5. Phương pháp nghiên cứu
1.2.2. Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
Thực hiện nghị quyết Trung ương 7 khóa X của Thủ tướng chính phủ ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM tại quyết định 491/QĐ - TTg, ngày 16/4/2009 vàChương trình mục tiêu quốc giavề xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020 tại quyết định 800/QĐ - TTg ngày 04/06/2020. Ngày 02 tháng 02 năm 2010, Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định 193/ QĐ - TTg phê duyệt chương trình rà soát quy hoạch xây dựng NTM. Kết quả thực hiện đến nay trên các lĩnh vực như sau:
1.2.2.1. Thành lập bộ máy chỉ đạo từ Trung ương đến cơ sở
Ngày 01 tháng 7 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định 1013/QĐ - TTg thành lập ban chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020. Ban chỉ đạo Trung ương có 24 thành viên, do đồng chí Nguyễn Sinh Hùng Phó Thủ tướng thường trực Chính Phủ làm Trưởng ban, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát làm phó trưởng ban thường trực.
Ban chỉ đạo Trung ương đã ban hành quy chế hoạt động (tại quyết định 437/QĐ - BCĐXDNTM, ngày 20/09/2010) và kế hoạch triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020 (tại quyết định 435/QĐ - BCĐXDNTM, ngày 20/09/2010).
Để giúp việc cho ban chỉ đạo, Bộ NN&PTNN đã thành lập văn phòng điều phối chương trình với 24 cán bộ chuyên trách (4 chuyên trách, 9 kiêm nhiệm từ các bộ nghành, 11 kiêm nhiệm từ các bộ). Theo kế hoạch của ban chỉ đạo Trung ương, trong năm 2010 các cấp chính quyền từ tỉnh đến huyện đều đã thành lập ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM.
Ở cấp xã, thành lập Ban quản lý chương trình NTM (do Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, các ủy viên Ủy ban phụ trách các lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế, giao thông công chính, đại diện Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể quần chúng làm thành viên) và Ban giám sát cộng đồng (gồm đại diện của Hội đồng nhân dân, Mặt trận tổ quốc các tổ chức chính trị- xã hội và đại diện của hội đồng dân cư).
1.2.2.2. Tổ chức quán triệt, tuyên truyền, chọn điểm chỉ đạo
Cũng trong năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến và lãnh đạo các bộ, nghành Trung ương, lãnh đạo các địa phương để triển khai chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020 ( ngày 06/08/2010). Nhiều cuộc vận động tuyên truyền như tổ chức họp báo, tổ chức Hội nghị với các tổ chức quốc tế…cũng đồng thời được tiến hành.
1.2.2.3. Ban hành các văn bản hướng dẫn chỉ đạo
Theo sự chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương đã ban hành nhiều thông tư hướng dẫn quản lý, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Bộ NN&PTNN đã ban hành thông tư số 54/2009/TT – BNNPTNT, ngày 21 tháng 08 năm 2009, về “Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM” và Thông tư 07/2010/TT – BNNPTNT, ngày 08 tháng 02 năm 2010 về “Hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã”.
Bộ xây dựng Ban hành Thông tư 21/2009/TT – BXD, ngày 30/06/2009 về: “Quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn; Thông tư số 31/2009/TT – BXD ngày 10/9/2009, về “Ban hành tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn” và Thông tư số 32/2009/TT – BXD, ngày 10/9/2009 về “Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn”; Thông tư 09/2010/TT – BXD ngày 04/08/2010 và sổ tay hướng dẫn lập quy hoạch NTM. Liên bộ NN&PTNT, Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT - BNNPTNT – BKHĐT – BTC, ngày 13 tháng 4 năm 2011 để hướng dẫn một số nội dung thực hiện quyết định 88/QĐ – TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010 – 2020. Các Bộ, ngành khác đều căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM theo chỉ đạo của Chính phủ.
1.2.2.4. Chỉ đạo cơ sở tập trung thực hiện một số nội dung
Mục tiêu của Chính phủ là trong năm 2011, cả nước cơ bản hoàn thành công tác quy hoạch xây dựng NTM. Để đảm bảo cho công tác quy hoạch có chất lượng, các địa phương (cấp xã) đã tiến hành rà soát thực trạng. Việc xây dựng quy hoạch dự kiến đến cuối 2011sẽ hoàn tất trên phạm vi cả nước. Năm 2011, Chính phủ đã quyết định chi 1.600 tỷ đồng (trong đóvốn sự nghiệp 1.100 tỷ đồng) cho các địa phương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.
1.2.3. Một số bài học kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
Một là,xây dựng nông thôn thực chất là thực hiện các nội dung cụ thể để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Do đó, phải gắn xây dựng nông thôn mới với tái cơ cấu nông nghiệp và thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Hai là,phải thực sự phát huy vai trò chủ thể của người dân. Công tác tuyên truyền, vận động quần chúng phải là giải pháp quan trọng hàng đầu. Làm cho dân hiểu, dân tin, dân hưởng ứng bằng sự tham gia bàn bạc, hiến kế, đóng góp công, của
và chủ động thực hiện các nhiệm vụ của mình là yếu tố quyết định sự thành công của Chương trình.
Ba là,phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên sâu sát, quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền, sự tham gia tích cực và phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể. Trong đó, người đứng đầu cấp ủy và chính quyền có vai trò quan trọng. Thực tiễn cho thấy nơi nào các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể thực sự quan tâm vào cuộc thường xuyên, quyết liệt thì trong cùng hoàn cảnh còn nhiều khó khăn vẫn tạo ra sự chuyển biến rõ nét.
Bốn là,phải có cách làm phù hợp với điều kiện của từng địa phương thông qua lựa chọn nội dung, nhiệm vụ ưu tiên, vận dụng sáng tạo cơ chế chính sách. Có phương thức huy động các nguồn lực phù hợp.
Năm là,phải có hệ thống chỉ đạo, đồng bộ, hiệu quả; có bộ máy giúp việc đủ năng lực, chuyên nghiệp, sát thực tế sẽ là yếu tố quan trọng đảm bảo cho công tác chỉ đạo có hiệu quả.
Sáu là,lồng ghép sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ ngân sách của Nhà nước và các nguồn lực đa dạng; việc huy động, đóng góp của người dân phải được thực hiện trên cơ sở thực sự tự nguyện, bàn bạc dân chủ không gượng ép quá sức dân.
1.2.4. Cơ sở pháp lý xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008, Hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”;
- Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP của Chính phủ ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW;
- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020;
- Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ tài chính về việc Hướng dẫn một số nội dung thực hiện quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHÓM TIÊU CHÍ HẠTẦNG KINH TẾ-XÃ HỘI TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Ở XÃ HƯƠNG PHONG- HUYỆN A LƯỚI- TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1.Tổng quan về xã Hương Phong- huyện A Lưới- tỉnh TTHuế
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1.Vị trí địa lý và địa hình
Vị trí địa lý
Hương Phong là một xã biên giới miền núi của huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm trong vùng năm xã phía Nam, cách trung tâm A Lưới 17km và cách thành phố Huế 70 km về hướng Đông, dân cư được bố trí dọc theo đường Hồ Chí Minh trải dài trên địa bàn xã với 5.1 km. Xã có đường giao thông liên thôn.
Ranh giới của xã:
+ Phía Bắc giáp: Xã Hồng Hạ
+ Phía Nam giáp: Xã Đông Sơn + Xã Hương Lâm + Phía Đông giáp: Xã Hương Nguyên
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHÓM TIÊU CHÍ HẠTẦNG KINH TẾ-XÃ HỘI TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Ở XÃ HƯƠNG PHONG- HUYỆN A LƯỚI- TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1.Tổng quan về xã Hương Phong- huyện A Lưới- tỉnh TTHuế
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1.Vị trí địa lý và địa hình
Vị trí địa lý
Hương Phong là một xã biên giới miền núi của huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm trong vùng năm xã phía Nam, cách trung tâm A Lưới 17km và cách thành phố Huế 70 km về hướng Đông, dân cư được bố trí dọc theo đường Hồ Chí Minh trải dài trên địa bàn xã với 5.1 km. Xã có đường giao thông liên thôn.
Ranh giới của xã:
+ Phía Bắc giáp: Xã Hồng Hạ
+ Phía Nam giáp: Xã Đông Sơn + Xã Hương Lâm + Phía Đông giáp: Xã Hương Nguyên
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHÓM TIÊU CHÍ HẠTẦNG KINH TẾ-XÃ HỘI TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Ở XÃ HƯƠNG PHONG- HUYỆN A LƯỚI- TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1.Tổng quan về xã Hương Phong- huyện A Lưới- tỉnh TTHuế
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1.Vị trí địa lý và địa hình
Vị trí địa lý
Hương Phong là một xã biên giới miền núi của huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm trong vùng năm xã phía Nam, cách trung tâm A Lưới 17km và cách thành phố Huế 70 km về hướng Đông, dân cư được bố trí dọc theo đường Hồ Chí Minh trải dài trên địa bàn xã với 5.1 km. Xã có đường giao thông liên thôn.
Ranh giới của xã:
+ Phía Bắc giáp: Xã Hồng Hạ
+ Phía Nam giáp: Xã Đông Sơn + Xã Hương Lâm + Phía Đông giáp: Xã Hương Nguyên
+ Phía Tây giáp: Xã Hồng Thượng
So với nhiều xã khác trên địa bàn Huyện xã Hương Phong có vị trí tương đối thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương, nhất là việc trồng rừng kinh tế và chăn nuôi gia súc. Tuy nhiên vẫn còn gặp những bất lợi do đặc điểm vị trí đó gây ra mà địa phương cần khắc phục để thích nghi và hạn chế những yếu tố bất lợi như đường giao thông chưa đáp ứng cho nhu cầu khai thác và vận chuyển hàng hóa ở những vùng sản xuất.
Địa hình
Phần lớn đất của xã Hương Phong là đất rừng và đồi núi, địa hình đa phần có độ dốc lớn. Nhìn chung địa hình dốc từ Đông - Tây, có nhiều khe suối phù hợp cho việc phát triển trồng rừng kinh tế và chăn nuôi gia súc.
2.1.1.2. Điều kiện thời tiết, khí hậu
Hương Phong mang điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, phân ra hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Độ ẩm không khí trung bình năm 80%, thời lượng chiếu sáng trong ngày khá dồi dào, đó là điều kiện thuận lợi cho cây trồng, vật nuôi phát triển, đa dạng các loại cây con.tạo điều kiện cho phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp. Xã cũng chịu ảnh hưởng lớn của gió Lào và gió mùa đông Bắc. Hai hướng gió chính đó đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ như dịch sâu bệnh ảnh hưởng đến năng xuất và sản lượng cây trồng, vật nuôi trên địa bàn. Địa bàn xã hàng năm nhận được lượng mưa tương đối lớn nó cũng gây ra những bất lợi phải kể đến là làm cho đất đai bị xói mòn, rửa trôi, làm giảm độ phì của đất theo thời gian.
Hương Phong mang rõ đặc trưng khí hậu của vùng núi A Lưới tỉnh TT Huế. Mưa nhiều, nắng nhiều. Lượng mưa thường tập trung trong một thời gian ngắn (từ tháng 9 đến tháng 11)
*Chế độ nhiệt:
- Nhiệt độ bình quân trong năm: 21ºC - Nhiệt độ cao nhất trong năm: 39ºC - Nhiệt độ thấp nhất trong năm: 12ºC
*Chế độ nắng mưa:
- Lượng mưa bình quân năm: 3018mm
- Lượng mưa trong năm cao nhất: 5086mm (năm 1990) - Số ngày mưa trung bình năm: 218 ngày
*Độ ẩm:
- Độ ẩm trung bình: 80%
- Độ ẩm thấp nhất: 28%
=>Một số yếu tố đặc biệt
- Hương Phong cũng như vùng A Lưới chịu ảnh hưởng gió Lào khô nóng - Số ngày có giông trong năm là 48 ngày và thường xuất hiện gió lốc. - Số ngày có sương mù bình quân: 68ngày/ năm
*Địa chất, thủy văn:
Xã Hương Phong nhận nguồn nước tưới tiêu chính để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản từ sông, suối, ao, hồ tự nhiên. Năm 2008 được dự án giảm nghèo miền trung đầu tư một công trình thủy lợi kết hợp với nước sinh hoạt khe C8 đã tạo điều kiện cho người dân của xã phát triển cho nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên vẫn còn gặp không ít khó khăn cho sản suất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản do hệ thống dẫn nước, thoát nước chưa ổn định vào mùa mưa lũ thường bị sói lỡ và ngập úng.
2.1.1.3.Nguồn nước và đất đai
Nguồn nước
Trên địa bàn có sông A Sáp chảy ngang qua và có rất nhiều suối nhỏ thuận tiện cho việc làm thủy lợi và nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên do địa hình đồi núi nên việc sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản còn gặp nghiều khó khăn. Diện tích mặt nước có thể nuôi trồng thủy sản là 4 ha.
Đất đai
Xã có tổng diện tích đất tự nhiên 8115.6 ha, trong đó diện tích đất đồi núi chiếm 89.85 % tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất đồi núi trải dài dọc tuyến đường Hồ Chí Minh trên địa bàn của xã được sử dụng chủ yếu cho mục đích trồng rừng. Phần diện tích đất còn lại tương đối bằng phẳng được tập trung cho sản xuất nông nghiệp và làm đất chuyên dùng.
Nhìn chung.địa hình của xã tương đối là đồi núi nhưng độ chia cắt ít tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và trồng rừng kinh tế và đây là một trong hai ngành sản xuất chính của xã đó là tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội của xã. Mặc dù vậy, chất lượng đất đai không đồng đều cũng là một trong những khó khăn của địa phương trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
Đầu năm 2010 UBND xã đã triển khai công tác tổng kiểm kê đất đai. Qua rà soát tình hình sử dụng đất đã có sự biến động; tổng diện tích tự nhiên 8115.6 ha;
Đất nông, lâm nghiệp 7292.78 ha.
Đất chưa sử dụng: 709.27 ha
Đất phi nông nghiệp: 114.55 ha
Khả năng khai thác sử dụng đất trong thời kỳ quy hoạch có sự chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và lập kế hoạch sử dụng đất hợp lý theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
2.1.1.4. Tài nguyên
Tài nguyên rừng
Chủ yếu tập trung khai thác,chăm sóc, bảo vệ rừng trồng của các năm về trước, việc trồng mới thực hiện những vùng đã khai thác và những diện tích được BQLRPH ALưới giao lại là 107 ha, triển khai kế hoạch khảo sát và đăng ký trồng theo quyết