Thang đo Likert 5 mức độ đƣợc sử dụng trong nghiên cứu: theo 5 mức độ từ 1-“Hoàn toàn không đồng ý” đến 5-“Hoàn toàn đồng ý”. Các thang đo đƣợc xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu của các tác giả Seba và cộng sự (2012) (hiệu chỉnh từ các thang đo của Lu, Leung và Koch, 2006; Chow và Chan, 2008; Van den Hooff và Huysman, 2009), Al-Alawi và cộng sự (2007) (hiệu chỉnh từ các thang đo của Nonaka và Takeuchi, 1995; Davenport và Prusak, 1998; Al-Alawi, 2005) và đồng thời có hiệu chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế tại Sở Tài chính tỉnh Khánh Hòa. Thang đo ban đầu đƣợc tham khảo ý kiến của giáo viên hƣớng dẫn và thảo luận với các đối tƣợng đƣợc khảo sát để điều chỉnh từ ngữ cho phù hợp và dễ hiểu. Tổng cộng có 24 thang đo đƣợc sử dụng trong nghiên cứu (Phụ lục 2 và 3). Kết quả nghiên cứu định tính hiệu chỉnh thang đo nhƣ sau:
Thang đo Niềm tin: đƣợc kế thừa từ thang đo Niềm tin của Seba và cộng sự
(2012). Thảo luận nhóm cho rằng cần điều chỉnh một số từ ngữ để biến quan sát súc tích, dễ hiểu và rõ nghĩa hơn, cụ thể:
“Tôi biết là các đồng nghiệp sẽ luôn cố gắng và giúp đỡ tôi nếu tôi cần biết thông tin để giải quyết công việc” thành “Tôi biết là các đồng nghiệp sẽ luôn cố gắng hỗ trợ nếu tôi cần biết một thông tin nào đó”.
“Tôi luôn tin tưởng các đồng nghiệp sẽ hỗ trợ tôi một tay để giải quyết công việc khi tôi gặp khó khăn” thành “Tôi luôn tin tưởng rằng các đồng nghiệp sẽ hỗ trợ tôi nếu tôi cần sự giúp đỡ”.
“Tôi luôn có thể dựa vào các đồng nghiệp để làm cho công việc của mình dễ dàng hơn nhờ vào việc họ đã chia sẻ tri thức của họ” thành “Nhờ vào tri thức mà đồng nghiệp đã chia sẻ, tôi hoàn thành công việc của mình dễ dàng hơn”.
Theo kết quả nghiên cứu định tính sau khi thảo luận nhóm, thang đo Niềm tin gồm 4 biến quan sát và mã hóa ký hiệu nhƣ sau:
Bảng 3.1 Thang đo Niềm tin (NT) Ký hiệu
mã hóa Biến quan sát Kết quả nghiên
cứu định tính
NT1 Tôi biết là các đồng nghiệp sẽ luôn cố gắng và
giúp đỡ tôi nếu tôi cần biết một thông tin nào đó Điều chỉnh từ ngữ NT2 Tôi luôn tin tƣởng rằng các đồng nghiệp sẽ hỗ
trợ tôi nếu tôi cần sự giúp đỡ Điều chỉnh từ ngữ NT3 Nhờ vào tri thức mà đồng nghiệp đã chia sẻ, tôi
hoàn thành công việc của mình dễ dàng hơn Điều chỉnh từ ngữ NT4 Tôi thấy thoải mái khi nói chuyện, trao đổi về
tri thức cá nhân của tôi với các đồng nghiệp Điều chỉnh từ ngữ
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Thang đo Giao tiếp: đƣợc kế thừa từ thang đo Giao tiếp của Al-Alawi và cộng sự (2007). Thảo luận nhóm cho rằng cần điều chỉnh một số từ ngữ để biến quan sát súc tích, dễ hiểu và rõ nghĩa hơn, cụ thể:
'“Nhân viên tại nơi tôi làm việc thường xuyên đối thoại trực tiếp (mặt đối mặt) tạo điều kiện cho việc chia sẻ tri thức dễ dàng” thành “Nhân viên tại nơi tôi làm việc thường xuyên đối thoại trực tiếp (mặt đối mặt) với nhau".
giao tiếp giữa các nhân viên khi chia sẻ tri thức", tại Sở Tài chính tỉnh Khánh Hòa không sử dụng nhiều ngôn ngữ trong giao tiếp, tuy nhiên nhóm thảo luận cho rằng một số giọng nói ở các vùng miền khác nhau, sử dụng từ ngữ khác nhau hoàn toàn có thể gây ra việc không rõ ràng trong quá trình trao đổi, dẫn tới thông tin bị hiểu sai lệch làm ảnh hƣởng đến đến việc giao tiếp. Do đó, vẫn giữ biến quan sát này và điều chỉnh thành “Tại nơi tôi làm việc, ngôn ngữ vùng miền không phải là vấn đề ảnh hưởng đến việc giao tiếp giữa các nhân viên”.
“Thảo luận nhóm, hợp tác làm việc làm tăng cường khả năng giao tiếp giữa các nhân viên thúc đẩy việc chia sẻ tri thức” thành “Thảo luận nhóm và hợp tác trong công việc làm tăng cường khả năng giao tiếp giữa các nhân viên”.
Theo kết quả nghiên cứu định tính sau khi thảo luận nhóm, thang đo Giao tiếp gồm 3 biến quan sát và mã hóa ký hiệu nhƣ sau:
Bảng 3.2 Thang đo Giao tiếp (GT) Ký hiệu
mã hóa Biến quan sát Kết quả nghiên
cứu định tính
GT1 Nhân viên tại nơi tôi làm việc thƣờng xuyên đối
thoại trực tiếp (mặt đối mặt) với nhau Điều chỉnh từ ngữ
GT2
Tại nơi tôi làm việc, ngôn ngữ vùng miền không phải là vấn đề ảnh hƣởng đến việc giao tiếp giữa các nhân viên
Điều chỉnh từ ngữ
GT3
Thảo luận nhóm và hợp tác trong công việc làm tăng cƣờng khả năng giao tiếp giữa các nhân viên
Điều chỉnh từ ngữ
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Thang đo Lãnh đạo: đƣợc kế thừa từ thang đo Lãnh đạo của Seba và cộng sự (2012). Thảo luận nhóm cho rằng cần điều chỉnh một số từ ngữ để biến quan sát súc tích, dễ hiểu và rõ nghĩa hơn, cụ thể:
“Người quản lý, lãnh đạo của tôi không quan tâm đến tri thức của tôi và không khuyến khích tôi chia sẻ tri thức với các đồng nghiệp khác" (thang đo ngƣợc) thành “Người lãnh đạo, quản lý của tôi quan tâm đến tri thức của tôi và khuyến khích tôi chia sẻ tri thức với các đồng nghiệp khác”.
Theo kết quả nghiên cứu định tính sau khi thảo luận nhóm, thang đo Lãnh đạo gồm 4 biến quan sát và mã hóa ký hiệu nhƣ sau:
Bảng 3.3 Thang đo Lãnh đạo (LĐ) Ký hiệu
mã hóa Biến quan sát Kết quả nghiên
cứu định tính
LĐ1
Ngƣời lãnh đạo, quản lý của tôi là một tấm gƣơng sáng trong việc chia sẻ tri thức của mình với ngƣời khác
Điều chỉnh từ ngữ
LĐ2
Ngƣời lãnh đạo, quản lý của tôi ủng hộ tôi chia sẻ tri thức với các đồng nghiệp ở phòng ban khác
Điều chỉnh từ ngữ
LĐ3
Ngƣời lãnh đạo, quản lý của tôi cho phép tôi chia sẻ tri thức với các đồng nghiệp mặc dù điều đó có thể ảnh hƣởng đến quá trình công việc hiện tại
Điều chỉnh từ ngữ
LĐ4
Ngƣời lãnh đạo, quản lý của tôi quan tâm đến tri thức của tôi và khuyến khích tôi chia sẻ tri thức với các đồng nghiệp khác
Điều chỉnh từ ngữ
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Thang đo Cấu trúc tổ chức: đƣợc kế thừa từ thang đo Cấu trúc tổ chức của Al- Alawi và cộng sự (2007), Seba và cộng sự (2012).
Trong số 03 biến quan sát trong thang đo Cấu trúc tổ chức của Al-Alawi và cộng sự (2007) và 03 biến quan sát trong thang đo Cấu trúc tổ chức của Seba và cộng sự (2012), thảo luận nhóm cho rằng cần loại những biến quan sát không phù
hợp với thực trạng của Sở Tài chính.
Cụ thể, từ thang đo của Al-Alawi và cộng sự (2007), chỉ sử dụng 02 biến quan sát: “Tại nơi tôi làm việc, các luồng thông tin được trao đổi dễ dàng bất kể vai trò, vị trí của nhân viên hay giữa các phòng ban khác trong cơ quan” và “Tại nơi tôi làm việc, có một số công việc đòi hỏi sự thành lập tổ công tác bao gồm các thành viên từ các phòng ban khác nhau để giải quyết”, biến quan sát còn lại không sử dụng do không phù hợp với thực trạng của Sở Tài chính.
Trong số 03 biến quan sát trong thang đo Cấu trúc tổ chức của Seba và cộng sự (2012), chỉ sử dụng biến quan sát “Tại nơi tôi làm việc, các quy trình giải quyết công việc được thiết kế để tạo điều kiện trao đổi tri thức giữa các phòng ban”, 02 biến quan sát còn lại không sử dụng do không phù hợp với thực trạng của Sở Tài chính.
Theo kết quả nghiên cứu định tính sau khi thảo luận nhóm, thang đo Cấu trúc tổ chức gồm 4 biến quan sát và mã hóa ký hiệu nhƣ sau:
Bảng 3.4 Thang đo Cấu trúc tổ chức (CTTC) Ký hiệu
mã hóa
Biến quan sát Nguồn
CTTC1
Tại nơi tôi làm việc, các quy trình giải quyết công việc đƣợc thiết kế để tạo điều kiện trao đổi tri thức giữa các phòng ban
Seba và cộng sự (2012)
CTTC2
Tại nơi tôi làm việc, các luồng thông tin đƣợc trao đổi dễ dàng bất kể vai trò, vị trí của nhân viên hay giữa các phòng ban khác trong cơ quan
Al-Alawi và cộng sự (2007)
CTTC3
Tại nơi tôi làm việc, có một số công việc đòi hỏi sự thành lập tổ công tác bao gồm các thành viên từ các phòng ban khác nhau để giải quyết
Al-Alawi và cộng sự (2007)
Thang đo Hệ thống công nghệ thông tin: đƣợc kế thừa từ thang đo Hệ thống
công nghệ thông tin của Al-Alawi và cộng sự (2007), Seba và cộng sự (2012). Thảo luận nhóm cho rằng cần loại những biến quan sát không phù hợp với thực trạng của Sở Tài chính tỉnh Khánh Hòa.
Theo kết quả nghiên cứu định tính sau khi thảo luận nhóm, thang đo Hệ thống công nghệ thông tin gồm 6 biến quan sát và mã hóa ký hiệu nhƣ sau:
Bảng 3.5 Thang đo HT công nghệ thông tin (CNTT) Ký hiệu
mã hóa
Biến quan sát Nguồn
CNTT1
Tại nơi tôi làm việc, hệ thống công nghệ thông tin đóng vai trò tích cực cho sự phát triển tri thức của tôi
Seba và cộng sự (2012)
CNTT2
Tại nơi tôi làm việc, hệ thống công nghệ thông tin cung cấp sự hỗ trợ quan trọng cho chia sẻ tri thức
Seba và cộng sự (2012)
CNTT3
Tại nơi tôi làm việc, hệ thống công nghệ thông tin làm cho tôi dễ dàng trao đổi tri thức quan trọng với các nhân viên khác
Seba và cộng sự (2012)
CNTT4
Cơ quan cung cấp các công cụ và công nghệ khác nhau để tạo điều kiện cho trao đổi và chia sẻ tri thức (ví dụ nhƣ phần mềm công tác, e- mail, internet,...)
Al-Alawi và cộng sự (2007)
CNTT5 Các công cụ công nghệ sẵn có tại cơ quan để chia sẻ tri thức là có hiệu quả
Al-Alawi và cộng sự (2007) CNTT6 Tôi cảm thấy thoải mái, thuận tiện khi sử dụng
các công nghệ chia sẻ tri thức hiện có
Al-Alawi và cộng sự (2007)
Tất cả biến quan sát trong thang đo Hệ thống công nghệ thông tin của Al- Alawi và cộng sự (2007) phù hợp với thực trạng của Sở Tài chính tỉnh Khánh Hòa, không cần điều chỉnh gì thêm.
Trong số 05 biến quan sát của thang đo Hệ thống công nghệ thông tin của Seba và cộng sự (2012), sử dụng 03 biến quan sát: “Tại nơi tôi làm việc, hệ thống công nghệ thông tin đóng vai trò tích cực cho sự phát triển tri thức của tôi”, “Tại nơi tôi làm việc, hệ thống công nghệ thông tin cung cấp sự hỗ trợ quan trọng cho chia sẻ tri thức”, “Tại nơi tôi làm việc, hệ thống công nghệ thông tin làm cho tôi dễ dàng trao đổi tri thức quan trọng với các nhân viên khác’”, 02 biến quan sát còn lại không sử dụng do không phù hợp với thực trạng của Sở Tài chính tỉnh Khánh Hòa.
Thang đo Chia sẻ tri thức: đƣợc kế thừa từ thang đo Chia sẻ tri thức của Al- Alawi và cộng sự (2007).
Thảo luận nhóm cho rằng đã hiểu các biến quan sát và không cần điều chỉnh từ ngữ. Theo kết quả nghiên cứu định tính sau khi thảo luận nhóm, thang đo Chia sẻ tri thức gồm 4 biến quan sát và mã hóa ký hiệu nhƣ sau:
Bảng 3.6 Thang đo Chia sẻ tri thức (CSTT) Ký hiệu
mã hóa
Biến quan sát
CSTT1 Tại nơi tôi làm việc, một số công việc đƣợc thực hiện thông qua làm việc theo nhóm và hợp tác giữa các nhân viên
CSTT2 Tại nơi tôi làm việc, các đồng nghiệp thƣờng trao đổi tri thức và kinh nghiệm của họ trong khi làm việc
CSTT3
Tại nơi tôi làm việc, không tồn tại việc nhân viên giữ tri thức cho riêng mình và phần lớn nhân viên sẵn sàng chia sẻ tri thức một cách thoải mái
CSTT4 Tôi không ngần ngại chia sẻ nhận thức và quan điểm của mình với đồng nghiệp
Kế thừa từ thang đo nguyên gốc của các tác giả nghiên cứu trƣớc đây, có tổng số 24 biến quan sát đƣợc sử dụng để đƣa vào bảng hỏi khảo sát chính thức. Số lƣợng thang đo các yếu tố đƣợc tổng hợp tại bảng 3.7 dƣới đây:
Bảng 3.7 Tổng hợp số lƣợng thang đo các yếu tố STT Nội dung Thang đo
nguyên gốc
Thang đo
khảo sát Nguồn
1 Chia sẻ tri thức 4 4 Al-Alawi và cộng sự (2007)
2 Niềm tin 4 4 Seba và cộng sự (2012)
3 Giao tiếp 3 3 Al-Alawi và cộng sự (2007)
4 Lãnh đạo 5 4 Seba và cộng sự (2012) 5 Cấu trúc tổ chức 3 2 Al-Alawi và cộng sự (2007) 3 1 Seba và cộng sự (2012) 6 Hệ thống công nghệ thông tin 3 3 Al-Alawi và cộng sự (2007) 5 3 Seba và cộng sự (2012) Tổng cộng 30 24
Nguồn: Tổng hợp của tác giả