6. Cấu trúc đề tài
2.2.2. Yếu tố cá nhân (yếu tố đẩy)
Là những nhân tố thúc đẩy, đề cập đến những yếu tố bên trong cá nhân.Mỗi người đi du lịch với nhiều động cơ thúc đẩy rất khác nhau. Có người đi du lịch là thuần túy nghỉ ngơi sau những ngày tháng làm việc vất vả; có người lấy việc tham gia các hoạt động ở nơi đến làm mục đích của chuyến đi; một bộ phận khác tìm nơi để thư giãn hoặc học tập, nghiên cứu, khám phá.v.v.
Theo R.Mutinda và M.Mayaka (2012) có 3 nhóm nhân tố thuộc yếu tố đẩy là: Kiến thức trải nghiệm; giải trí và thư giãn; tự thể hiện. Cả 3 yếu tố trên đều nói về mục đích (động cơ) việc lựa chọn một điểm đến của khách du lịch và có ảnh hưởng trực tiếp, thúc đẩy quyết địnhlựa chọn điểm đến của du khách.
Kiến thức và trải nghiệm
Là những giá trị, vốn sống mà chuyến đi mang lại như: “Cơ hội nâng cao kiến thức”; ÉÉTham quan nơi tôi chưa bao giờ đến trước đây”; “Gặp gỡ những người mới có cùng sở thích” và “Du lịch giúp tôi biết thêm về giá trị sống của người dân địa phương”.
Kiến thức đó thường là những văn hóa được tạo thành bởi tự nhiên và con người tại điểm đến, khách du lịch tìm hiểu về môi trường và con người nơi đây giúp kì nghỉ trở nên bổ ích hơn. Trải nghiệm có thể là thưởng thức những món ăn, đặc sản địa phương, tham gia những lễ hội mang đậm chất văn hóa vùng miền.
Theo C. V. Vuuren &E. Slabbert (2011) kiến thức và trải nghiệm bao gồm làm mới bạn bè, gặp gỡ những người mới, để có thêm kiến thức về đất nước và đi du lịch để tăng sự tương tác. Khách du lịch cảm thấy cần phải gặp gỡ những người mới và để có thêm kiến thức liên quan đến đất nước của họ.
Thông qua hoạt động du lịch để khám phá địa điểm mớivà tìm hiểu thoả mãn sự ham muốn hiểu biết nhiều hơn, để kết bạn, mở rộng quan hệ xã hội và muốn có được những kinh nghiệm, cảm giác mới lạ. Chính vì vậy mà nó trở thành yếu tố động cơ tác động đến sự lựa chọn một điểm đến du lịch.
Giải trí và thư giãn
Giải trí và thư giãn là động cơ chủ yếu của mọi chuyến du lịch và tác động của nó tới quyết định lựa chọn một điểm đến là không thể thiếu. Bởi lẽ mọi người tìm đến với du lịch hầu hết là để nghỉ ngơi, giải tỏa căng thẳng sau những ngày làm việc vất vả, thông qua các hoạt động du lịch như nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, tiêu khiển, vận động để khắc phục sự căng thẳng thư giãn, sảng khoái về đầu óc, phục hồi sức khỏe.v.v. Và đôi khi họ đi du lịch để tìm kiếm nguồn cảm hứng mới cho cuộc sống. Vì vậy mà nó là một trong những yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn điểm đến của du khách.
Tự thể hiện
Nhu cầu về tự thể hiện bản thân theo tháp nhu cầu Maslow là muốn sáng tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được công nhận là thành đạt.
Thể hiện mình, muốn khẳng định bản thân là sự biểu lộ của cái tôi mà ai cũng có, việc đến những nơi nổi tiếng, kỳ lạ với mức chi phí cao thường được khách du lịch lựa chọn hơn là những nơi bình thường dù là chi phí thấp.
Việc đi du lịch và sử dụng các dịch vụ chất lượng cao của họ ngoài mục đích thoả mãn nhu cầu của chuyến đi họ còn muốn được người khác biểu lộ sự kính trọng, thán phục, thèm muốn được đến những nơi họ đã tới như:“Tôi muốn là người trải nghiệm đầu tiên trong số bạn bè của mình” hay “Tôi đến để được giống bạn bè/ người thân/ đồng nghiệp”. Ngoài việc đó tự thể hiện cũng được hiểu là họ muốn tăng thêm vốn kiến thức và trải nghiệm của bản thân để ngày càng khẳng định mình.
2.2.3. Các giả thuyết
Giả thuyết H1: Hình ảnh điểm đến có ảnh hưởng tích cực đến quyết địnhlựa chọn điểm đến du lịch của du khách.
Giả thuyết H2: Mối quan ngại về môi trường có ảnh hưởng tiêu cực đến quyết địnhlựa chọn điểm đến du lịch của du khách.
Giả thuyết H3: Gia đình và bạn bè có ảnh hưởng tích cực đến quyết địnhlựa chọn điểm đến du lịch của du khách.
Giả thuyết H4: Kiến thức và trải nghiệm có ảnh hưởng tích cực đến quyết địnhlựa chọn điểm đến du lịch của du khách.
Giả thuyết H5: Giải trí và thư giãn có ảnh hưởng tích cực đến quyết địnhlựa chọn điểm đến du lịch của du khách.
Giả thuyết H6: Tự thể hiện có ảnh hưởng tích cực đến quyết định lựa chọn điểm đến du lịch của du khách.
2.3. Phương pháp nghiên cứu