2.1 .Tổng quan về xã Hương Phong huyệ nA Lưới tỉnh TTHuế
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1.Vị trí địa lý và địa hình
Vị trí địa lý
Hương Phong là một xã biên giới miền núi của huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm trong vùng năm xã phía Nam, cách trung tâm A Lưới 17km và cách thành phố Huế 70 km về hướng Đông, dân cư được bố trí dọc theo đường Hồ Chí Minh trải dài trên địa bàn xã với 5.1 km. Xã có đường giao thông liên thôn.
Ranh giới của xã:
+ Phía Bắc giáp: Xã Hồng Hạ
+ Phía Nam giáp: Xã Đông Sơn + Xã Hương Lâm + Phía Đông giáp: Xã Hương Nguyên
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHÓM TIÊU CHÍ HẠTẦNG KINH TẾ-XÃ HỘI TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Ở XÃ HƯƠNG PHONG- HUYỆN A LƯỚI- TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1.Tổng quan về xã Hương Phong- huyện A Lưới- tỉnh TTHuế
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1.Vị trí địa lý và địa hình
Vị trí địa lý
Hương Phong là một xã biên giới miền núi của huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm trong vùng năm xã phía Nam, cách trung tâm A Lưới 17km và cách thành phố Huế 70 km về hướng Đông, dân cư được bố trí dọc theo đường Hồ Chí Minh trải dài trên địa bàn xã với 5.1 km. Xã có đường giao thông liên thôn.
Ranh giới của xã:
+ Phía Bắc giáp: Xã Hồng Hạ
+ Phía Nam giáp: Xã Đông Sơn + Xã Hương Lâm + Phía Đông giáp: Xã Hương Nguyên
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHÓM TIÊU CHÍ HẠTẦNG KINH TẾ-XÃ HỘI TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Ở XÃ HƯƠNG PHONG- HUYỆN A LƯỚI- TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1.Tổng quan về xã Hương Phong- huyện A Lưới- tỉnh TTHuế
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1.Vị trí địa lý và địa hình
Vị trí địa lý
Hương Phong là một xã biên giới miền núi của huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm trong vùng năm xã phía Nam, cách trung tâm A Lưới 17km và cách thành phố Huế 70 km về hướng Đông, dân cư được bố trí dọc theo đường Hồ Chí Minh trải dài trên địa bàn xã với 5.1 km. Xã có đường giao thông liên thôn.
Ranh giới của xã:
+ Phía Bắc giáp: Xã Hồng Hạ
+ Phía Nam giáp: Xã Đông Sơn + Xã Hương Lâm + Phía Đông giáp: Xã Hương Nguyên
+ Phía Tây giáp: Xã Hồng Thượng
So với nhiều xã khác trên địa bàn Huyện xã Hương Phong có vị trí tương đối thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương, nhất là việc trồng rừng kinh tế và chăn nuôi gia súc. Tuy nhiên vẫn còn gặp những bất lợi do đặc điểm vị trí đó gây ra mà địa phương cần khắc phục để thích nghi và hạn chế những yếu tố bất lợi như đường giao thông chưa đáp ứng cho nhu cầu khai thác và vận chuyển hàng hóa ở những vùng sản xuất.
Địa hình
Phần lớn đất của xã Hương Phong là đất rừng và đồi núi, địa hình đa phần có độ dốc lớn. Nhìn chung địa hình dốc từ Đông - Tây, có nhiều khe suối phù hợp cho việc phát triển trồng rừng kinh tế và chăn nuôi gia súc.
2.1.1.2. Điều kiện thời tiết, khí hậu
Hương Phong mang điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, phân ra hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Độ ẩm không khí trung bình năm 80%, thời lượng chiếu sáng trong ngày khá dồi dào, đó là điều kiện thuận lợi cho cây trồng, vật nuôi phát triển, đa dạng các loại cây con.tạo điều kiện cho phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp. Xã cũng chịu ảnh hưởng lớn của gió Lào và gió mùa đông Bắc. Hai hướng gió chính đó đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ như dịch sâu bệnh ảnh hưởng đến năng xuất và sản lượng cây trồng, vật nuôi trên địa bàn. Địa bàn xã hàng năm nhận được lượng mưa tương đối lớn nó cũng gây ra những bất lợi phải kể đến là làm cho đất đai bị xói mòn, rửa trôi, làm giảm độ phì của đất theo thời gian.
Hương Phong mang rõ đặc trưng khí hậu của vùng núi A Lưới tỉnh TT Huế. Mưa nhiều, nắng nhiều. Lượng mưa thường tập trung trong một thời gian ngắn (từ tháng 9 đến tháng 11)
*Chế độ nhiệt:
- Nhiệt độ bình quân trong năm: 21ºC - Nhiệt độ cao nhất trong năm: 39ºC - Nhiệt độ thấp nhất trong năm: 12ºC
*Chế độ nắng mưa:
- Lượng mưa bình quân năm: 3018mm
- Lượng mưa trong năm cao nhất: 5086mm (năm 1990) - Số ngày mưa trung bình năm: 218 ngày
*Độ ẩm:
- Độ ẩm trung bình: 80%
- Độ ẩm thấp nhất: 28%
=>Một số yếu tố đặc biệt
- Hương Phong cũng như vùng A Lưới chịu ảnh hưởng gió Lào khô nóng - Số ngày có giông trong năm là 48 ngày và thường xuất hiện gió lốc. - Số ngày có sương mù bình quân: 68ngày/ năm
*Địa chất, thủy văn:
Xã Hương Phong nhận nguồn nước tưới tiêu chính để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản từ sông, suối, ao, hồ tự nhiên. Năm 2008 được dự án giảm nghèo miền trung đầu tư một công trình thủy lợi kết hợp với nước sinh hoạt khe C8 đã tạo điều kiện cho người dân của xã phát triển cho nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên vẫn còn gặp không ít khó khăn cho sản suất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản do hệ thống dẫn nước, thoát nước chưa ổn định vào mùa mưa lũ thường bị sói lỡ và ngập úng.
2.1.1.3.Nguồn nước và đất đai
Nguồn nước
Trên địa bàn có sông A Sáp chảy ngang qua và có rất nhiều suối nhỏ thuận tiện cho việc làm thủy lợi và nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên do địa hình đồi núi nên việc sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản còn gặp nghiều khó khăn. Diện tích mặt nước có thể nuôi trồng thủy sản là 4 ha.
Đất đai
Xã có tổng diện tích đất tự nhiên 8115.6 ha, trong đó diện tích đất đồi núi chiếm 89.85 % tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất đồi núi trải dài dọc tuyến đường Hồ Chí Minh trên địa bàn của xã được sử dụng chủ yếu cho mục đích trồng rừng. Phần diện tích đất còn lại tương đối bằng phẳng được tập trung cho sản xuất nông nghiệp và làm đất chuyên dùng.
Nhìn chung.địa hình của xã tương đối là đồi núi nhưng độ chia cắt ít tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và trồng rừng kinh tế và đây là một trong hai ngành sản xuất chính của xã đó là tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội của xã. Mặc dù vậy, chất lượng đất đai không đồng đều cũng là một trong những khó khăn của địa phương trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
Đầu năm 2010 UBND xã đã triển khai công tác tổng kiểm kê đất đai. Qua rà soát tình hình sử dụng đất đã có sự biến động; tổng diện tích tự nhiên 8115.6 ha;
Đất nông, lâm nghiệp 7292.78 ha.
Đất chưa sử dụng: 709.27 ha
Đất phi nông nghiệp: 114.55 ha
Khả năng khai thác sử dụng đất trong thời kỳ quy hoạch có sự chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và lập kế hoạch sử dụng đất hợp lý theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
2.1.1.4. Tài nguyên
Tài nguyên rừng
Chủ yếu tập trung khai thác,chăm sóc, bảo vệ rừng trồng của các năm về trước, việc trồng mới thực hiện những vùng đã khai thác và những diện tích được BQLRPH ALưới giao lại là 107 ha, triển khai kế hoạch khảo sát và đăng ký trồng theo quyết định số 147/QĐ- TTg, năm 2010 có 31.2 ha rừng tập trung và 15ha rừng phân tán, năm 2011 dự kiến trồng 40 ha.
Tài nguyên khoáng sản
Chủ yếu là diện tích đất nông, lâm nghiệp, diện tích mặt nước sông, hồ để nuôi trồng thuỷ sản và phục vụ dân sinh, ngoài ra có các loại khoáng sản như cát, sạn, mõ đá. Ngoài ra chưa phát hiện thêm loại khoán sản nào.
Đánh giá lợi thế phát triển dựa trên tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên
Xã Hương Phong là xã biên giới có tổng diện tích đất : 8115,6 ha trong đó: diện tích đất nông, lâm nghiệp 7291.7 ha, đất chưa sử dụng: 709.55 ha chiếm: 98,5% đây là điều kiện thuận lợi cho xã phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế như chuối, cao su, keo tràm và các loại cây lấy gỗ khác, mặt khác trên địa bàn còn có các loại tài nguyên như: đá, cát sạn, cao lanh đây là cơ hội cho xã phát triển ngành nghề như sản xuất vật liệu xây dựng, ngoài ra còn có nhiều sông suối để phát triển nuôi trồng thuỷ sản và sản xuất nông nghiệp.
2.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội
2.1.2.1. Dân số và lao động
Dân số và lao động có vai trò, sự ảnh hưởng rất lớn đối với mọi hoạt động sản xuất. Một trong những tác động của nó là ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp tới hiệu quả khai thác sử dụng đất đai.
Hương Phong là xã có dân số và mật độ dân số thấp so với các xã trong Huyện với số liệu thông kê dân số năm 2010 toàn xã có 370 người, mật độ dân số 4.5 người/km2. Xã chia ra 2 thôn, dân cư phân bổ dọc hai bên đường Hồ Chí Minh và hai bên đường liên thôn , đất tương đối bằng phẳng dùng vào đất ở của xã.
Theo thống kê thì đất đai ở địa bàn xã chủ yếu là đất hạng 4.
Đến nay dân số toàn xã gồm có: 121 hộ với: 557 khẩu. Lao động trong độ tuổi khoảng 297 người, chiếm 53,2%.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 1%. Hương Phong là xã đã đăng ký và thực hiện thành công mô hình cụm dân cư không so người sinh con thứ 3 trở lên giai đoạn 2001-2005được UBND tỉnh khen thưởng 100 triệu đồng và tiếp tục đăng ký mô hình xã không có người sinh con thứ 3 trở lên giai đoạn 2006-2011.
Lao động chính chủ yếu là làm nông nghiệp, trồng rừng, chỉ có ít hộ làm tiểu thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ, dịch vụ như sửa chữa xe máy, cưa xẻ, mộc, nề bán hàng tạp hoá...
Qua tổng điều tra hộ nghèo giai đoạn 2010 -2015 theo chuẩn mới có mức thu nhập 400.000đ/ người/ tháng thì hộ nghèo của xã còn 02 hộ chiếm 1.7 %, hộ cận nghèo 09 hộ chiếm 8%, ngành nghề khác 17 người, đi lao động tìm việc làm trong và ngoài tỉnh có 15 người.
Đánh giá tiềm năng thế mạnh của xã
Hương Phong là xã biên giới có hạ tầng cơ sở tương đối đồng bộ, phát triển nhiều ngành nghề trong nông thôn, các loại hình dịch vụ phát triển, chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả kinh tế, tài nguyên đất đai lớn tạo được thế và lực mới để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, mạnh về chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định, quốc phòng vững mạnh...thời gian qua và trong tương lai sẽ là những điều kiện hết sức thuận lợi để Hương Phong phát triển văn hoá, xã hội, kinh tế. Trong đó với việc thuận lợi có đường Hồ Chí Minh đi ngang qua và mở cửa khẩu S10 Tà Vàng sẽ tác động nhanh chóng tới phát triển kinh tế và chuyển đổi cơ cấu của xã trong một tương lai không xa. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng thành công nội dung Nông thôn mới.
2.2. Đánh giá tình hình thực hiện nhóm tiêu chí hạ tầng kinh tế xã hộitrong chương trình xây dựng nông thôn mới ở xã Hương Phong- huyện A Lưới- trong chương trình xây dựng nông thôn mới ở xã Hương Phong- huyện A Lưới- tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2.1. Hiện trạngnhóm tiêu chí hạ tầng kinh tế-xã hội trên địa bàn xã HươngPhong- huyện A Lưới- tỉnh Thừa Thiên Huế trước khi xây dựng nông thôn mới Phong- huyện A Lưới- tỉnh Thừa Thiên Huế trước khi xây dựng nông thôn mới
- Tiêu chí số 1: Giao thông
*Đường liên xã: Hương Phong có tuyến đường Quốc lộ Hồ Chí Minh đi qua xã với chiều dài 5,1 km đã được nhựa hóa đảm bảo cho việc lưu thông qua lại với các xã trên địa bàn huyện.
*Đường liên thôn: Có 2 tuyến với tổng chiều dài là: 2,7km, mặt đường rộng 3m đã được bê tông hóa
*Đường xóm, ngõ: Có 50% số hộ đã tự làm đường từ nhà ra đường liên thôn và đường liên xã với tổng chiều dài 1,5 km dự kiến đến năm 2015 phải làm đường ngõ xóm với chiều dài 3km, loại đường cấp C, chủ yếu làm từ hộ gia đình ra đường
thôn, tùy theo khoảng cách giữa các hộ với đường thôn để tính chiều dài, chiều rộng: 1-1,5m.
*Đường trục chính nội đồng: Có 9 km đã đảm bảo theo tiêu chí, tuy nhiên theo nhu cầu địa phương sẽ mỡ rộng thêm 9km. Hiện nay trên địa bàn đã có tuyến tuyến đường mòn Hố Chí Minh sử dụng trong chiến tranh dài khoảng 6 km, rộng 6m hiện đang hư hổng nặng không sử dụng được, dự kiến xã sẽ nâng cấp và sữa chữa lại và làm mới 3 km theo loại đường cấp B.
- Tiêu chí số 2: Thuỷ lợi
Trước khi xây dựng NTM, xã chỉ có 02 công trình thuỷ lợi khe C8 và khe C5 dẫn nước bằng ống, có chiều dài khoảng 12km, đáp ứng yêu cầu sử dụng nước cho sản xuất và sinh hoạt toàn xã.Tuy nhiên vào mùa mưa lũ thường xuyên bị sạt lỡ và cuốn trôi nên chưa chủ động trong sản xuất và sinh hoạt. Đặt biệt là việc cung cấp nước sinh hoạt.
-Tiêu chí số 3: Điện
Hệ thống điện trên địa bàn xã được cấp từ nguồn điện quốc gia và luôn được đầu tư nâng cấp, sữa chửa đảm bảo phục vụ nhu cầu về điện của nhân dân cả điện sinh hoạt, sản xuất và phát triển dịch vụ. Năm 2010, toàn xã có 04 tuyến, 03 trạm biến áp với tổng công suất 50 KVA. Hệ thống dây điện hạ thế 5,5 km đã phủ khắp toàn xã. Đến nay hệ thống điện đã hoàn thành để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và phát triển sản xuất của xã. Tính đến năm cuối 2010 số hộ sử dụng điện trên địa bàn đạt trên 90% dùng điện an toàn.
-Tiêu chí số 4:Trường học
Hương Phong là xã chưa có trường học mà trực thuộc trường Hương Lâm, tuy nhiên hệ thống các trường học của địa phương luôn được quan tâm, đầu tư phát triển. Năm 2010, toàn xã có 01 trường tiểu học tổng số 08 phòng và 01 trường mẫu giáo có 03 phòng. Các trường được quy hoạch bố trí phù hợp với môi trường giáo dục và thuận tiện cho con em học sinh theo học, cụ thể như sau:
+ Trường Mầm non
Hiện xã chưa có trường Mầm Non mà còn trực thuộc trường Mầm non xã Hương Lâm, cơ sở trường được xây dựng kiên cố gồm 01 trường và 03 phòng. Có đầy đủ các phòng chức năng, hệ thống điện, quạt đảm bảo. Bình quân diện tích khoảng hơn 93,75m2/1em, tuy nhiên chưa có sân chơi, trang thiết bị.
Huy động năm học 2010-2011: mẫu giáo: 16 cháu đạt 100% theo kế hoạch đề ra.
+ Trường tiểu học
Toàn xã có 01 trường tiểu học được xây dựng kiên cố, có 08 phòng. Tổng diện tích 6.400m2. Bàn ghế, hệ thống điện chiếu sáng, quạt điện, cơ sở vật chất khác được trang bị nhưng chưa đầy đủ như: nước sạch, thư viện, sân chơi, các phòng chức năng, diện tích trung bình khoảng 290,9 m2/học sinh.
-Tiêu chí số 5: Cơ sở vật chất văn hoá
Chưa có khu thể thao, chưa có nhà văn hóa xã, mới chỉ có sân bóng đá với diện tích 10.000 m2 để tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao phục vụ nhân dân. Đối với 02 thôn trên địa bàn xã năm 2010 đã có nhà sinh hoạt cộng đồng, diện tích 80m2/nhà, phục vụ cho việc hội họp và tổ chức các hoạt động văn hoá và các phong tục tập quán