Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tổ ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên y tế bệnh viện y học cổ truyền tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 36 - 60)

(Nguồn: Đề xuất của tác giả)

Quy trình nghiên cứu được thực hiện như sau: Đầu tiên đề tài cần xác định được Thang đo chính thức

Kiểm định độ phù hợp mô hình

Kiểm định giả định hồi quy Đánh giá mức độ tác động các các nhân tố

Kiểm định giải thuyết nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết

Nghiên cứu định tính Thảo luận nhóm chuyên gia

Nghiên cứu chính thức Phỏng vấn trực tiếp

Đánh giá độ tin cậy thang đo

Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích tương quan

Phân tích hồi quy tuyến tính

Kết luận, hàm ý quản trị

Mô hình nghiên cứu đề xuất

thuyết về động lực làm việc của nhân viên. Dựa trên cơ sở lý thuyết cùng với các mô hình nghiên cứu của các tác giả trước cũng như dựa vào tình hình thực tế tại Bệnh viện Y học Cổ truyền, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu ban đầu. Tiếp đó, tác giả tiến hành nghiên cứu định tính bằng cách thảo luận nhóm với các chuyên gia (n=10 người) nhằm hoàn chỉnh mô hình nghiên cứu và hiệu chỉnh thang đo của các biến quan sát để trở thành thang đo chính thức và hoàn thiện bảng khảo sát chính thức. Nghiên cứu định lượng được tiến hình thông qua chọn mẫu, và khảo sát người lao động, nhân viên đã và đang làm việc tại tại Bệnh viện Y học Cổ truyền. Sau khi thu thập thông tin từ bảng câu hỏi khảo sát thì tác giả xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS dựa trên kết quả đánh giá độ tin cậy với hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan, phân tích hồi quy tuyến tính đa biến với các kiểm định sự phù hợp của mô hình, các giả thuyết nghiên cứu và kiểm tra các giả định hồi quy. Cuối cùng là kết luận và đưa ra một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao động lực làm việc cho cán bộ, nhân viên tại Bệnh viện Y học Cổ truyền. 3.2. Nghiên cứu định tính

3.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính

Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện nhằm đảm bảo rằng mô hình nghiên cứu và các biến quan sát của các thang đo là phù hợp với đối tượng các nhân viên đang làm việc tại Bệnh viện Y học Cổ truyền. Phương pháp được lựa chọn là thảo luận nhóm với các chuyên gia gồm 7 người hiện đang làm việc việc tại Bệnh viện Y học Cổ truyền và 3 người bên ngoài có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan. Thời gian thảo luận nhóm là 75 phút cho tới khi không ai có thêm ý kiến đóng góp. Người định hướng cho buổi thảo luận chính là tác giả thực hiện đề tài. Địa điểm thực hiện trong phòng họp của Bệnh viện Y học Cổ truyền.Dàn bài thảo luận, kết quả tổng hợp thảo luận nhóm về mô hình và thang đo được trình bày cụ thể ở phụ lục 1 và phụ lục 2.

Bảng 3.1: Kết quả thảo luận các yếu tố trong mô hình

Thành phần Đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến

Bản chất công việc 9 0 1

Môi trường làm việc 10 0 0

Lãnh đạo 10 0 0

Đồng nghiệp 10 0 0

Sự công nhận 9 0 1

Thu nhập và phúc lợi 10 0 0

Đào tạo và thăng tiến 9 0 1

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính)

Kết quả thảo luận nhóm bảng 3.1 nội dung hoàn thiện mô hình nghiên cứu cho thấy, những người tham gia đều hiểu rõ nội dung nghiên cứu. Gần như tất cả 10 thành viên nhóm thảo luận cũng cho rằng 07 yếu tố mà tác giả đã nêu trong quá trình thảo luận là khá đầy đủ về nghiên cứu các yếu tố ảnh hướng tới động lực làm việc của nhân viên y tế. Chỉ có 3 người không có ý kiến về 3 yếu tố Bản chất công việc, Sự công nhận và Đào tạo và thăng tiến. Những người trong nhóm thảo luận đều nhất trí giữ nguyên 07 yếu tố được đề xuất trong mô hình. Như vậy, 07 yếu tố đều đươc giữ nguyên không thay đổi, bỏ bớt hay bổ sung yếu tố nào.

3.2.3. Nghiên cứu định tính xây dựng thang đo

Thang đo nghiên cứu được kế thừa từ các nghiên cứu của Kovach (1987), Tan và cộng sự (2011), Lambrou (2010), Hoàng Thị Hồng Lộc và Nguyễn Quốc Nghi (2014), Hồ Thị Thu Hằng và cộng sự (2015), Nguyễn Thị Thùy Quyên (2017), Vũ Minh Hùng (2017) và kết quả thảo luận nhóm với chuyên gia. Để đo lường các khái niệm nghiên cứu, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ từ 1 đến 5 tương ứng với hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý cho các biến quan sát. Thang đo chính thức được diễn đạt và mã hóa như sau:

- Thang đo Bản chất công việc (ký hiệu BC) gồm 4 biến quan sát (BC1, BC2, BC3, BC4).

Bảng 3.2: Diễn đạt và mã hóa thang đo “Bản chất công việc”

Tên biến Thang đo Mã

hóa

Nguồn Bản chất

công việc

Anh/chị cảm thấy thích thú khi thực hiện công việc của mình.

BC1 Kovach (1987), Vũ Minh Hùng (2017) Công việc Anh/chị đang làm phù

hợp với sở trường và năng lực của mình.

BC2 Kovach (1987), Vũ Minh Hùng (2017) Công việc của Anh/chị đảm nhiệm

cho phép phát huy tối đa năng lực cá nhân.

BC3 Kovach (1987), Vũ Minh Hùng (2017) Công việc Anh/chị đang làm có

nhiều động lực phấn đấu.

BC4 Kovach (1987)

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính và nghiên cứu trước đây)

- Thang đo Môi trường làm việc (ký hiệu MT) gồm 4 biến quan sát (MT1, MT2, MT3, MT4).

Bảng 3.3: Diễn đạt và mã hóa thang đo “Môi trường làm việc”

Tên biến Thang đo Mã

hóa

Nguồn

Môi trường làm việc

Anh/chị cảm thấy thời gian làm việc phù hợp.

MT1 Tan và cộng sự (2011), Nguyễn Thị Thùy Quyên (2017)

Anh/chị cảm thấy nơi làm việc đảm bảo sự an toàn thoải mái.

MT2 Nguyễn Thị Thùy Quyên (2017)

Anh/chị cảm thấy công việc ổn định, không phải lo lắng về mất việc làm.

MT3 Nguyễn Thị Thùy Quyên (2017)

Anh/chị được cung cấp đầy đủ phương tiện, máy móc và thiết bị phục vụ cho công việc.

MT4 Nguyễn Thị Thùy Quyên (2017)

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính và nghiên cứu trước đây)

- Thang đo Lãnh đạo (ký hiệu LD) gồm 5 biến quan sát (LD1, LD2, LD3, LD4, LD5).

Bảng 3.4: Diễn đạt và mã hóa thang đo “Lãnh đạo”

Tên biến Thang đo Mã

hóa

Nguồn

Lãnh đạo

Cấp trên hỗ trợ, chia sẻ nhiệt tình giúp Anh/chị cải thiện hiệu suất công việc.

LD1 Tan và cộng sự (2011), Nguyễn Thị Thùy Quyên (2017)

Anh/chị được cấp trên tôn trọng và tin trưởng trong công việc.

LD2 Tan và cộng sự (2011), Nguyễn Thị Thùy Quyên (2017)

Tác phong của cấp trên luôn lịch sự, hòa nhã.

LD3 Nguyễn Thị Thùy Quyên (2017)

Cấp trên có thái độ đối xử công bằng, không phân biệt giữa các nhân viên.

LD4 Tan và cộng sự (2011), Nguyễn Thị Thùy Quyên (2017)

Anh/chị nhận được sự sẻ chia của cấp trên về cuộc sống.

LD5 Nghiên cứu định tính

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính và nghiên cứu trước đây)

- Thang đo Đồng nghiệp (ký hiệu DN) gồm 4 biến quan sát (DN1, DN2, DN3, DN4).

Bảng 3.5: Diễn đạt và mã hóa thang đo “Đồng nghiệp”

Tên biến Thang đo Mã

hóa

Nguồn

Đồng nghiệp

Đồng nghiệp của anh/chị luôn sẵn lòng giúp đỡ lẫn nhau.

DN1 Tan và cộng sự (2011), Nguyễn Thị Thùy Quyên (2017), Vũ Minh Hùng (2017) Đồng nghiệp luôn hỗ trợ, chia sẻ

kinh nghiệm chuyên môn với anh/chị trong công việc.

DN2 Nguyễn Thị Thùy Quyên (2017)

Đồng nghiệp của anh/chị là người thân thiện, trung thực.

DN3 Tan và cộng sự (2011), Nguyễn Thị Thùy Quyên (2017), Vũ Minh Hùng (2017) Anh/chị nhận được sự sẻ chia của

đồng nghiệp về cuộc sống.

DN4 Nghiên cứu định tính

- Thang đo Sự công nhận (ký hiệu CN) gồm 3 biến quan sát (CN1, CN2, CN3).

Bảng 3.6: Diễn đạt và mã hóa thang đo “Sự công nhận”

Tên biến Thang đo Mã

hóa

Nguồn

Sự công nhận

Tổ chức đánh giá thành tích chính xác, công bằng, khách quan giữa các nhân viên.

CN1 Nguyễn Thị Thùy Quyên (2017), Vũ Minh Hùng (2017) Lãnh đạo của Anh/chị luôn động

viên và khen ngợi khi nhân viên làm việc tốt.

CN2 Nguyễn Thị Thùy Quyên (2017)

Anh/chị nhận được sự công nhận đầy đủ, kịp thời để làm tốt công việc của mình.

CN3 Tan và cộng sự (2011), Nguyễn Thị Thùy Quyên (2017), Vũ Minh Hùng (2017)

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính và nghiên cứu trước đây)

- Thang đo Thu nhập và phúc lợi (ký hiệu TN) gồm 4 biến quan sát (TN1, TN2, TN3, TN4).

Bảng 3.7: Diễn đạt và mã hóa thang đo “Thu nhập và phúc lợi”

Tên biến Thang đo Mã

hóa

Nguồn

Thu nhập và phúc lợi

Mức lương hiện nay phù hợp với năng lực và đóng góp của anh/chị vào tổ chức.

TN1 Nguyễn Thị Thùy Quyên (2017), Vũ Minh Hùng (2017)

Anh/chị có thể sống dựa vào thu nhập từ công việc hiện tại.

TN2 Kovach (1987), Nguyễn Thị Thùy Quyên (2017), Vũ Minh Hùng (2017) Lương và các khoản thu nhập của

anh/chị được trả đầy đủ, đúng hạn.

TN3 Kovach (1987), Nguyễn Thị Thùy Quyên (2017), Vũ Minh Hùng (2017) Lương, thưởng, phụ cấp được trả

công bằng, thỏa đáng.

TN4 Kovach (1987), Nguyễn Thị Thùy Quyên (2017)

- Thang đo Cơ hội đào tạo và thăng tiến (ký hiệu DT) gồm 4 biến quan sát (DT1, DT2, DT3, DT4).

Bảng 3.8: Diễn đạt và mã hóa thang đo “Cơ hội đào tạo và thăng tiến”

Tên biến Thang đo Mã

hóa

Nguồn

Cơ hội đào tạo và thăng tiến

Tổ chức tạo cho anh/chị nhiều cơ hội thăng tiến.

DT1 Nguyễn Thị Thùy Quyên (2017),

Cơ hội thăng tiến công bằng cho công chức, nhân viên.

DT2 Nguyễn Thị Thùy Quyên (2017),

Tố chưc luôn tạo điều kiện nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phát huy sáng kiến.

DT3 Nguyễn Thị Thùy Quyên (2017), Vũ Minh Hùng (2017) Tổ chức thực hiện các chính sách một cách nhất quán. DT4 Nguyễn Thị Thùy Quyên (2017)

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính và nghiên cứu trước đây)

- Thang đo Động lực làm việc (ký hiệu DL) gồm 4 biến quan sát (DL1, DL2, DL3, DL4).

Bảng 3.9: Diễn đạt và mã hóa thang đo “Động lực làm việc”

Tên biến Thang đo Mã

hóa

Nguồn

Động lực làm việc

Anh/chị luôn cảm thấy hứng thú khi làm công việc.

DL1 Kovach (1987), Nguyễn Thị Thùy Quyên (2017), Anh/chị có thể duy trì nỗ lực

thực hiện công việc trong thời gian dài.

DL2 Kovach (1987), Nguyễn Thị Thùy Quyên (2017), Vũ Minh Hùng (2017) Anh/chị thường làm việc với tâm

trạng tốt nhất.

DL3 Kovach (1987), Nguyễn Thị Thùy Quyên (2017), Vũ Minh Hùng (2017) Anh/chị thường thực hiện công

việc với nỗ lực cao nhất.

DL4 Kovach (1987), Nguyễn Thị Thùy Quyên (2017)

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính và nghiên cứu trước đây)

3.3. Nghiên cứu định lượng

Bảng câu hỏi khảo sát được xây dựng dựa trên kết quả sau khi bổ sung, điều chỉnh các thành phần và các biến quan sát trong quá trình nghiên cứu định tính. Bảng câu hỏi khảo sát chính thức gồm 32 biến quan sát, được thiết kế theo 3 phần sau:

Phần mở đầu giới thiệu mục đích nghiên cứu và cam kết bảo mật thông tin của cuộc khảo sát.

Phần 1: Thông tin cá nhân gồm các câu hỏi để người được khảo sát cung cấp

những thông tin cá nhân: giới tính, độ tuổi, thâm niên công tác và thu nhập trung bình tháng.

Phần 2: Thông tin đánh giá của nhân viên y tế được khảo sát, bảng câu hỏi được

xây dựng để đo lường động lực làm việc của nhân viên y tế tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 điểm với 5 mức độ từ “Rất không đồng ý” đến “Rất đồng ý” để đánh giá mức độ đồng ý/không đồng ý của đối tượng khảo sát.

Nội dung chi tiết của bảng câu hỏi khảo sát được trình bày ở Phụ lục 3.

3.2.2. Phương pháp chọn mẫu

Kích thước mẫu bao nhiêu được gọi là lớn thì hiện nay chưa được xác định rõ ràng Hơn nữa kích thước mẫu còn tùy thuộc vào phương pháp hồi quy sử dụng.

Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), để sử dụng EFA cần kích thước mẫu đủ lớn. Hair và cộng sự (2006) cho rằng để sử dụng phân tích nhân tố khám phá EFA, tỷ lệ quan sát tối thiểu của số lượng quan sát so với số lượng biến đo lường là 5:1, tức là 1 biến đo lường cần tối thiểu là 5 quan sát. Theo công thức này, với 32 biến quan sát (28 biến thuộc các yếu tố biến độc lập và 4 biến thuộc yếu tố biến phụ thuộc) thì mẫu nghiên cứu của đề tài này tối thiểu cần phải có là: n = 5 x 32 = 160 quan sát.

Khi sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính ảnh hưởng của nhiều biến độc lập định lượng vào một biến phụ thuộc định lượng thì kích thước mẫu cũng là một vấn đề cần phải quan tâm. Tabachnick và Fidell (2007) (dẫn theo Nguyễn Đình Thọ, 2011) thì công thức kinh nghiệm thường dùng để tính kích thước mẫu cho hồi quy bội như sau: n > 50 + 8p, trong đó, n là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết và p số lượng

biến độc lập trong mô hình Theo đó, số mẫu nghiên cứu cần phải có là: n = 50 + 8 x 7 = 106 quan sát.

Như vậy, tổng hợp hai phương pháp xác định cỡ mẫu của Hair và cộng sự (2006) lẫn Tabachnick và Fidell (2007), cỡ mẫu tối thiểu cần thu thập để thực hiện nghiên cứu này phải là 160 quan sát. Do đó, kích thước mẫu mà tác giả trong nghiên cứu chính thức là 168 được xem là phù hợp.

3.2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu

Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Những người tham gia khảo sát là các nhân viên y tế hiện đã và đang làm việc tại Bệnh viện Y học Cổ truyền vào thời điểm tháng 12/2019. Sở dĩ tác giả khảo sát thêm những người đã làm việc tại đây nhằm mục đích tận dụng thời gian gắn bó, trải nghiệm của họ với tố chức và nhằm gia tăng kích thước mẫu đáp ứng yêu cầu tối thiểu số lượng mẫu cần thu thập cho nghiên cứu định lượng. Bảng câu hỏi khảo sát được phát trực tiếp cho các nhân viên bởi đích thân tác giả hoặc nhờ sự hỗ trợ của đồng nghiệp đang làm việc trong bệnh viện. Cụ thể hơn, tác giả liên hệ trước với nhân viên y tế để nhận được sự đồng ý khảo sát. Sau đó tác giả đến tận nơi thực hiện và kiểm tra bảng khảo sát, chỉ giữ lại những bảng có điền đầy đủ thông tin và mang tính khách quan. Ngoài ra, để đảm bảo tính chính xác của bảng khảo sát tác giả loại những phiếu chỉ chọn 1 mức độ ví dụ như chỉ đánh vào mức độ 1, mức độ 5.

3.2.4. Phương pháp xử lý dữ liệu nghiên cứu

Sau khi hoàn tất việc thu thập dữ liệu, các bảng phỏng vấn chính thức sẽ được tập hợp lại, sau đó tiến hành việc kiểm tra để loại bỏ các bảng khảo sát không hợp lệ (bảng khảo sát không hợp lệ là bảng phỏng vấn có quá nhiều ô trống). Tiếp đến bảng phỏng vấn hợp lệ sẽ được sử dụng để mã hoá, nhập liệu và làm công tác làm sạch dữ liệu thông qua phần mềm SPSS 20.0.

Trình tự phân tích diễn ra như sau: - Phân tích thống kê mô tả:

Mục đích của phân tích là cung cấp thông tin tổng quan về mẫu nghiên cứu dựa vào tần suất, tỉ lệ, trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, các biểu đồ thống kê…

- Kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha:

Để đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho một thang đo thì phải có tối thiểu là 3 biến đo lường. Hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị biến thiên trong khoảng [0,1]. Về mặt lý thuyết, Cronbach’s Alpha càng cao thì càng tốt tức là thang đo có độ tin cậy cao (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Các biến đo lường dùng để đo lường cùng một khái niệm nghiên cứu nên chúng phải có mối tương quan chặt chẽ với nhau. Vì vậy khi kiểm tra từng biến đo lường chúng ta sử dụng hệ số tương quan biến - tổng. Hệ số này lấy tương quan của biến đo lường xem xét với các biến còn lại trong thang đo. Một biến thiên đo lường có hệ số tương quan biến - tổng r ≥ 0,3 thì biến đó đạt yêu cầu (Nunnally và Bernstein, 1994). Tuy nhiên nếu r = 1 thì hai biến đo lường chỉ là một và chúng ta chỉ cần dùng một trong hai biến là đủ.

Như vậy, trong phân tích Cronbach’s Alpha, hệ số tin cậy 0,6 ≤ Cronbach’s Alpha ≤ 0,95 và tương quan biến – tổng > 0,3 là phù hợp. Những thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha nhỏ hơn 0,6 hoặc lớn hơn 0,95 và những biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh nhỏ (<0,3) sẽ bị loại ra khỏi mô hình.

- Phân tích nhân tố khám phá EFA:

Phân tích nhân tố khám phá là tên chung của một nhóm các thủ tục được sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tổ ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên y tế bệnh viện y học cổ truyền tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 36 - 60)