6. Cấu trúc đề tài
3.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Vị trí địa lý
Bãi biển Lăng Cô thuộc thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
có vị trí rất thuận lợi, có các trục giao thông quốc gia quan trọng chạy qua như Quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc-Nam; cách thành phố Huế 70 km, sân bay Phú Bài 40km và thành phố Đà Nẵng 30 km; có cảng nước sâu Chân Mây là một trong những cửa ngõ thông ra biển quan trọng của Hành lang kinh tế Đông - Tây theo Quốc lộ 1A và các tuyến đường khác nối Việt Nam với các nước trong khu vực như Lào, Thái Lan và Myanmar. Lăng Cô kết nối với Vườn Quốc gia Bạch Mã - một điểm nhấn trong hệ sinh thái rừng nguyên sinh còn lại của dãy Trường Sơn.
3.1.2. Khí hậu
Gió: Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có 2 hướng gió chính là gió mùa đông bắc về mùa đông và gió mùa tây nam về mùa hè. Đồng thời cũng chịu tác động của gió biển và gió đất liền theo chu kỳ ngày đêm.
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình/năm: 25,2°C. Tháng nóng nhất tháng 6, tháng 7 với 41,3°C và tháng lạnh nhất là tháng 12 với nhiệt độ là 15°C.
Lượng mưa bình quân năm là 3.368 l/m2. Tháng mưa lớn nhất là tháng 10. Số ngày mưa trung bình năm 156 ngày.
3.1.3. Về tự nhiên
Lăng Cô có bờ biển thoải, cát trắng, nước biển trong xanh và nhiệt độ trung bình khoảng 25oC vào mùa hè, là điểm đến hấp dẫn của du khách cả trong và ngoài nước. Với phong cảnh thiên nhiên quyến rũ, trải dài trên bờ cong đẹp nhất của đất nước, Lăng Cô chứa đựng gần như tất cả những gì mà thiên nhiên có thể ban tặng: màu xanh của núi rừng nhiệt đới, những dải cát trắng mịn, ánh nắng tràn đầy và biển xanh mát mẻ.
Đây là vịnh biển thứ 3 của Việt Nam, sau Hạ Long và Nha Trang có tên trong danh sách 30 vịnh biển đẹp nhất thế giới do câu lạc bộ các vịnh biển đẹp nhất thế giới - Worldbays bình chọn.
3.1.4. Tên gọi
Có rất nhiều cách để giải thích cho tên gọi “Lăng Cô”. Có giả thiết cho rằng trước đây nơi này vốn có tên gọi là Làng Cò, bởi vì có rất nhiều cò sinh sống, về sau người dân đọc chệch Làng Cò thành Lăng Cô. Cũng có giả thiết cho rằng, trong thời kỳ Pháp thuộc “Lăng Cô” vốn là một làng chài ở phía Bắc đèo Hải Vân và được gọi là L³AnCu, tên Lăng Cô ngày nay cũng có thể do người Pháp đọc chệch từ cụm từ này.
3.1.5. Văn hóa
Các di tích lịch sử - văn hóa Vùng Lăng Cô - đầm Lập An gắn liền với nhiều di tích và các sự kiện lịch sử quan trọng: núi Hải Vân - Hải Vân Quan một thắng cảnh nổi tiếng vừa là di tích quốc gia Việt Nam.v.v. Dọc theo vùng đầm phá ven biển này có nhiều di tích văn hóa, các làng nghề, lễ hội nổi tiếng, song mật độ phân bố các di tích không có ưu thế hơn so với vùng khác. Vì vậy, vùng này không có thuận lợi cho việc phát triển loại hình du lịch thăm quan các điểm du lịch văn hoá.
Các lễ hội như liên hoan du lịch "Lăng Cô - huyền thoại biển" được tổ chức bắt đầu từ năm 2005 và một số lễ hội khác diễn ra như: Lễ cầu ngư (làng An Cư Đông, làng Đồng Dương), Lễ tế thu, hội đua thuyền (diễn ra vào mồng 6 tết).v.v.
(Nguồn:wikipedia.org/wiki/Lăng_Cô )
3.1.6. Cơ sở hạ tầng
Công trình công cộng gồm có 4 trường học (ba trường tiểu học và một trường trung học cơ sở), ngân hàng, chùa Phật giáo, nhà thờ Thiên Chúa giáo, trụ sở ủy ban nhân dân xã, trạm y tế, bến thuyền đánh cá, doanh trại quân đội.v.v. Khu chế biến hải sản nước mắm, mắm chua và chế biến dầu Tràm, chủ yếu là tại các nhà dân. Ngoài ra còn có các nhà hàng dịch vụ tư nhân phục vụ ăn uống cho khách vãng lai, xe chạy đường dài Bắc Nam trên quốc lộ 1A và ga đường sắt.
Các khu nghỉ dưỡng: Có nhiều nhà nghỉ và khách sạn du lịch, khu nghỉ dưỡng được xây dựng nằm sát bên bãi biển Lăng Cô như Lăng Cô Beach Resort, Thanh Tâm Resort, Làng Cò Resort .v.v. Đem đến cho du khách những trải nghiệm du lịch biển tuyệt vời, phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng và dịch vụ spa cho khách.
Tại khu du lịch Lăng Cô hiện có 6 khu du lịch tổng hợp, 45 khách sạn, nhà nghỉ hoạt động với khoảng 1.200 phòng, 1.800 giường, cùng hàng chục nhà hàng ăn uống phục vụ du khách. Lượng khách du lịch tăng bình quân hàng năm trên 25%, doanh thu tăng bình quân 20%. Số lượng khách đến Lăng Cô chiếm 16% tổng lượt khách đến Thừa Thiên - Huế. Đội ngũ nhân viên ngành du lịch tăng nhanh và ngày càng chuyên nghiệp hơn. Lăng Cô còn có 20 dự án du lịch đãđược cấp phép với vốn đăng ký hơn 10.000 tỷ đồng đang tiếp tục triển khai đầu tư. Để Lăng Cô trở thành khu du lịch thực sự hấp dẫn du khách, đô thị Lăng Cô cần tiếp tục đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo thêm các dịch vụ vui chơi giải trí tương xứng.
(Nguồn: Báo thể thao & văn hóa, 2016)
Hạ tầng giao thông: Khu du lịch Lăng Cô – đầm Lập An có tuyến quốc lộ 1A chạy qua dài khoảng 10 km, được nâng cấp hai làn đường, mặt đường cho xe cơ giới bằng bê tông nhựa. Bên cạnh đó, Hầm Phú Gia ở phía Bắc đã được đưa vào hoạt động giúp tiết kiệm thời gian và an toàn hơn so với đi đường đèo.Hiện nay, ở Lăng Cô đang thi công dự án hầm đường bộ Hải Vân 2 với 4 làn xe, dự tính khi hoàn thành sẽ giúp giao thông thuận tiện hơn, phục vụ cho lượng xe lưu thông ngày càng lớn. Như vậy hệ thống giao thông ở Lăng Cô ngày càng được cải tiến, làm cho giao thông ngày càng thông suốt và có thể khai thác cho khu du lịch sau này.Đường đi lại trong khu dân cư đang được quy hoạch và hoàn thiện, cùng với hệ thống đường nhựa chạy dọc bờ biển và đầm Lập An, phục vụ tốt hơn nhu cầu tham quan, di chuyển của khách du lịch.Tuyến đường sắt quốc gia Bắc- Nam là tuyến đường sắt quốc gia trọng yếu, tuy nhiên năng lực chưa được phát huy do hạn chế bởi đoạn đường qua đèo Hải Vân có độ dốc khá lớn và bán kính đường cong quá nhỏ. Từ giữa thập niên 1980 ngành đường sắt đã cho cải tạo khá nhiều những đoạn tiêu chuẩn thấp và đặc biệt là xây dựng hai ga Bắc Hải Vân và Nam Hải Vân trên đèo nên đã tăng năng lực đáng kể giữa Lăng Cô và Liên Chiểu (Đà Nẵng). Tương lai tuyến đường sắt hiện trạng từ Lăng Cô đi Liên Chiểu sẽ được định hướng quy hoạch thành đường ô tô và tuyến đường sắt tương lai theo quy hoạch sẽ qua núi Hải Vân theo một đường hầm mới.
3.1.7. Hoạt động kinh doanh
Lăng Cô vốn là một làng chài do vậy dân cư đầm phá này sinh sống chủ yếu bằng nghề bắt cá, nuôi trồng hải sản và dịch vụ du lịch (trong đó theo thống kê: dịch vụ du lịch thương mại là 40%, thủy sản là 35% và còn lại nông nghiệp là 25%).[2]
Lăng Cô được định hướng phát triển gắn kết lâu dài với cảng nước sâu, khu công nghiệp và thương mại quốc tế Chân Mây, đô thị Chân Mây, bảo đảm cân bằng toàn diện các chức năng nghỉ ngơi, sinh sống và làm việc của một đô thị lớn, có ba
ngành nghề sản xuất chính là nông nghiệp, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và dịch vụ thương mại.
Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô là trọng điểm kinh tế của tỉnh Thừa Thiên - Huế đang được hình thành và phát huy vai trò động lực trong tương lai. Thời gian qua, Lăng Cô được Trung ương và tỉnh quan tâm đầu tư phát triển kinh tế và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nhiều công trình quan trọng trên địa bàn được hoàn thành xây dựng như, cảng nước sâu Chân Mây, hầm đèo Hải Vân, cầu Lăng Cô, đường ven đầm Lập An.v.v. tạo nền tảng cơ bản và điều kiện thuận lợi thúc đẩy kinh tế - xã hội và mở rộng giao thương với các địa phương các vùng trong tỉnh và khu vực.
Hiện nay, Lăng Cô được xem là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng và thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch đến đây mỗi năm, hấp dẫn rất nhiều nhà đầu tư du lịch lớn trong và ngoài nước, nhiều khu nghỉ dưỡng hiện đại đã được xây dựng.
Hơn nữa, vì nằm giữa 3 trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Thế giới là: Cố đô Huế, Khu phố cổ Hội An và Khu Thánh địa Mỹ Sơn nên rất tiện lợi để du khách và các nhà nghiên cứu di chuyển giữa các địa điểm. Nếu du khách đến Lăng Cô từ thành phố Đà Nẵng qua hầm đường bộ đèo Hải Vân thì chỉ khoảng 25km. Tuy nhiên, con đường dài hơn nếu vượt qua đèo Hải Vân vẫn được nhiều khách du lịch, nhất là khách ưa mạo hiểm lựa chọn. Bởi từ đèo Hải Vân có thể ngắm những cảnh đẹp ngoạn mục, hùng vĩ và đặc biệt là ngắm vịnh Lăng Cô từ trên đèo cao.
Lăng Cô đã góp phần giúp huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế tăng lượng khách đến tham quan, nghỉ dưỡng lên 700 nghìn lượt, đạt 95,9% kế hoạch năm, tăng 10,8% so với năm 2015; khách lưu trú ước đạt 281.050 lượt khách (trong đó khách du lịch quốc tế 101.976 lượt khách, khách du lịch nội địa là 179.074 lượt khách); doanh thu du lịch đạt 957 tỷ đồng. [2]
[2] Nguồn: Thống kê kinh tế - Huyện Phú Lộc 2016
3.2. Phân tích kết quả nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, tổng cộng có 200 bảng khảo sát được phát ra và thu về. Sau khi kiểm tra có 12 bảng hỏi không đạt yêu cầu (chủ yếu là điền thông tin không đầy đủ) nên bị loại. Vì vậy 188 bảng câu hỏi sẽ được đưa vào phân tích như sau:
3.2.1. Thống kê mô tả
3.2.1.1 Đặc điểm mẫu điều tra
Với cỡ mẫu là n = 188
Bảng 3.1 : Đặc điểm mẫu điều tra
Tiêu chí Phân loại Số lượng
(Khách) Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 105 55,9 Nữ 83 44,1 Độ tuổi Dưới 30 123 65,4 Từ 30 - 50 tuổi 47 25,0 Trên 50 18 9,6 Thu nhập < 5 triệu 78 41,5 5 - dưới 10 triệu 77 41,0 10 - 20 triệu 26 13,8 > 20 triệu 7 3,7 Quê quán Nội tỉnh 73 38,8 Ngoại tỉnh 115 61,2
Hình thức lưu trú Khách sạn 76 40,4 Nhà nghỉ 36 19,2 Khu nghỉ dưỡng 59 31,4 Lều trại 17 9,0
(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý số liệu của tác giả năm 2017)
- Về giới tính: Trong tổng số mẫu là 188 khách du lịch được khảo sát, khách du lịch nữ chiếm 44,1% (tương đương 83 khách) và khách du lịch nam là 55,9% (tương đương 105 khách).
- Về độ tuổi: Thống kê được trong mẫu điều tra có 123 (chiếm 65,4%) khách du lịch có độ tuổi dưới 30 tuổi; 47 khách có độ tuổi từ 30 đến 50 (chiếm 25%) và 18 khách (chiếm 9,6%) trên 50 tuổi. Có thể thấy khách du lịch tham gia trả lời phỏng vấnđa số là những người trẻ.
- Về thu nhập: Trong mẫu điều tra có 41,5% (78 khách) có thu nhập dưới 5 triệu / tháng; 41% (77 khách) có thu nhập 5 đến 10 triệu / tháng; 13,8% (26 khách) có thu nhập 10 đến 20 triệu / tháng và 3,7 % (7 khách) có thu nhập lớn hơn 20 triệu / tháng.
- Quê quán: Khách du lịch nhóm điều tra được chủ yếu là khách ngoại tỉnh, tập trung nhiều ở Hà Nội và Bình Dương. Cụ thể mẫu điều tra, có 61,2% (115 khách) là khách ngoại tỉnh và 38,8% (73 khách) là khách nội tỉnh đến du lịch tại biển Lăng Cô.
- Về hình thức lưu trú: Trong mẫu điều tra, khách du lịch ở khách sạn chiếm phần đa với 40,4% (76 khách); khu nghỉ dưỡng 19,2% (36 khách) và khu nghỉ dưỡng là 31,4% (59 khách); lều trại là 9% (17 khách).
3.2.1.2. Thống kê mô tả theo hành vi du lịch của khách du lịch
- Trong mẫu điều tra, 100% khách du lịch được khảo sát đều trả lời đã từng đi du lịch biển nhiều hơn 3 lần. Điều này sẽ giúp kết quả khảo sát được khách quan do đối tượng được khảo sát đã từng tham gia trải nghiệm du lịch biển trước đây.
- Trong mẫu điều tra, có 99 khách du lịch (52,7%) đến biển Lăng Cô lần đầu tiên; 72 (38,3%) khách du lịch đã đến biến Lăng Cô được 2 đến 3 lần và 17 khách còn lại (9%) cho biết đã đến đây trên 3 lần.
Biểu đồ 3.1
- Thời gian lưu trú của một chuyến du lịch. thời gian lưu trú là 1 lại 26,6% (50 khách
Biểu đồ 3.2: Thờ
3.1: Anh (chị) đã đến Lăng Cô bao nhiêu lần tr
u trú của du khách đến biển Lăng Cô chủ yếu là du lịch. Theo số liệu khảo sát được cụ thể là 27,7%
trú là 1 ngày; 45,7% (86 khách) có thời gian lưu 50 khách) có thời gian lưu trú trên 3 ngày.
: Thời gian lưu trú trong chuyến du lịch Lăng Cô c
iêu lần trước đây
ủ yếu là 2 đến 3 ngày trên thể là 27,7% (52 khách) có gian lưu trú 2- 3 ngày; còn
- Dịch vụ sử dụng: Trong mẫu nghiên cứu, số khách du lịch sử dụng dịch vụ ăn uống là 100%, các dịch vụ khác như dịch vụ lưu trú chiếm 75,5%, dịch vụ bổ sung chiếm 61,2%, còn lại dịch vụ tham quan chiếm 30,3%.
Bảng 3.2: Dịch vụ sử dụng chủ yếu N Phần trăm Phần trăm trường hợp Dịch vụ sử dụng chủ yếu Dịch vụ ăn uống 188 37,5% 100% Dịch vụ lưu trú 142 28,3% 75,5% Dịch vụ bổ sung 115 22,9% 61,2% Dịch vụ tham quan 57 11,4% 30,3% Tổng 502 100% 267,0%
(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý số liệu của tác giả năm 2017)
- Những nguồn thông tin mà khách du lịch biết đến Lăng Cô, chủ yếu qua Bạn bè/ người thân/ đồng nghiệp chiếm 95,2%, từ nhà tiếp thị du lịch chiếm 73,4%, Iternet chiếm 73,4% và từ kinh nghiệm cá nhân chiếm 47,3%.
Bảng 3.3: Nguồn thông tin mà khách du lịch biết đến Lăng Cô
N Phần trăm Phần trăm trường hợp Nguồn thông tin Kinh nghiệm cá nhân 89 16,4% 47,3% Internet 138 25,4% 73,4% Nhà tiếp thị du lịch 138 25,4% 73,4% Bạn bè/ người thân/ đồng nghiệp 179 32,9% 95,2% Tổng 544 100% 289,4%
- Hình thức chuyến đi đến Lăng Cô chủ yếu là đi theo Tour du lịch chiếm 53,5%, cùng gia đình chiếm 50,3%,nhóm bạn chiếm 26,7% và đi theo tổ chức cơ quan chiếm 23%.
Bảng 3.4: Hình thức chuyến đi đến Lăng Cô
N Phần trăm Phần trăm trường hợp Hình thức chuyến đi Gia đình 94 32,8% 50,3% Nhóm bạn 50 17,4% 26,7% Tổ chức, cơ quan 43 15,0% 23% Tour du lich 100 34,8% 53,5% Tổng 287 100% 153,5%
(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý số liệu của tác giả năm 2017)
3.2.1.3. Thống kê mô tảcác yếu tố
- Thống kê mô tả cho các biến quan sát thuộc yếu tố môi trường
Yếu tố “Hình ảnh điểm đến”
Các biến quan sát hầu hết được đánh giá ở mức trung bình từ 3,1 đến 3,6 so với thang đo likert 5. Đặc biệt là được đánh giá cao nhất là biến quan sát “Lăng Cô có hải sản tươi ngon và đa dạng”, thấp nhất là “Giao thông ở Lăng Cô thuận tiện đường sá rộng rải”
Bảng 3.5: Bảng thống kê mô tả các biến quan sát của yếu tố hình ảnh điểm đến Tổng số quan sát Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn HA1 188 1 5 3,49 1,217 HA2 188 1 5 3,46 1,272 HA3 188 1 5 3,53 0,880 HA4 188 1 5 3,60 1,209 HA5 188 1 5 3,49 0,939 HA6 188 1 5 3,12 1,173 HA7 188 1 5 3,13 1,155 HA8 188 1 5 3,30 1,201 HA9 188 1 5 3,10 1,263 HA10 188 1 5 3,28 1,262
(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý số liệu của tác giả năm 2017)
Yếu tố “Mối quan ngại về môi trường”
Các biến quan sát của yếu tố “Mối quan ngại về môi trường” được đánh giá ở mức trung bình thấp từ 3,19 đến 3,39. Trong đó, biến quan sát có giá trị cao nhất là “Điểm đến Lăng Cô phù hợp với mức chi trả của tôi” và thấp nhất là “Thực phẩm an toàn sạch sẽ”
Bảng 3.6: Thống kê mô tả các biến quan sát của yếu tố mối quan ngại về môi trường
Tổng số quan sát Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất Giá trị trung bình Độ lệchchuẩn MT1 188 1 5 3.23 1,282 MT2 188 1 5 3.39 1,310 MT3 188 1 5 3.19 1,143 MT4 188 1 5 3.33 0,876
Yếu tố “Gia đình và Bạn bè”