ tân, quản trị tài sản, pháp chế và tuân thủ, quan hệ hợp tác quốc tế và thi đua khen thưởng; hoạt động truyền thông, marketing, thương hiệu và quan hệ với cổ đông; công tác Đảng – Đoàn thể.

Có chức năng chịu trách nhiệm quản l , điều hành, giám sát việc thực thi các chiến lược, chính sách, quy trình và kế hoạch hàng năm liên quan đến hoạt động tuyển dụng, thu hút, duy trì, phát triển nguồn nhân lực của Công ty trong phạm vi chức năng nhiệm vụ được giao, bao gồm: công tác hoạch định chiến lược, chính sách về nhân sự; công tác phát triển tổ chức; công tác tuyển dụng; chính sách lương thưởng, phúc lợi; công tác Quản l và sử dụng lao động; công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Có chức năng chịu trách nhiệm quản l , điều hành, giám sát việc thực thi các chiến lược, chính sách, quy trình và kế hoạch hàng năm liên quan đến hoạt động xây dựng chiến lược, phát triển thị trường, quản l các dự án phát triển kinh doanh của Công ty trong phạm vi chức năng nhiệm vụ được giao bao gồm: công tác xây dựng chiến lược kinh doanh; công tác nghiên cứu, phát triển, mở rộng thị trường mới và lĩnh vực kinh doanh mới; quản l các dự án phát triển kinh doanh.

* Phòng quản lý tài chính:

Có chức năng chịu trách nhiệm quản l , điều hành, giám sát việc thực thi các chiến lược, chính sách, quy trình và kế hoạch hàng năm liên quan đến lĩnh vực tài chính, kế toán, thống kê, phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty trong phạm vi chức năng

nhiệm vụ được giao bao gồm: công tác xây dựng chiến lược tài chính; công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính; công tác thống kê, phân tích và thông tin kinh tế; công tác tài chính, thuế; công tác kế toán, báo cáo tài chính và kiểm toán độc lập; công tác hỗ trợ, phát triển và kiểm soát về tài chính, kế toán, chiến lược, kế hoạch, thống kê trong các lĩnh vực trên.

Ngoài các phòng ban trên Công ty còn có các bộ phận trực thuộc tương đương phòng như: Phòng quan hệ khách hàng,Phòng kinh doanh;Phòng quản l tài sản; phòng quản l hoạt động; Phòng chiến lược thị trường. Việc hình thành các Khối chức năng đã tạo ra những ưu việt rõ ràng trong khâu quản l , điều hành, cụ thể: đáp ứng được các chuẩn mực về quản trị doanh nghiệp tiên tiến; việc tổ chức bộ máy mang tính năng động cao, có thể được điều chỉnh tùy theo từng thời kỳ cho phù hợp với việc quản l kinh doanh; giúp Lãnh đạo Công ty thực hiện việc quản trị doanh nghiệp theo hướng tập trung; tạo lập được tính chuyên môn hóa cao; quá trình ra các quyết định được kịp thời, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả quản l hoạt động và kinh doanh của Công ty. Việc xác định nhiệm vụ cụ thể của các phòng chức năng là cơ sở để xây dựng bản mô tả công việc đối với từng chức danh công việc và xây dựng chính sách lương, thưởng phù hợp nhằm thu hút nhân sự có năng lực, góp phần vào quá trình đổi mới và góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của Tập đoàn Bảo Việt nói chung và Công ty Bảo Việt Thái Nguyên nói riêng..

2.1.3 Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty

a. Kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm

Thứ nhất, các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ

Thứ hai, kinh doanh tái bảo hiểm: nhận và nhượng tái bảo hiểm liên quan đến các nghiệp vụ bảo hiểm mà Công ty cung cấp.

b. Các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm

Giám định, điều tra, tính toán, phân bổ tổn thất, đại l giám định, đại l giải quyết bồi thường và thu đòi bồi thường từ phía người thứ ba.

Một là, mua trái phiếu Chính phủ;

Hai là, mua cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp; Ba là, kinh doanh bất động sản;

Bốn là, góp vốn vào các doanh nghiệp khác;

Năm là, cho vay theo qui định của Luật Các tổ chức tín dụng; Sáu là, gửi tiền tại các tổ chức tín dụng;

Bảy là, đầu tư vào các công ty con, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước;

Tám là, các hoạt động đầu tư khác theo qui định của Pháp luật.

2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty

Qua bảng số liệu 2.1 nhận thấy kết quả kinh doanh của Công ty tăng qua các năm 201 - 2017 [9].

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ của Công ty Bảo Việt Thái Nguyên qua các năm 2015-2017

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 Tốc độ phát triển BQ (%) (+/-) ∆ % (+/-) ∆ % Doanh thu 68.017 73.743 80.124 5.726 8,42 6.381 8,65 7,86 Lợi nhuận sau thuế 3.061 3.687 4.812 626 20,45 1.125 30,5 20,63

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty bảo việt thái nguyên (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)