Xây dựng chiến lược, quy hoạch, tuyển dụng, điều động, luân chuyển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn tại công đoàn viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 68 - 79)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.2.Xây dựng chiến lược, quy hoạch, tuyển dụng, điều động, luân chuyển

2.3. Phân tích thực trạng hoạt động nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ

2.3.2.Xây dựng chiến lược, quy hoạch, tuyển dụng, điều động, luân chuyển

chuyển cán bộ công đoàn

Điều động, luân chuyển cán bộ là khâu quan trọng của công tác cán bộ, tạo điều kiện rèn luyện, bồi dưỡng, thử thách cán bộ, đặc biệt là cán bộ nguồn, cán bộ trẻ, cán bộ trong diện quy hoạch. Căn cứ vào yêu cầu, vào tiêu chuẩn đối với CBCĐ để xây dựng kế hoạch và thực hiện việc luân chuyển, điều động cán bộ cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn của mỗi đơn vị. Viện Hàn lâm và các đơn vị trực thuộc thực hiện việc tuyển dụng, điều động, luân chuyển cán bộ theo quy định của luật cán bộ viên chức.

Đối với Công đoàn Viện Hàn lâm và các công đoàn trực thuộc, thực hiện xây dựng chiến lược, quy hoạch đội ngũ CBCĐ cho nhiệm kỳ hoạt động. Ban Chấp hành Công đoàn Viện Hàn lâm xây dựng kế hoạch quy hoạch đội ngũ CBCĐ đặc biệt là quy hoạch Ban Thường vụ. Trước mỗi kỳ đại hội, Ban Chấp hành Công đoàn Viện Hàn lâm xây dựng kế hoạch quy hoạch Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Công đoàn Viện Hàn lâm; xin

ý kiến chỉ đạo của Đảng ủy Viện Hàn lâm và Công đoàn Viên chức Việt Nam về dự kiến danh sách quy hoạch.

Đối với các công đoàn trực thuộc, thực hiện sự chỉ đạo của Công đoản Viện Hàn lâm về công tác quy hoạch đội ngũ CBCĐ cho nhiệm kỳ mới, Ban Chấp hành Công đoàn đơn vị xây dựng kế hoạch quy hoạch ủy viên Ban Chấp hành, ủy viên Ban Thường vụ công đoàn, nhất là cán bộ giữ chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch công đoàn cơ sở, thông qua ý kiến của cấp ủy Đảng cùng cấp, đảm bảo đúng điều kiện, tiêu chuẩn của ủy viên Ban Chấp hành theo quy định.

Đảm bảo cơ cấu hợp lý trong việc xây dựng Ban Chấp hành của mỗi kỳ đại hội là tiền đề quan trọng của hoạt động công đoàn đơn vị. Việc lựa chọn, xây dựng Ban Chấp hành công đoàn cơ sở gồm các ủy viên có năng lực, trình độ, nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm, có uy tín trong phong trào cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và hoạt động công đoàn để lãnh đạo công đoàn viên thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội công đoàn cấp mình và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn Việt Nam trong giai đoạn mới.

Việc lựa chọn, giới thiệu nhân sự Ban Chấp hành công đoàn cơ sở phải dựa vào tiêu chuẩn, điều kiện là chính trên cơ sở đó phấn đấu thực hiện cơ cấu. Những người được giới thiệu tham gia Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở là công chức, viên chức, đoàn viên công đoàn có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của tổ chức công đoàn và theo hướng dẫn của công đoàn Viện Hàn lâm.

Công tác nhân sự phải được tiến hành theo đúng quy trình, quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Công đoàn Viên chức Việt Nam.

Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở do Đại hội bầu ra phải có bản lĩnh đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và đoàn viên công đoàn. Việc xây dựng Ban Chấp hành công đoàn phải căn cứ tiêu chuẩn là chính, có số lượng và cơ cấu hợp lý, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của công đoàn cơ sở.

Qua theo dõi hồ sơ đại hội công đoàn nhiệm kỳ 2017 – 2022 của các đơn vị tại Văn phòng công đoàn Viện Hàn lâm cho thấy, Ban Chấp hành công đoàn các đơn vị đã đảm bảo các tiêu chuẩn, điều kiện của ủy viên Ban Chấp hành. Cơ cấu Ban Chấp hành công đoàn đã đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa 3 độ tuổi: dưới 40 tuổi (chiếm khoảng 50,5%), từ 40 đến dưới 50 tuổi (chiếm 42,5%), còn lại trên 50 tuổi trở lên; đảm bảo tính kế thừa, phát triển; tỉ lệ nữ tham gia Ban Chấp hành đạt tiêu chuẩn theo quy định trên 30%. Điều này cho thấy, tuổi tham gia ban chấp hành công đoàn đã có sự trẻ hóa (dưới 40 tuổi chiếm trên 50%), con số này so với các nhiệm kỳ trước tăng lên nhiều. Trước đây, số cán bộ có độ tuổi từ 40 đến 50 tuổi tham gia Ban Chấp hành công đoàn chiếm tỷ lệ khá cao (gần 60%).

Cán bộ công đoàn đánh giá về công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch cán bộ công đoàn:

Bảng 2.10. Đánh giá của cán bộ công đoàn về công tác quy hoạch cán bộ công đoàn

Nội dung Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)

Rất quan trọng 125 73,96

Quan trọng 44 26,04

Không quan trọng 0 0

Cộng: 169 100

(Nguồn: Điều tra của tác giả)

Tổng số 169 phiếu được hỏi đánh giá về công tác quy hoạch cán bộ công đoàn, có 125 phiếu trả lời rất quan trọng (chiếm 73,96%), 44 phiếu trả lời quan trọng (chiếm 26,04%). Điều này cho thấy, công tác quy hoạch cán bộ công đoàn là công tác quan trọng trong việc xây dựng Ban Thường vụ, Ban Chấp hành công đoàn để lãnh đạo hoạt động của công đoàn cơ sở.

2.3.3. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm cập nhật thông tin, tri thức, nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ, bồi dưỡng kiến thức, luyện kỹ năng đặc biệt là

những kiến thức, kỹ năng phù hợp với cán bộ làm công tác công đoàn. Nội dung, chương trình, hình thức bồi dưỡng CBCĐ phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh, chức vụ, vị trí việc làm và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.

Trong nhiều năm qua, Công đoàn Viện Hàn lâm luôn quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ. Hàng năm, Văn phòng công đoàn xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng CBCĐ trình Ban Thường vụ phê duyệt. Công tác này đã có nhiều chuyển biến tích cực, đem lại những hiệu quả nhất định và dần nâng cao chất lượng bồi dưỡng CBCĐ. Các công đoàn cơ sở đã chủ động nâng cao chất lượng CBCĐ từ cấp tổ trở lên, một số đơn vị đã phối hợp tổ chức hội nghị tập huấn kết hợp giao lưu trao đổi kinh nghiệm hoạt động giữa các CĐCS trong Viện Hàn lâm. Từ năm 2015 – 2019, Công đoàn Viện Hàn lâm đã tổ chức 16 lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho gần 1.500 lượt cán bộ công đoàn cơ sở. Một số công đoàn cơ sở có số lượng đoàn viên lớn đã chủ động tổ chức hoặc phối hợp với công đoàn cơ sở trong Viện Hàn lâm, tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng về nghiệp vụ công tác công đoàn cho CBCĐ từ cấp tổ trở lên, nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ công tác công đoàn và kỹ năng, phương pháp hoạt động công đoàn trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế hiện nay.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ bước đầu đã có chuyển biến tích cực, đặc biệt là sau khi có các Nghị quyết của Tổng Liên đoàn và hướng dẫn của Công đoàn Viên chức Việt Nam. Qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đã giúp cho cán bộ công đoàn các cấp hiểu được lý luận nghiệp vụ công tác công đoàn, có được phương pháp, kỹ năng hoạt động, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công đoàn thuộc Công đoàn Viện Hàn lâm còn có một số tồn tại, hạn chế sau:

Một số nội dung chương trình đào tạo đã có nhiều thay đổi nhưng vẫn còn bất cập, nhiều chuyên đề nội dung giáo trình chưa thống nhất, chồng chéo

lẫn nhau, còn nặng về lý luận ít về nghiệp vụ và kỹ năng hoạt động, chưa sát thực tế.

Một số lớp tập huấn, phương pháp giảng dạy chủ yếu vẫn sử dụng phương pháp truyền thống, chưa sử dụng phương pháp tích cực, nên chưa phát huy được trí tuệ, kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn phong phú của cán bộ trong quá trình học tập.

Mặc dù đã có Nghị quyết của Tổng Liên đoàn là dành 15% nguồn chi ngân sách hàng năm cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn, tuy nhiên kinh phí dành cho đào tạo tại công đoàn cơ sở còn thấp.

Một số công đoàn cơ sở, nhất là công đoàn cơ sở có số lượng đoàn viên ít (từ dưới 30 đoàn viên) chưa quan tâm đúng mức đến công tác đào tạo cán bộ công đoàn; người sử dụng lao động vẫn chưa tạo điều kiện thời gian cho cán bộ công đoàn tham gia đào tạo.

Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn, kết quả bồi dưỡng cán bộ công đoàn trong những năm gần đây (từ 2015 - 2019) như sau:

Bảng 2.11. Kết quả tập huấn, bồi dƣỡng cán bộ công đoàn

Năm Kết quả tập huấn, bồi dƣỡng

Số lớp Số lƣợt ngƣời 2015 04 360 2016 03 290 2017 03 269 2018 03 289 2019 03 291 Cộng: 16 1.499

(Nguồn: Công đoàn Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam)

Công tác bồi dưỡng, tập huấn cán bộ công đoàn luôn được Công đoàn Viện Hàn lâm quan tâm. Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Ban Thường vụ Công doàn đã xây dựng chương trình công tác cả nhiệm kỳ trong đó có nội dung tập huấn cán bộ công đoàn hàng năm. Từ năm 2015 – 2019, Ban Thường vụ Công

đoàn Viện Hàn lâm đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn cho cán bộ công đoàn chủ chốt các đơn vị là Chủ tịch, Phó Chủ tịch, cán bộ công đoàn bán chuyên trách, với các nội dung và hình thức phong phú: công đoàn với công tác dân vận, nghiệp vụ công tác tài chính, tổ chức, kiểm tra, đánh giá xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh (năm 2015); một số điểm mới của Bộ Luật Lao động sửa đổi, Luật Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nghiệp vụ công tác công đoàn (năm 2016); Công tác tổ chức đại hội công đoàn các cấp, công tác kiểm tra công đoàn, công tác nữ công (năm 2017); triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội VII Công đoàn Viện Hàn lâm, Nghị quyết Đại hội V Công đoàn Viên chức Việt Nam, công tác tài chính (năm 2018); một số điểm mới của Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII, hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, công tác kiểm tra công đoàn (năm 2019). Ngoài kinh phí tổ chức tập huấn từ nguồn công đoàn, Công đoàn Viện Hàn lâm còn được lãnh đạo Viện Hàn lâm quan tâm, tạo điều kiện về kinh phí tổ chức hội nghị cho cán bộ các đơn vị miền Trung, miền Nam ra Bắc tập huấn. Đây là sự ủng hộ rất lớn của lãnh đạo Viện Hàn lâm đối với công tác công đoàn.

Về lấy ý kiến của cán bộ công đoàn cơ sở về sự cần thiết của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn:

Bảng 2.12. Cán bộ công đoàn đánh giá về công tác đào tạo, bồi dƣỡng CBCĐ

Nội dung Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)

Rất cần thiết 103 60,95

Cần thiết 66 39,05

Không cần thiết 0 0

Cộng: 169 100

(Nguồn: Điều tra của tác giả)

Qua khảo sát cán bộ công đoàn về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn cho thấy, 169 cán bộ công đoàn được hỏi về sự cần thiết phải đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn hàng năm, có 103 phiếu trả lời rất cần thiết (chiếm 60,95%), 66 phiếu trả lời cần thiết (chiếm 39,05%).

2.3.4. Thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ công đoàn

Thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ công đoàn nhằm bảo đảm lợi ích vật chất và tinh thần xứng đáng với đóng góp, cống hiến của cán bộ. Chế độ, chính sách đãi ngộ cơ bản đối với cán bộ nói chung bao gồm tiền lương, tiền thưởng. Ngoài ra, cán bộ còn được hưởng một số chế độ trợ cấp và chế độ đãi ngộ, phúc lợi khác dành cho người lao động ở đơn vị.

Cán bộ công đoàn cơ sở thuộc Công đoàn Viện Hàn lâm 100% làm kiêm nhiệm, do đó chế độ tiền lương, tiền thưởng và các chế độ phúc lợi khác do đơn vị chi trả. Từ năm 2012 đến nay, thực hiện Quyết định số 1439/QĐ- TLĐ, ngày 14/12/2011 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quy định về chế độ phụ cấp cán bộ công đoàn, Công đoàn Viện Hàn lâm đã chỉ đạo các công đoàn cơ sở trực thuộc thực hiện chi phụ cấp cho cán bộ công đoàn cơ sở theo đúng quy định trên. Thực tế cho thấy, đa số các công đoàn cơ sở thực hiện chi phụ cấp cho Uỷ viên Ban Chấp hành, Uỷ viên Uỷ ban kiểm tra. Tuy số tiền phụ cấp không nhiều, nhưng có ý nghĩa động viên cán bộ làm công tác công đoàn. Một số công đoàn cơ sở có ít đoàn viên, cán bộ công đoàn không nhận phụ cấp mà để lại kinh phí cho công đoàn hoạt động.

Từ thực tiễn hoạt động công đoàn, nhiều cán bộ công đoàn đã trưởng thành, được người lao động tín nhiệm và lãnh đạo quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tổ chức các hoạt động của cơ quan đơn vị, đóng góp vào sự ổn định và phát triển của đơn vị. Tính đến nay, đã có 13 cán bộ công đoàn được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo: phó viện trưởng, viện trưởng và tương đương. Đây là thuận lợi cho hoạt động của công đoàn cơ sở.

Bảng 2.13. Đánh giá của cán bộ công đoàn về thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ công đoàn

Nội dung Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)

Rất quan trọng 25 14,79

Quan trọng 132 78,11

Không quan trọng 12 7,10

Cộng: 169 100

(Nguồn: Điều tra của tác giả)

Trong 169 phiếu được hỏi về đánh giá của cán bộ công đoàn về thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ công đoàn, có 25 ý kiến trả lời rất quan trọng, chiếm 14,79%, 132 ý kiến trả lời quan trọng chiếm 78,11% và 12 ý kiến trả lời không quan trọng, chiếm 7,10%.

2.3.5. Nâng cao sức khỏe cán bộ công đoàn

Xác định sức khỏe là vốn quý, là yếu tố quan trong trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn. Trong những năm qua Công đoàn Viện Hàn lâm đã chỉ đạo các công đoàn trực thuộc quan tâm chăm sóc sức khỏe, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên lao động nói chung và đội ngũ cán bộ công đoàn nói riêng. Đặc biệt là trong công tác tổ chức khám sức khỏe, kiểm tra sức khỏe định kỳ. 100% các đơn vị đã tổ chức tốt hoạt động khám sức khoẻ định kỳ hoặc hỗ trợ kinh phí khám sức khoẻ cho đoàn viên công đoàn. Bên cạnh việc khám sức khỏe định kỳ, các công đoàn trực thuộc còn tích cực tổ chức các phong trào thi đua, tổ chức các hoạt động văn hóa – văn nghệ, thể dục thể thao… nhằm nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần cho đoàn viên lao động, trong đó đội ngũ cán bộ công đoàn luôn là những nhân tố tích cực, đi đầu trong các phong trào.

Đối với các đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm tại khu vực Hà Nội, từ năm 2015-2019, Trạm Y tế Văn phòng Viện Hàn lâm đã tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động (siêu âm ổ bụng, siêu

âm tuyến giáp, đo loãng xương, khám phụ khoa cho chị em từ 30 tuổi trở lên, xét nghiệm máu,… mỗi năm khoảng 1.500 người khám, 1000 người xét nghiệm nước tiểu, 200 người xét nghiệm máu tự nguyện), nhằm phát hiện kịp thời các bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động, trên cơ sở đó kịp thời chuyển bệnh nhân đến các cơ sở y tế có uy tín điều trị. Ngoài ra, mỗi năm có khoảng 4.800 lượt cán bộ, viên chức và người lao động khám, lấy thuốc tại Trạm Y tế; Ở một số đơn vị, đã thực hiện thuê một số bệnh viện lớn về trực tiếp khám, xét nghiệm máu tầm soát ung thư cho toàn thể cán bộ, viên chức và người lao động. Điều này thể hiện sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đối với công tác bảo vệ, nâng cao sức khỏe cho người lao động.

Hàng năm, Công đoàn Viện Hàn lâm duy trì tổ chức các giải thể thao như bóng bàn, bóng đá mini, tennis, cầu lông để tạo sân chơi và giao lưu giữa các cán bộ, viên chức của các đơn vị trong Viện Hàn lâm. Các công đoàn cơ sở đã tổ chức các câu lạc bộ yoga, bóng bàn, cầu lông, bóng đá duy trì luyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn tại công đoàn viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 68 - 79)