Về tình hình quy hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện nhóm tiêu chí hạ tầng kinh tế xã hội trong chương trình xây dựng nông thôn mới ở xã hương phong – huyện a lưới – tỉnh thừa thiên huế (Trang 37)

2.1 .Tổng quan về xã Hương Phong huyệ nA Lưới tỉnh TTHuế

2.1.1.3 .Nguồn nước vàđất đai

2.2. Đánh giá tình hình thực hiện nhóm tiêu chí hạ tầng kinh tế xã hội trong chương

2.2.3.1. Về tình hình quy hoạch

Công tác quy hoạch nông thôn mới hoàn thành trong năm 2011.

* Giao thông: Tiếp tục đầu tư làm mới và nâng cấp 17,825 km đường giao thông các loại và xây dựng một cầu bê tông qua sông A Sháp, Trong đó:

-Đường trục xã: Hiện nay đã có đường Hồ Chí Minh xã không phát triển thêm -Đường trục thôn:Hiện tại xã đã có 2 tuyến dài 2,7 km đã được bê tông hoáđạt chuẩn. Do nhu cầu phát triển dân số, trong tương lai xã sẻ thành lập 01 khu dân cư mới vì vậy, sẽ làm mới đường và cầu qua sông Aháp nối với trục xã và đường quốc phòng qua khu dân cư mới và vùng sản xuất. Vị trí tại giữa nhà ông Lê Nghĩa và ông Nguyễn Quốc Hùng sang đến km số 2 đường quốc phòng để có hệ thống đường bàn cờ đạt chuẩn theo Nông thôn mới với khoảng 3 km, Bnền = 3,0m; Bmặt = 8,0m nâng cấp tuyến đường vào khu dân cư tại địa điểm đường Quốc phòng chiều dài 2,37 km Trong đó bao gồm cả cầu. Kinh phí đầu tư xây dựng: 10 tỷ đồng trong đó: nhân dân đóng góp đất, công lao động và tài sản khác là: 1 tỷ đồng.

-Đường ngõ, xóm: Đa số các hộ sống dọc theo hai bên đường Hồ Chí Minh và trục đường các thôn nên không làm đường xóm và liên xóm mà chủ yếu là làm đường ngõ từ hộ gia đình nối các trục đường trên, hiện tại đã có 50% số hộ đã làm, giai đoạn 2011-2015 xã sẽ tiếp tục xây dựng 50% số hộ còn lại. Cụ thể:

Từ năm 2011-2012: Hoàn thành 1km Từ năm 2012-2013: Hoàn thành 1km Từ năm 2013-2014: Hoàn thành 1km

Chiều dài: 3km, Bnền = 2,0m; Bmặt = 3,0m: bê tông hoá và cấp phối đá dăm đạt theo tiêu chí quốc gia. Kinh phí đầu tư xây dựng: tỷ đồng trong đó: 5 tỷ trong đó: Vốn Nhà nước đầu tư: 4,5 tỷ đồng, nhân dân đóng góp đất, công lao động và tài sản khác là: 500 triệu.

- Đường vào khu sản xuất: Giai đoạn 2011-2015 Nâng cấp và sửa chữa lại tuyến đường mòn Hồ Chí Minh 6 km đoạn từ cầu A sáp(km 0)đến khe Pa re giáp xã Hương Lâm, Đông Sơn và tuyến đường khe giữa C8 từ đường bê tông khu dân cư Hương Thịnh đến ngã ba khe C8 3 km để khai thác rừng trồng kinh tế và cao su. Kinh phí đầu tư xây dựng: 15 tỷ đồng trong đó: nhân dân đóng góp đất , công lao động và tài sản khác là: 1500 triệu đồng

Tổng kinh phí đầu tư xây dựng và phát triên giao thông: 30 tỷ đồng

*Thuỷ lợi: Xãhiện có 2 công trình thuỷ lợi kết hợp công trình nước sinh hoạt dẫn nước bằng ốngđó là Thuỷ lợi khe C8 và thuỷ lợi khe C5tổng chiều dài đường ống là 12 kmcung cấp nước tưới tiêu và sinh hoạt cho ngươì dân toàn xã, tuy nhiên các công trình này làm tương đối lâu và do địa hình đường ống phải băng qua nhiều đoạn sông suối nên đến mùa mưa lũ thường xuyên bị sạt lỡ và cuốn trôi, không đảm bảo cung cấp nước cho dân. Do vậy giai đoạn 2011-2015 sẽ nâng cấp kiên cố hệ thống thủy lợi khe C8 và C5 hiện có. Kinh phí đầu tư xây dựng là 5 tỷ đồng trong đó: nhân dân đóng góp công lao động và tài sản khác là 500 triệu đồng.

*Điện:Xã đã có đường dây trung thế chạy qua và mạng lưới điện hạ thế đã phủ khắp các thôn, toàn xã có 2 Trạm hạ thế, hệ thống dây điện có chiều dài trên 10km, tỷ lệ hộ dùng điện 90%, những năm qua đã phục vụ tốt cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất và phát triển triển dịch vụ ngày càng tăng trên địa bàn đồng thời góp phần phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương. Tuy nhiên vẫn còn 02 hộ nằm trong diện an toàn hành lang đường điện, phấn đấu đến năm 2014 xã sẻ vận động các hộ di dời để đảm bảo an toàn. Đối với khu vực trung tâm và khu dân cư mới, tùy theo giai đoạn phát triển xây mới một trạm biến áp 75 KVA, nâng tổng công suất điện sau khi quy hoạch đạt 175KVA đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện của xã. Kinh phí dự kiến 01 tỷ đồng.

* Trường học:Huy động mọi nguồn lực, hoàn chỉnh kế hoạch đầu tư, xây dựng hệ thống các trường, trước mắt đề xuất các cấp để thành lập trường Tiểu học và trường Mầm non có phiên hiệu riêng của xã để có điều kiện đầu tư và phát triển giáo dục.

- Trường Mầm non(trực thuộc trường Mầm non xã Hương Lâm): Xã đã có 01 trường được xây dựng kiên cố.Tuy nhiên cơ sở vật chất trang thiết bị chưa có nên giai đoạn từ 2011-2015 xã sẽ mỡ rộng thêm diện tích sân chơi và mua sắm trang thiệt bị. Kinh phí đầu tư xây dựng: 1,5 tỷ đồng trong đó: nhân dân đóng góp công lao động và tài sản khác là: 150 triệu đồng.

-Trường tiểu học (là cơ sở lẽ trường Hương Lâm): xã có 01 trường 01 tầng, gồm 8 phòng học, có trang thiệt bị tương đối đầy đủ, tuy nhiên đến nay đã xuống cấp. Vì vậy giai đoạn 2011-2015 xã sẽ đầu tư nâng cấp. Kinh phí đầu tư xây dựng: 3,5 tỷ đồng trong đó: nhân dân đóng góp đất, công lao động và tài sản khác là: 350 triệu đồng.

Tổng vốn xây dựng trường học: 05 tỷ đồng thực hiện trong giai đoạn 2011-2015.

*Cơ sở vật chất văn hoá:

-Xã chưa có nhà văn hoá và khu thể thao, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống nhà Văn hoá của xã Tại địa điểm trạm Y tế củ, diện tích 1500m2. Giai đoạn từ 2011-2015 sẽ nâng cấp nhà văn hoá và khu thể thao cộng đồng của xã tại trạm xá củ và nâng cấp 02 nhà SHCĐ ở hai thôn. nâng cấp sân bóng đá hiện có. Trang bị 100 % các cơ sở vật chất nhằm phục vụ nhu cầu về văn hoá của nhân dân đạt theo bộ tiêu chí Quốc gia. Kinh phí đầu tư xây dựng là 10 tỷ đồng trong đó: nhân dân đóng góp đất, công lao động và tài sản khác là 01 tỷ đồng

- Nâng cấp hai nhà sinh hoạt cộng đồng hai thôn đảm bảo theo diện tích sử dụng, mua sắm trang thiết bị cơ sở văn hóa và xây dựng khu thể thao hai thôn. Kinh phí đầu tư: 5 tỷ đồng trong đó: nhân dân đóng góp đất, công lao động và tài sản khác là 500 triệu đồng

*Chợ nông thôn:Không xây dựng

* Bưu điện:Không xây dựng

*Nhà ở dân cư nông thôn:Không xây dựng, tuy nhiên vận động 02 hộ nằm trong hành lang an toàn giao thông đến nơi ở mới an toàn.

Xây dựng hai khu dân cư mới, địa điểm:

+Tại thôn Hương Phú khu vực bên kia đường quốc phòng (từ cầu A Shap trở vào xã Đông Sơn). Kinh phí 1 tỷ đồng.

+Tại thôn Hương Thịnh khu vực giáp trại bò của Đoàn KTQP 92 dọc theo đường bê tông S8. Kinh phí 1 tỷ đồng.

Tổng kinh phí nhà ở dân cư là 2 tỷ

Căn cứ bộ tiêu chí quốc gia về đánh gía xã nông thôn mới giai đoạn đến năm 2015, UBND xã định hướng một số nhiệm vụ trọng tâm xây dựng nông thôn mới đạt chuẩn theo bộ tiêu chí quốc gia từ giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn 2016-2020 nông thôn mới.Dưới đây là bảng mô tả kinh phí dự trù trong quy hoạch xây dựng NTM

Bảng 2.2. Tổng hợp kinh phí dự trù quy hoạch xây dựng nhóm tiêu chí HTKT – XH ĐVT: Tỷ đồng

Tiêu chí Kinh phí thực hiện

1. Giao thông 30

2. Thủy lợi 5

3. Điện 1

4. Trường học 5

5. Cơ sở vật chất văn hóa 15

6. Chợ 0

7. Bưu điện 0

8. Nhà ở dân cư 2

TỔNG 58

Nguồn: UBND xã Hương Phong, huyện A Lưới 2.2.3.2. Về tình hình huy động vốn

Kết quả huy động nguồn lực xây dựng NTM tính đến năm 2017

Để đáp ứng nhu cầu về vốn trong quá trình tiến hành xây dựng chương trình NTM đòi hỏi sự chung sức của không chỉ người dân, chính quyền địa phương mà còn cần sự chung tay góp sức từ phía Nhà nước, tỉnh ủy, huyện và các tổ chức khác. Dưới đây là bảng mô tả cơ cấu huy động vốn của xã Hương Phong trong quá trình thực hiện chương trình NTM đến năm 2017.

Bảng 2.3:Cơ cấu kinh phí thực hiện trong chương trình xây dựng NTM đến năm 2017 theo các tiêu chí STT Nguồn vốn Số lượng (Tỷ đồng) Cơ cấu (Tỷ lệ %)

1 Ngân sách Trung ương 6,550 20,34

2 Ngân sách tỉnh 2,500 7,76

3 Ngân sách huyện 0,790 2,45

4 Vốn NTM 0,137 0,53

5 Vốn vay tín dụng (người dân vay) 3,842 11,93

6 Đơn vị quốc phòng 4,500 13,97

7 Nhân dân đóng góp 13,850 43,02

TỔNG 32,169 100

Nguồn: UBND xã Hương Phong, huyện A Lưới

Nguồn vốn huy động thực hiện chương trình lúc triển khai dự án từ năm 2011 đến năm 2017được 32,169 tỷ đồng, trong đó: người dân đóng góp chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm43,02%) tương ứng 13,850 tỷđồng. Qua đây, cho thấy người dân đã biết và nhận thức được vai trò của mình quan trọng trong tiến trình xây dựng NTM, và còn được sự hổ trợ từ rất nhiêu nguồn lực khác như: ngân sách từ Trung ương (20,34%). Ngoài ra, không thể phủ nhận sự quan tâm của đơn vị quốc phòng đối với xây dựng NTM ở xã Hương Phong, A Lưới chiếm tỷ lệ (13,97%) và vốn vay tín dụng chiếm 11,93%. Vốn NTM chỉ chiếm 0,53% là khá thấp. Chính vì vậy, nhà nước cần hổ trợ hơn nữa về kinh phí để nâng cao vốn NTM để địa phương có thể thực hiện hiêu quả chương trình NTM trên địa bàn xã, đặc biệt là nhóm tiêu chí HTKT- XH.

Vốn thực hiện cho xây dựng chương trình NTM

Vốn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình thực hiện chương trình NTM. Dưới đây là bảng mô tả vốn đầu tư trong quá trình thực hiện.

Bảng 2.4:Cơ cấu kinh phíthực hiện chương trình NTMgiai đoạn 2011 -2015 theo các tiêu chí

ĐVT: tỷ đồng

STT Các tiêu chí Kinh phí thực hiện Chiếm (%)

1 Quy hoạch 0,135 0,55

2 Giao thông 3,700 15,11

3 Thủy lợi 0 0,00

4 Điện 3,500 14,30

5 Trường học 1,000 4,08

6 Cơ sở vật chất văn hóa 0,320 1,31

7 Chợ 0 0,00

8 Bưu điện 0 0,00

9 Nhà ở dân cư 12,500 51,06

10 Thu nhập 0,205 0,84

11 Hộ nghèo 0 0,00

12 Cơ cấu lao động 0 0,00

13 Hình thức tổ chức sản xuất 0,180 0,74 14 Giáo dục 0 0,00 15 Y tế 2,500 10,21 16 Văn hóa 0 0,00 17 Môi trường 0,440 1,80 18 Hệ thống chính trị 0 0,00 19 An ninh trật tự xã hội 0 0,00 TỔNG 24,480 100

Nguồn: UBND xã Hương Phong, huyện A Lưới

Vốn thực tế trong quá trình triển khai xây dựng chương trình NTM trong giai đoạn 2011- 2015 là 24,480 tỷ đồng.

Qua bảng trên, ta thấy, nguồn vốn đầu tư cho xây dựng nhà ở dân cư chiếm tỷ trọng cao nhất (51,06%) tương ứng với 12,500 tỷ đồng do người đầu tư xây mới nhà cửa với số lượng lớn . Đồng thời, một số hộ tu sữa nhà cửa với khoảng chi phí không nhỏ. Tuy nhiên, có một số tiêu chí không được đầu tư như: thủy lợi, chợ,

bưu điện, hộ nghèo, cơ cấu lao động, giáo dục, hệ thống chính trị và an ninh trật tự xã hội do những tiêu chí này đã hoàn thành yêu cầu trước khi có chủ trương về thực hiện xây dựng NTM.

* Qua đây, ta có thể thấy sự khác biệt giữanguồn vốn thực tế đầu tư cho xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015 (24,480 tỷ đồng) với nguồn vốn huy động thực hiện chương trình triển khai từ 2011-2017 (32,169 tỷ đồng); mặc dù xã đã đạt chuẩn NTM từ năm 2015. Nguyên nhân của vấn đề này là do nguồn vốn đầu tư chủ yếu đi vay nhưng chưa trả đủ thời điểm hoàn thành chương trình.

2.2.3.3.Vốn (Kinh phí) thực hiện nhóm tiêu chí hạ tầng kinh tế - xã hội

Trong việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, ta không thể phủ nhận tầm ảnh hưởng sâu rộng của các tiêu chí thuộc nhóm tiêu chí HTKT- XH bởi lẽ nó là cơ sở cho việc thực hiện và hoàn thành các tiêu chí còn lại. Nguồn vốn đầu tư cho nhóm tiêu chí HTKT- XH là rất lớn chiếm 85,87% trong tổng nguồn vốn đầu tư triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM trong giai đoạn 2011-2015. Dưới đây là bảng số liệu thể hiện cụ thể nguồn vốn (kinh phí) cho từng tiêu chí trong nhóm tiêu chí trên:

Bảng 2.5:Vốn (kinh phí) thực hiện nhóm tiêu chí HTKT-XH tính đến năm 2015ĐVT: tỷ đồng ĐVT: tỷ đồng

STT Các tiêu chí Kinh phí thực hiện Chiếm (%)

1 Giao thông 3,700 17,60

2 Thủy lợi 0 0,00

3 Điện 3,500 16,65

4 Trường học 1,000 4,76

5 Cơ sở vật chất văn hóa 0,320 1,52

6 Chợ 0 0,00

7 Bưu điện 0 0,00

8 Nhà ở dân cư 12,500 59,47

Tổng 21,020 100

Nguồn: UBND xã Hương Phong, huyện A Lưới

Bảng 2.5 thể hiện vốn đầu tư cho xây dựng HTKT- XH trong chương trình NTM, vốn trong đầu tư cho HTKT- XH là rất lớn chiếm 85,87% trong tổng vốn. Trong đó:

-Vốn đầu tư cho tiêu chínhà ở dân cư ở mức cao nhất (59,47%) tương ứng với 12,500 tỷ đồng và chiếm 51.06% trong tổng nguồn vốn. Nguyên nhân như đã đề cập ở trên.

-Tiêu chí giao thông có nguồn vốn đầu tưđứng thứ hai với 17,6% tương ứng với 3,700 tỷ đồng. Nguồn vốn như vậy là do Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ xây dựng tuyến đường chính trước thời điểm triển khai xây dựng NTM, do đó đã tiết kiệm được một phần kinh phí rất lớn. Vốn đầu tư này chủ yếu để xây dựng tuyến đường trong 2 thôn Hương Thịnh và Hương Phú cũng như một số khu vực khác.

-Điện cũng là một tiêu chí có nguồn vốn khá lớn (3,500 tỷ đồng) tương ứng với 16,65%. Do đặc điểm địa hình đồi núi hiểm trở và khá xa so với Thành phố Huế nên mặc dù ở xã Hương Phong dân số không lớn nhưng chi phí từ lúc bắt đầu triển khai thực hiện cho đến khi hoàn thành để có điện cấp cho người dân cũng tốn một khoảng kinh phí không hề nhỏ.

-Tiêu chí trường học và và cơ sở văn hóa chiếm tỉ lệ vốn đầu tư nhỏ nhưng đáp ứng đủ nhu cầu người dân địa phương. Bên cạnh đó, nổi lên 3 tiêu chí thủy lợi, chợ và bưu điện là không cần nguồn vốn đầu tư xây dựng. Lí do của vấn đề này là: thủy lợi và bưu điện ở xã đã có và phục vụ tốt nhu cầu người dân phù hợp với yêu cầu đưa ra nên không cần đầu tư thêm. Tuy nhiên chợ ở xã vẫn chưa có, nhưng dù đầu tư xây dưng chợ lại gây ra lãng phí. Người dân chủ yếu mua sản phẩm cần thiết từ các chuyến xe hàng hóa dọc đường quốc lộ và từ những người gánh hành rong.

Như vậy dù có những hạng mục công trình không được đầu tư xây dựng trong quá trình triển khai xây dựng chương trình NTM cũng như ngay từ đầu không được xây dựng nhưng nhìn chung khá tốt.

2.2.3.4. Về tình hình thực hiện xây dựng nhóm tiêu chí hạ tầng kinh tế - xã hội

Bảng2.6:Kết quả hoàn thành các tiêu chí trong nhóm HTKT-XH qua các năm

Tiêu chí

Năm

2011 2012 2103 2014 2105

- Tiêu chí số 8: Bưu điện

- Tiêu chí số 9: Nhà ở dân cư x

- Tiêu chí số 3: Thủy lợi - Tiêu chí số 4: Điện

- Tiêu chí số 5: Trường học - Tiêu chí số 7: Chợ nông thôn

x x

- Tiêu chí số 2: Giao thông x

- Tiêu chí số 6: Cơ sở văn hóa x

Nguồn: UBND xã Hương Phong, huyện A Lưới

Tiêu chí giao thông -Yêu cầu:

+ Đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt tỷ lệ 100%. + Đường trục thôn được cứng hoá đạt tỷ lệ quy định của vùng.

+ Đường ngõ, xóm được cứng hóa, không lầy lội vào mùa mưa đạt tỷ lệ 100%. + Đường trục chính nội đồng được cứng hóa, đạt tỷ lệ quy định của vùng. - Kết quả thực hiện:

*Đường liên xã: Hương Phong có tuyến đường Quốc lộ Hồ Chí Minh đi qua xã với chiều dài 5,1 km đã được nhựa hóa đảm bảo cho việc lưu thông qua lại với các xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện nhóm tiêu chí hạ tầng kinh tế xã hội trong chương trình xây dựng nông thôn mới ở xã hương phong – huyện a lưới – tỉnh thừa thiên huế (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)