Điều kiện thời tiết, khí hậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện nhóm tiêu chí hạ tầng kinh tế xã hội trong chương trình xây dựng nông thôn mới ở xã hương phong – huyện a lưới – tỉnh thừa thiên huế (Trang 29 - 31)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.1.1.2. Điều kiện thời tiết, khí hậu

Hương Phong mang điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, phân ra hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Độ ẩm không khí trung bình năm 80%, thời lượng chiếu sáng trong ngày khá dồi dào, đó là điều kiện thuận lợi cho cây trồng, vật nuôi phát triển, đa dạng các loại cây con.tạo điều kiện cho phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp. Xã cũng chịu ảnh hưởng lớn của gió Lào và gió mùa đông Bắc. Hai hướng gió chính đó đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ như dịch sâu bệnh ảnh hưởng đến năng xuất và sản lượng cây trồng, vật nuôi trên địa bàn. Địa bàn xã hàng năm nhận được lượng mưa tương đối lớn nó cũng gây ra những bất lợi phải kể đến là làm cho đất đai bị xói mòn, rửa trôi, làm giảm độ phì của đất theo thời gian.

Hương Phong mang rõ đặc trưng khí hậu của vùng núi A Lưới tỉnh TT Huế. Mưa nhiều, nắng nhiều. Lượng mưa thường tập trung trong một thời gian ngắn (từ tháng 9 đến tháng 11)

*Chế độ nhiệt:

- Nhiệt độ bình quân trong năm: 21ºC - Nhiệt độ cao nhất trong năm: 39ºC - Nhiệt độ thấp nhất trong năm: 12ºC

*Chế độ nắng mưa:

- Lượng mưa bình quân năm: 3018mm

- Lượng mưa trong năm cao nhất: 5086mm (năm 1990) - Số ngày mưa trung bình năm: 218 ngày

*Độ ẩm:

- Độ ẩm trung bình: 80%

- Độ ẩm thấp nhất: 28%

=>Một số yếu tố đặc biệt

- Hương Phong cũng như vùng A Lưới chịu ảnh hưởng gió Lào khô nóng - Số ngày có giông trong năm là 48 ngày và thường xuất hiện gió lốc. - Số ngày có sương mù bình quân: 68ngày/ năm

*Địa chất, thủy văn:

Xã Hương Phong nhận nguồn nước tưới tiêu chính để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản từ sông, suối, ao, hồ tự nhiên. Năm 2008 được dự án giảm nghèo miền trung đầu tư một công trình thủy lợi kết hợp với nước sinh hoạt khe C8 đã tạo điều kiện cho người dân của xã phát triển cho nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên vẫn còn gặp không ít khó khăn cho sản suất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản do hệ thống dẫn nước, thoát nước chưa ổn định vào mùa mưa lũ thường bị sói lỡ và ngập úng.

2.1.1.3.Nguồn nước và đất đai

Nguồn nước

Trên địa bàn có sông A Sáp chảy ngang qua và có rất nhiều suối nhỏ thuận tiện cho việc làm thủy lợi và nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên do địa hình đồi núi nên việc sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản còn gặp nghiều khó khăn. Diện tích mặt nước có thể nuôi trồng thủy sản là 4 ha.

Đất đai

Xã có tổng diện tích đất tự nhiên 8115.6 ha, trong đó diện tích đất đồi núi chiếm 89.85 % tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất đồi núi trải dài dọc tuyến đường Hồ Chí Minh trên địa bàn của xã được sử dụng chủ yếu cho mục đích trồng rừng. Phần diện tích đất còn lại tương đối bằng phẳng được tập trung cho sản xuất nông nghiệp và làm đất chuyên dùng.

Nhìn chung.địa hình của xã tương đối là đồi núi nhưng độ chia cắt ít tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và trồng rừng kinh tế và đây là một trong hai ngành sản xuất chính của xã đó là tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội của xã. Mặc dù vậy, chất lượng đất đai không đồng đều cũng là một trong những khó khăn của địa phương trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

Đầu năm 2010 UBND xã đã triển khai công tác tổng kiểm kê đất đai. Qua rà soát tình hình sử dụng đất đã có sự biến động; tổng diện tích tự nhiên 8115.6 ha;

 Đất nông, lâm nghiệp 7292.78 ha.

 Đất chưa sử dụng: 709.27 ha

 Đất phi nông nghiệp: 114.55 ha

Khả năng khai thác sử dụng đất trong thời kỳ quy hoạch có sự chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và lập kế hoạch sử dụng đất hợp lý theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện nhóm tiêu chí hạ tầng kinh tế xã hội trong chương trình xây dựng nông thôn mới ở xã hương phong – huyện a lưới – tỉnh thừa thiên huế (Trang 29 - 31)