6. Cấu trúc đề tài
3.2.5.3. Kiểm định sự khác biệt theo thu nhập
Bảng 3.28: Kết quả kiểm định ANOVA về quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch đến biển Lăng Cô theo nhóm thu nhập
F_QD ANOVA
Tổng bình
phương df bình phươngTrung bình F Sig.
Giữa các nhóm 4,574 3 1,525 5,748 0,00
1
Toàn bộ mẫu 48,811 184 0,265
Tổng 53,385 187
Giả thuyết:
H0: Không có sự khác biệt trong quyết định lựa chọn điểm đến giữa các mức thu nhập khác nhau.
H1: Cósự khác biệt trong quyết định lựa chọn điểm đến giữa các mức thu nhập khác nhau.
Kết quả kiểm định: Sig kiểm định F bằng 0,001 < 0,05, như vậy có khác biệt quyết định lựa chọn điểm đến giữa các mức thu nhập khác nhau. Biểu đồ cho thấy nhóm thu nhập từ 10 triệu trở lên có ý định cao hơn nhóm dưới 10 triệu.
3.3. Một số hàm ý chính sách quản lý cho các bên liên quan nhằm tăng cường khả năng thu hút khách đến với Lăng Cô – Tỉnh Thừa Thiên Huế
Kết quả sau khi phân tích cho thấy có 5 yếu tố tác độc cùng chiều lên biến độc lập “quyết định” là “hình ảnh điểm đến”; “kiến thức trải nghiệm”; “gia đình và bạn bè”; “giải trí và thư giãn”; “tự thể hiện” và 1 biến có tác độc ngược chiều lên biến độc lập là “mối quan ngại về môi trường”.
Trong đó, “gia đình và bạn bè” là yếu tố có sự tác động mạnh nhất và “mối quan ngại về môi trường”là yếu tố tác động yếu nhất. Điều này phù hợp với đặc điểm mẫu nghiên cứu.Điều này hoàn toàn phù hợp với mẫu điều trado trong mẫu khách du lịch biết đến Lăng Cô chủ yếu qua Internet và bạn bè/ người thân/ đồng nghiệp.
Từ kết quả nghiên cứu, chính quyền địa phương và đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại Lăng Cô cần phải tập trung nguồn lực để nâng cao những yếu tố có tác động cùng chiều mạnh mẽ đến quyết định lựa chọn điểm đến du lịch của du khách, đồng thời làm giảm những yếu tố có tác động ngược chiều cụ thể ở trong nghiên cứu này là yếu tố quan ngại về môi trường,nhằm giúp cho điểm đến Lăng Cô và các doanh nghiệp du lịch tại điểm đến này có thể thu hút được nhiều khách du lịch hơn.