Hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch nội địa đến biển lăng cô tỉnh thừa thiên huế (Trang 35 - 37)

6. Cấu trúc đề tài

3.1.7. Hoạt động kinh doanh

Lăng Cô vốn là một làng chài do vậy dân cư đầm phá này sinh sống chủ yếu bằng nghề bắt cá, nuôi trồng hải sản và dịch vụ du lịch (trong đó theo thống kê: dịch vụ du lịch thương mại là 40%, thủy sản là 35% và còn lại nông nghiệp là 25%).[2]

Lăng Cô được định hướng phát triển gắn kết lâu dài với cảng nước sâu, khu công nghiệp và thương mại quốc tế Chân Mây, đô thị Chân Mây, bảo đảm cân bằng toàn diện các chức năng nghỉ ngơi, sinh sống và làm việc của một đô thị lớn, có ba

ngành nghề sản xuất chính là nông nghiệp, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và dịch vụ thương mại.

Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô là trọng điểm kinh tế của tỉnh Thừa Thiên - Huế đang được hình thành và phát huy vai trò động lực trong tương lai. Thời gian qua, Lăng Cô được Trung ương và tỉnh quan tâm đầu tư phát triển kinh tế và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nhiều công trình quan trọng trên địa bàn được hoàn thành xây dựng như, cảng nước sâu Chân Mây, hầm đèo Hải Vân, cầu Lăng Cô, đường ven đầm Lập An.v.v. tạo nền tảng cơ bản và điều kiện thuận lợi thúc đẩy kinh tế - xã hội và mở rộng giao thương với các địa phương các vùng trong tỉnh và khu vực.

Hiện nay, Lăng Cô được xem là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng và thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch đến đây mỗi năm, hấp dẫn rất nhiều nhà đầu tư du lịch lớn trong và ngoài nước, nhiều khu nghỉ dưỡng hiện đại đã được xây dựng.

Hơn nữa, vì nằm giữa 3 trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Thế giới là: Cố đô Huế, Khu phố cổ Hội An và Khu Thánh địa Mỹ Sơn nên rất tiện lợi để du khách và các nhà nghiên cứu di chuyển giữa các địa điểm. Nếu du khách đến Lăng Cô từ thành phố Đà Nẵng qua hầm đường bộ đèo Hải Vân thì chỉ khoảng 25km. Tuy nhiên, con đường dài hơn nếu vượt qua đèo Hải Vân vẫn được nhiều khách du lịch, nhất là khách ưa mạo hiểm lựa chọn. Bởi từ đèo Hải Vân có thể ngắm những cảnh đẹp ngoạn mục, hùng vĩ và đặc biệt là ngắm vịnh Lăng Cô từ trên đèo cao.

Lăng Cô đã góp phần giúp huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế tăng lượng khách đến tham quan, nghỉ dưỡng lên 700 nghìn lượt, đạt 95,9% kế hoạch năm, tăng 10,8% so với năm 2015; khách lưu trú ước đạt 281.050 lượt khách (trong đó khách du lịch quốc tế 101.976 lượt khách, khách du lịch nội địa là 179.074 lượt khách); doanh thu du lịch đạt 957 tỷ đồng. [2]

[2] Nguồn: Thống kê kinh tế - Huyện Phú Lộc 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch nội địa đến biển lăng cô tỉnh thừa thiên huế (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)