Một số nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn tại công đoàn viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 50 - 53)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Giới thiệu khái quát về Công đoànViện Hàn lâm Khoa học và Công

2.1.3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công

công đoàn tiêu biểu năm 2019.

- 07 tập thể, 11 cá nhân được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng khen; 11 tập thể được tặng Cờ thi đua, 52 tập thể và 102 cá nhân được Công đoàn Viên chức Việt Nam tặng Bằng khen; 152 tập thể, 195 CĐBP, tổ công đoàn và 312 cá nhân được Công đoàn Viện Hàn lâm tặng Giấy khen.

- 03 cán bộ công đoàn được Chủ tịch Viện Hàn lâm tặng Bằng khen đột xuất năm 2017 (sau khi kết thúc nhiệm kỳ).

- 01 đơn vị được giải Ba trong Cuộc thi ảnh Nét đẹp đoàn viên do Công đoàn Viên chức Việt Nam tổ chức.

- 07 cá nhân được tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức công đoàn.

- 03 cá nhân được tặng Giải thưởng “Gương mặt của năm” năm 2019. - 04 cán bộ công đoàn được tặng danh hiệu “Cá nhân điển hình tiên tiến” giai đoạn 2016-2020 cấp Công đoàn Viên chức Việt Nam.

2.1.3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn cán bộ công đoàn

Hầu hết các nhân tố ảnh hưởng đều ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ công đoàn nhưng có một số nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn, đó là:

Trước sự phát triển nhanh của khoa học và công nghệ, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức nói chung và cán bộ công đoàn nói riêng. Đối với cán bộ Viện Hàn lâm, nhân tố này còn tác động trực tiếp đến

hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 dựa trên nền tàng tích hợp cao độ của hệ thống kết nối số hóa – vật lý – sinh học với sự đột phá của internet vạn vật và trí tuệ nhân tạo. Các cán bộ, viên chức Viện Hàn lâm sẽ là đội ngũ tiên phong trong việc thực hiện và chuyển giao công nghệ. Đội ngũ cán bộ công đoàn cần quen với việc trao đổi công việc, họp nhóm qua hệ thống thư điện từ, trang mạng xã hội zalo, facebook và website của đơn vị. Hiện nay, Công đoàn Viện Hàn lâm đã thực hiện việc thông tin nhanh các văn bản hoạt động của mình qua Zalo, facebook và khuyến khích các đơn vị lập trang facebook để kết nối với trang của Công đoàn Viện Hàn lâm.

Nhân tố thuộc về tổ chức cũng là nhân tố có tác động quan trọng đến việc nâng cao chất lượng CBCĐ. Một môi trường công tác và môi trường hoạt động của CBCĐ đảm bảo dân chủ, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong công tác và học tập sẽ là động lực, động viên CBCĐ gắn bó với đơn vị. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở là điều kiện đảm bảo sự ổn định, phát triển của đơn vị. 100% các đơn vị thuộc Viện Hàn lâm đều tổ chức Hội nghị cán bộ viên chức hàng năm. Đối với tổ chức công đoàn cơ sở, cần xây dựng các quy chế: quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Uỷ ban kiểm tra; quy chế quản lý và sử dụng tài chính, tài sản công đoàn; quy chế phối hợp giữa lãnh đạo chính quyền và tổ chức công đoàn. Đơn vị nào xây dựng các quy chế hoạt động thì sẽ đảm bảo được các yếu tố để CBCĐ ở đó phát huy hết khả năng và cống hiến cho tổ chức công đoàn. Thực tế, đa số các CĐ đã xây dựng đầy đủ các quy chế hoạt động của mình nhưng còn một số đơn vị, việc xây dựng quy chế phối hợp hoạt động giữa lãnh đạo chính quyền và tổ chức công đoàn còn chưa được thực hiện.

Tuy nhiên trong thực tiễn hoạt động, đội ngũ CBCĐ của Viện Hàn lâm còn có những hạn chế, khó khăn nhất định như:

Ở các đơn vị của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, tổ chức công đoàn là công đoàn cơ sở, bộ phận. Và hoạt động công đoàn theo nguyên tắc hoạt động quần chúng, do đó phải tăng cường cán bộ công đoàn

không chuyên trách, việc thực hiện nhiệm vụ công đoàn Viện Hàn lâm thường là cán bộ làm kiêm nhiệm. Cán bộ công đoàn của Viện Hàn lâm là viên chức hành chính, viên chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn tại các đơn vị và chịu sự chi phối theo quy định của Luật Viên chức, Bộ luật Lao động. Tuy nhiên, tại các quy định của pháp luật hiện hành lại không quy định về nhiệm vụ, trách nhiệm của công chức, viên chức, người lao động kiêm giữ trách nhiệm cán bộ công đoàn của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Trong mô tả việc làm và danh mục vị trí việc làm của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, không có vị trí chức danh cán bộ công đoàn, không xác định được công việc, khối lượng và sản phẩm cụ thể của viên chức làm cán bộ công đoàn kiêm nhiệm, trong khi trên thực tế những cán bộ công đoàn tại các đơn vị sự nghiệp công lập vẫn phải thực hiện nhiệm vụ này; việc đánh giá nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ cũng chỉ đánh giá về số lượng, chất lượng, tiến độ công việc chuyên môn. Do đó, dẫn đến tình trạng cán bộ của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam kiêm nhiệm công tác công đoàn, phải thực hiện nhiệm vụ nhiều hơn viên chức khác nhưng sự ghi nhận và thể hiện bằng các văn bản pháp lý chưa đầy đủ, thiếu tính động viên, ghi nhận, đánh giá.

Ngoài ra, tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, việc nhận thức về vai trò, vị trí của cán bộ công đoàn ở một số nơi còn chưa đầy đủ. Nguyên nhân chính là do CBCĐ tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đó chưa mạnh dạn hoặc chủ động trong việc thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ theo đúng chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn. Chưa thể hiện được vai trò giám sát việc thực hiện các quy định, chế độ chính sách cho viên chức và người lao động hoặc đại diện tiếng nói bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho viên chức, người lao động. Cán bộ công đoàn chuyên trách còn mang nặng tư duy “công đoàn nhà nước”, công chức hóa, hành chính hóa các hoạt động công đoàn.

Cán bộ công đoàn cấp cơ sở tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam do không có trong mô tả vị trí việc làm nên tiêu chuẩn, điều kiện cụ

thể đối với vị trí, chức danh này cũng không có. Về trình độ chuyên môn hầu hết đều từ đại học trở lên nhưng kiến thức, kỹ năng về nghiệp vụ công tác công đoàn thì không được đào tạo cơ bản. Không có quy định bắt buộc về việc cán bộ công đoàn cấp cơ sở của Viện Hàn lâm phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ công tác công đoàn, dù Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam có Trường Đại học Công đoàn, chuyên đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức, nghiệp vụ công đoàn. Hầu hết chỉ được tập huấn mang tính chất bổ sung, cập nhật những vấn đề mới, nhưng những vấn đề cơ bản mang tính nền tảng thì thiếu. Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công đoàn của Viện Hàn lâm còn chưa thực sự hiệu quả, hàng năm dù tổ chức các khóa tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn các cấp nhưng nhiều nội dung chuyên đề chưa sát với thực tiễn công tác tại các đơn vị; việc bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ không chuyên sâu, thời lượng giảng dạy không đảm bảo, tính mới, tính thời sự chưa nhiều nên chưa thật sự thu hút và đạt chất lượng như mong muốn. Công tác quy hoạch cán bộ công đoàn ở Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam có những khó khăn nhất định, không có sự chuẩn bị, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân sự cần thiết dẫn tới việc nhiều nơi bị động, lúng túng, hẫng hụt đội ngũ cán bộ kế cận mỗi kỳ đại hội. Một số đơn vị của Viện Hàn lâm thì luân chuyển cán bộ nhanh nên hoạt động công đoàn nhiều lúc, nhiều nơi mờ nhạt, cán bộ không chuyên tâm nhận nhiệm vụ được giao.

2.2. Phân tích thực trạng chất lƣợng đội ngũ cán bộ công đoàn tại Công đoàn Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn tại công đoàn viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 50 - 53)