hay không. Theo đó, việc sử dụng các tài sản phải đƣợc thực hiện theo đúng quy định của Nhà nƣớc cũng nhƣ cần có các quy định cụ thể để đảm bảo khai thác hiệu quả cũng nhƣ bền vững tài sản của đơn vị.
1.6 Kinh nghiệm thực tiễn về công tác quản lý tài chính
1.6.1 Kinh nghiệm thực tiễn ở một số nước trên thế giới
Mỗi nƣớc trên thế giới đều có những cách thức để thực hiện tốt công tác quản lý tài chính. Có những nƣớc đã thực hiện tốt và đem lại cho mình những kết quả mà các nƣớc khác cần học tập.
- Kinh nghiệm quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp tại Trung Quốc:
Trong những năm qua, Trung Quốc đã đẩy mạnh thực hiện cải cách quản lý cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập trên các mặt nhƣ: cải cách nhân sự, cải cách chế đọ phân phối thu nhập, cải cách chế độ quản lý tài sản công, cái cách chế độ bảo hiểm xã hôi… Hiện nay, Trung Quốc có khoảng 1,3 triệu đơn vị sự nghiệp với trên 30 triệu viên chức đang làm việc, trong đó: 480.000 đơn vị sự nghiệp giáo dục với khoảng 14 triệu viên chức (chiếm 50% tổng số trong đơn vị sự nghiệp), 100.000 đơn vị sự nghiệp y tế với 4 triệu viên chức (chiếm khoảng 15% tổng số viên chức trong đơn vị sự nghiệp), 80,000 đơn vị sự nghiệp văn hoá với 1,5 triệu viện chức (chiếm khoảng 4% số viên chức trong đơn vị sự nghiệp) và 8.000 đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học với khoảng 690.000 viên chức (chiếm 2,4% tổng số ngƣời làm trong đơn vị sự nghiệp). Đối với đơn vị sự nghiệp hành chính: đảm nhận chức năng quyết sách hành chính, chấp hành hành chính, giám sát hành chính chủ yếu thực thi quyền hạn, chức vụ hành chính nhƣ cấp giấy phép hành chính, xử phạt hành chính, cƣỡng chế hành chính và phán quyết hành chính. Đối với đơn vị sự nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh: là những đơn vị sự nghiệp cung cấp các sản phẩm, dịch vụ theo cơ chế thị trƣờng, không đảm nhiệm chức năng phục vụ công ích. Loại hình đơn vị sự nghiệp này từng bƣớc đƣợc chuyển thành doanh nghiệp hoặc huỷ bỏ chế độ xây dựng đơn vị sự nghiệp, đăng ký pháp nhân, huỷ bỏ biên chế sự nghiệp. Việc giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập ở Trung Quốc đã trải qua một chặng đƣờng cải cách trong đó có cả việc giao tự chủ 100% cho một số loại hình đơn vị sự nghiệp. Tuy nhiên việc giao quyền tự chủ 100% quản lý thu – chi cho các đơn vị sự nghiệp chƣa phù hợp với tình
hình thực tiễn dẫn đến tình trạng tham nhũng và hoạt động kém hiệu quả. Để khắc phục tình trạng này, Trung Quốc đang thực hiện cải cách theo hƣớng kiểm soát toàn bộ thu – chi hoạt động sự nghiệp đảm bảo chặt chẽ trong kiểm soát công tác lập dự toán.
- Kinh nghiệm quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp tại Pháp:
Hiện nay ở Pháp có khoảng 90 cơ quan tự chủ khác nhau, có thể phân thành 6 nhóm trong đó có các cơ quan tự chủ tài chính. Để đảm bảo sự hình thành một số cơ quan tự chủ cần thiết, Pháp đã thiết lập khung giám sát việc sử dụng các cơ quan tự chủ hay các đƣờng lối chỉ đoạ về việc có thành lập hay không một cơ quan tự chủ. Đƣa ra các tiêu chí gồm: tiêu chí hiệu quả, tiêu chí về sự tham gia của các bên, bao gồm cả vai trò của xã hội, tiêu chí về đối tác, tiêu chí về tính trung lập. Xét về cơ chế hoạt động, các cơ quan tự chủ sau khi đƣợc trao quyền thì Chính phủ không can thiệp vào các hoạt động đó nữa. Do đó, các cơ quan này có quyền tự chủ hoàn toàn về tài chính, nhân sự và chỉ chịu sự kiểm soát của cơ quan quản lý, đánh giá, trả lƣơng, thăng tiến và sa thải trên cơ sở năng lực thực tế của nhân viên, không bị trói buộc bởi những chuẩn mực nhƣ tác động bởi các quản điểm ngoài chuyên môn với từ “bộ chủ quan” khi có quan này còn lệ thuộc vào cơ quan quản lý nhà nƣớc về cơ cấu tổ chức.
1.6.2 Kinh nghiệm thực tiễn ở một số đơn vị trong nước
Ở Việt Nam, có rất nhiều đơn vị đã thực hiện tốt công tác quản lý tài chính và đƣa ra những kinh nghiệm thực tiễn sâu sắc để các đơn vị khác học tập.
- Kinh nghiệm quản lý tài chính tại Viện Kỹ thuật Tài nguyên nƣớc
Viện Kỹ thuật Tài nguyên nƣớc là một đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Trƣờng Đại học Thuỷ lợi, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng các công trình thuỷ lợi thuỷ điện. Về tổ chức bộ máy, Viện gồm có các phòng ban và các trung tâm thuộc Viện. Bộ máy nhân sự của Viện chủ yếu là các giảng viên kiêm nhiệm trực thuộc Trƣờng và các cán bộ thực hiện công việc nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Nguồn thu của Viện chủ yếu là từ các hợp đồng kinh tế trong lĩnh vực thuỷ lợi, thuỷ điện và các công trình dân dụng. Trung bình mỗi năm, mức doanh thu của Viện đều đạt mức ổn định, bình quân khoảng 30 tỷ đồng trong một năm. Viện luôn áp dụng công tác quản lý tài
để đảm bảo duy trì Viện và đảm bảo ổn định cho đời sống cán bộ nhân viên. Viện có những chính sách sử dụng khoản chi hợp lý, đảm bảo đƣợc nguồn quỹ ổn định qua từng năm.
- Kinh nghiệm quản lý tài chính tại Trung tâm Khoa học và Triển khai kỹ thuật thuỷ lợi
Trung tâm Khoa học và Triển khai kỹ thuật thuỷ lợi là đơn vị sự nghiệp có thu đầu tiên đƣợc Trƣờng Đại học Thuỷ lợi thành lập nhằm thực hiện nghiên cứu các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện. Tuy Trung tâm có quy mô nhỏ hơn so với các Viện trực thuộc Trƣờng Đại học Thuỷ lợi, nhƣng Trung tâm vẫn duy trì nguồn thu ổn định từ các hợp đồng đƣợc ký kết. Trung tâm đã thực hiện tốt công tác quản lý tài chính, điển hình nhƣ việc áp dụng hình thức khoán lƣơng đối với từng cán bộ làm việc tại trung tâm, thực hiện việc thuê các trang thiết bị văn phòng theo tháng để giảm thiểu chi phí sửa chữa, khấu hao tài sản,.... Phần lớn các cán bộ của trung tâm đều là các giảng viên kiêm nhiệm, có những mối quan hệ ổn định và kinh nghiệm trong nghề lâu năm, nên việc đƣa các hợp đồng về trung tâm để ổn định nguồn thu là hoàn toàn có cơ sở.
1.6.3 Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn
- Mục tiêu cơ bản trong cải cách quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập là làm giảm dần sự bao cấp của nhà nƣớc thông qua xã hội hoá, huy động ngày càng nhiều sự than gia của thành phần xã hội. Điều đó để tạo sự cạnh tranh giữa ngƣời cung cấp dịch vụ và sử dụng dịch vụ.
- Khuyến khích thực hiện chính sách đa dạng hoá các nguồn tài chính và các hình thức thu hút nguồn tài chính cho y tế giáo dục, văn hoá, thể thao,…
- Cần từng bƣớc nâng cao tính tự chủ về tài chính cho các cơ sở dịch vụ công, tạo điều kiện cho các cơ sở có dƣợc nguồn thu thông qua cung cấp dịch vụ đa dạng và chất lƣợng cao. Từ đó hạn chế sự phụ thuộc hoàn toàn vào ngân sách nhà nƣớc nhƣ trƣớc kia, các đơn vị có tính độc lập tự chủ về tài chính thực hiện hạch toán độc lập.
- Đƣa ra các biện pháp đối với việc giảm chi phí nhƣng vẫn đảm bảo hoạt động của đơn vị, bên cạnh đó là các hình thức mới trong việc quản lý tài sản của đơn vị, áp dụng các phƣơng pháp đang đƣợc ƣa chuộng trên thị trƣờng.
1.7 Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Công trình nghiên cứu của tác giả Đặng Thị Hồng Vân với nội dung “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở đài truyền hình Việt Nam”.
Đài truyền hình Việt Nam là một đơn vị sự nghiệp công lập, cơ chế quản lý tài chính tại Đài truyền hình Việt Nam gồm cơ chế quản lý của nhà nƣớc đối với đài truyền hình Việt nam và cơ chế quản lý trong nội bộ Đài truyền hình Việt Nam. Luận văn nghiên cứu cơ chế quản lý của nhà nƣớc đối với đài Truyền hình Việt nam và trên mức độ cần thiết có nghiên cứu cơ chế quản lý nội bộ đài truyền hình Việt Nam. Luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại Đài truyền hình Việt Nam trong thời gian từ khi chuyển đổi sang cơ chế tự chủ tài chính nhƣ đối với doanh nghiệp cho đến giai đoạn hiện nay. Đài truyền hình Việt Nam là đơn vị sự nghiệp đặc thù nên có nhiều lĩnh vực khác so với các đơn vị sự nghiệp đơn thuần. Luận văn đã phân tích đƣợc thực trạng công tác quản lý tài chính ở lĩnh vực nguồn thu, nguồn chi và quản lý tài sản, cũng đã đƣa ra đƣợc những tồn tại mà đơn vị đang mắc phải. Tuy nhiên,luận văn còn hạn chế về việc đƣa ra các giải pháp nhằm cải thiện tốt hơn công tác quản lý tài chính của Đài truyền hình Việt nam. Những giải pháp , phƣơng hƣớng trong luận văn còn mang tính khái quát, chƣa đi vào cụ thể để giúp ngƣời đọc hiểu đƣợc những điểm mạnh và điểm yếu và cần khắc phục thế nào của công tác quản lý tài chính tại Đài truyền hình Việt Nam. Điền hình nhƣ, vấn đề tồn tại trong việc đƣa ra qui chế chi tiêu nội bộ của từng đơn vị trong Đài còn chƣa cụ thể nhƣng vẫn chƣa đƣa ra biện pháp để khắc phục nó, mức giá của từng loại chƣơng trình đƣợc Đài sản xuất ra vẫn chƣa thống nhất, nhƣng vẫn không có biện pháp cụ thể để cải thiện nó trong thời gian tới.
Luận văn của về đề tài “ Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Viện Kỹ thuật Công trình” sẽ giúp mọi ngƣời hiểu sâu hơn về công tác quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp có thu nói chung và Viện Kỹ thuật Công trình nói riêng.
Kết luận Chƣơng 1
nhƣ việc nghiên cứu kinh nghiệm của hai nƣớc trên thế giới và hai đơn vị sự nghiệp tại Việt Nam, có thể khẳng định việc hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp cso thu là hợp lý, chính xác và đúng hƣớng. Công tác quản lý tài chính hiệu quả, giúp phát huy về mọi mặt của đơn vị sự nghiệp có thu về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, tiềm năng hoạt động,…
Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu mở ra một hƣớng đi mới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quyết định giao quyền tự chủ trong quản lý tài chính cho các đơn vị sự nghiệp nhằm mục tiêu thực hiện việc quản lý các dơn vị sự nghiệp tốt hơn cơ chế trƣớc đây. Bên cạnh đó, hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu nhằm nâng cao chất lƣợng các hoạt động sự nghiệp nhƣ tự chủ về hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ, tự chủ về hợp tác quốc tế. Do đó hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu đã trở thành vấn đề cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn to lớn.
Tuy nhiên, để thực hiện tốt việc hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu thì Nhà nƣớc và các đơn vị sự nghiệp có thu cần thƣờng xuyên đánh giá, tìm ra mặt tích cực và hạn chế của mình để khắc phục cũng nhƣ phát triển những điểm mạnh mà mình hiện có.
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI VIỆNKỸTHUẬTCÔNGTRÌNH
2.1 Khái quát về Viện Kỹ thuật Công trình
Viện Kỹ thuật Công trình đƣợc thành lập trƣớc nhu cầu ở trong nƣớc cao về xây dựng các công trình trong lĩnh vực thuỷ lợi, thuỷ điện cũng nhƣ các công tác sửa chữa, nâng cấp và phục hồi các hệ thống công trình để phục vụ sản xuất, đời sống xã hội. Viện đƣợc cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ số 174/ĐK_KH&CN do Sở Khoa học và công nghệ thành phố Hà Nội ngày 25 tháng 7 năm 2007; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tổ chức khoa học và công nghệ do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Hà Nội cấp lần đầu ngày 11/3/2014, thay đổi lần thứ 1 ngày 08/3/2017. Theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng, Thông tƣ số 17/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ xây dựng hƣớng dẫn về năng lực của tổ chức tham gia hoạt động xây dựng [26] và thông tƣ số 24/2016/TT-BXD ngày 01/09/2016 của Bộ xây dựng sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tƣ liên quan đến quản lý dự án đầu tƣ xây dựng [27], tổ chức tham gia hoạt động xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 phải đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cấp chứng chỉ và đăng tải thông tin năng lực trên trang thông tin điện tử do cơ quan này quản lý, làm cơ sở để lựa chọn tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng. Do đó, Viện đã tích cực thực hiện, minh chứng các năng lực trong lĩnh vực của mình và đƣợc cấp giấy chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng do Cục Quản lý hoạt động Xây dựng cấp ngày 05/01/2017.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Viện Kỹ thuật Công trình
Viện Kỹ thuật Công trình thuộc trƣờng Đại học Thuỷ lợi đƣợc thành lập theo Quyết định số 1039/QĐ – BNN-TCCB ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Bộ trƣởng Bộ NN&PTNT. Theo Điều 1 của Quyết định này, Viện Kỹ thuật Công trình đƣợc thành lập “Trên cơ sở nguồn nhân lực khoa học công nghệ và cơ sở vật chất của khoa Công trình và các đơn vị liên quan trong trƣờng Đại học Thuỷ lợi”. Nguồn nhân lực chủ yếu của Viện là đội ngũ giảng viên có bề dày kinh nghiệm, và chuyên môn cao trong lĩnh vực thuỷ lợi, thuỷ điện của các đơn vị thuộc Trƣờng Đại học Thuỳ lợi.
1) Khoa công trình trường ĐHTL
Tiền thân của Khoa công trình là Khoa Thuỷ công – Thuỷ điện của trƣờng ĐHTL đƣợc thành lập năm 1966.Năm 1985 sát nhập với bộ phận thi công của khoa thi công – thiết bị và trở thành khoa Công trình. Khoa đƣợc thành lập với các bộ môn tiêu biểu nhƣ thuỷ công, công nghệ và quản lý xây dựng, kết cấu công trình, sức bền - kết cấu, vật liệu xây dựng, địa kỹ thuật, công trình giao thông, xây dựng dân dụng và công nghiệp. Bên cạnh các bộ môn, Khoa công trình còn đƣợc thành lập bởi các phòng thí nghiệm nhƣ phòng thí nghiệm địa kỹ thuật, vật liệu xây dựng, sức bền vật liệu, kết cấu công trình. Khoa công trình là một trong những khoa có quy mô và chuyên môn đào tạo rộng, phổ biến nhƣ kỹ thuật công trình, công nghệ kỹ thuật xây dựng và địa kỹ thuât. Hình thức đào tạo với các cấp đào tạo: Nghiên cứu sinh, cao học, đại học, cao đẳng. Đội ngũ cán bộ giảng dạy: gồm hơn 90 cán bộ giảng dạy thƣờng xuyên và không thƣờng xuyên trong đó có 9 Giáo sƣ, 23 phó giáo sƣ, 30 TS, 26 ThS. Khoa công trình là đơn vị có truyền thống thực hiện tốt phƣơng châm 3 kết hợp của nhà trƣờng: Đào tạo, nghiên cứu khoa học, phục vụ sản xuất. Hơn 40 năm qua đội ngũ cán bộ, giáo viên của khoa đã thực hiện thành công hàng trăm đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ và phục vụ sản xuất trên khắp các miền của đất nƣớc.
2) Trung tâm ĐH1 (nay là cơ sở II - Đại học Thuỷ lợi tại thành phố HCM)
Trung tâm ĐH1 là cơ sở kết hợp đào tạo, nghiên cứu và thực hành khoa học kỹ thuật