Các hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ hậu cần nghề cá tại cảng cát lở vũng tàu (Trang 48 - 55)

4.2.1. Các hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá

 Quản lý khai thác và bảo vệ các cơ sở hạ tầng các cảng cá, khu tránh trú bão: -Quản lý, khai thác, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả đất đai, mặt nƣớc và các công trình thuộc cơ sở hạ tầng cảng cá, khu tránh trú bão đƣợc giao.

-Lập sổ sách theo dõi, cập nhật tình hình khai thác, sử dụng và tình trạng kỹ thuật các công trình, hạng mục công trình, trang thiết bị thuộc cơ sở hạ tầng nghề cá đƣợc giao theo quy định hiện hành.

-Lập kế hoạch duy tu bảo dƣỡng định kỳ, quản lý và sử dụng có hiệu quả và an toàn thiết bị, tài sản thuộc các cảng cá, các khu tránh trú bão và các công trình hạ tầng thuỷ sản, thực hiện nghiêm ngặt công tác phòng chống cháy nổ, lụt bão và ngăn ngừa

các hành vi phá hoại tài sản tại các cảng cá, các khu tránh trú bão và các công trình hạ tầng thuỷ sản đƣợc giao quản lý.

 Sản xuất, kinh doanh các hàng hóa đầu vào cho nghề cá

Cảng đã quy hoạch phát triển các ngành nghề sản xuất và dịch vụ trong cảng, cùng với đó là nhiều chính sách hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân vào đầu tƣ sản xuất, kinh doanh. Hiện nay một số loại hình sản xuất, kinh doanh đã hình thành và phát triển nhƣ: sản xuất kinh doanh đá lạnh, dầu nhiên liệu, ngƣ lƣới cụ, điện, nƣớc, hàng tiêu dùng và các hàng hóa khác.

 Sửa chữa và đóng mới tàu thuyền, bảo hành máy móc thiết bị nghề cá.

Sửa chữa và đóng mới tàu thuyền là một dịch vụ hậu cần quan trong trong phát triển nghề cá. Tàu thuyền khai thác thủy sản nƣớc ta chủ yếu là tàu thuyền có công suất nhỏ, thiết kế theo kiểu truyền thống vì vậy chỉ phù hợp với hình thức đánh bắt gần bờ và ngắn ngày. Để mở rộng quy mô và khai thác đánh bắt ở các ngƣ trƣờng lớn đòi hỏi phƣơng tiện phải có công suất lớn, chịu đƣợc sức gió cấp 5, cấp 6 và có khả năng đánh bắt và vận chuyển lớn hơn.

 Dịch vụ bốc dỡ, bảo quản, vận chuyển sản phẩm

- Hiện nay hoạt động bốc dỡ vẫn chủ yếu là thủ công, phƣơng tiện thô sơ. Đến nay tại Cảng Cát Lở Vũng Tàu, tuy lƣợng hàng hóa qua cảng tƣơng đối lớn, lực lƣợng lao động nhiều nhƣng công cụ bốc xếp hàng hóa chủ yếu vẫn là thủ công, bốc dỡ bằng tay là chính, chỉ có một số ít tận dụng cần trục của tàu, ray tải nhỏ để chuyển cá từ tàu lên bờ vì vậy mới đáp ứng đƣợc một phần nhu cầu thực tế. Trong thời gian tới cần đầu tƣ máy móc thiết bị, phƣơng tiện hiện đại, cùng với đó là đào tạo nguồn lao động để nâng cao tay nghề, đảm bảo hoạt động chuyên nghiệp để nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của dịch vụ bốc dỡ và vận chuyển.

- Bảo quản bằng đá lạnh. Sau khi bốc dỡ cá lên bờ, hàng đƣợc vận chuyển vào kho đông lạnh bảo quản bằng điện và đá lạnh. Việc bảo quản hàng này có thể đảm bảo

nào làm giảm hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Để nâng cao chất lƣợng và giá trị sản phẩm trong thời gian tới cần phải đầu tƣ, nâng cấp máy móc thiết bị, phƣơng tiện với công nghệ hiện đại để vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế vừa bảo vệ môi trƣờng.

- Dịch vụ vận chuyển đang dần đáp ứng đƣợc yêu cầu. Công tác vận chuyển là một trong những hoạt động quan trọng trong dây chuyền sản xuất, chế biến hàng thuỷ sản. Dịch vụ vận chuyển ở đây bao gồm vận chuyển nguyên vật liệu từ thủy sản đƣợc đánh bắt đƣa lên bờ chuyển vào khu bảo quản, chế biến và từ nhà máy chế biến đƣợc vận chuyển đi các thị trƣờng để tiêu thụ. Không giống nhƣ các hàng hóa khác, hàng hóa thủy sản có tính chất riêng. Hàng thủy sản phải đƣợc bảo quản lạnh ở một mức nhiệt độ nhất định để hàng không bị giảm chất lƣợng; phƣơng tiện vận tải thủy sản phải đảm bảo chế độ lạnh và hệ thống thu gom nƣớc thải, chất thải do hàng hóa thải ra trong quá trình vận chuyển để đảm bảo vệ sinh môi trƣờng. Đến nay, tại Cảng đã có khoảng 20 xe đông lạnh làm dịch vụ vận chuyển hàng hóa, thƣờng xuyên vận chuyển hàng từ Cảng đi các tỉnh và từ các tỉnh về Cảng để kinh doanh buôn bán. Dịch vụ này đã góp phần vận chuyển hàng hóa kịp thời đến thị trƣờng và cung cấp nguồn hàng một cách nhanh nhất.

Hoạt động sản xuất và chế biến sản phẩm

Hoạt động sản xuất và chế biến sản phẩm là một trong những mục tiêu hàng đầu trong phát triển hậu cần nghề cá, không chỉ tăng giá trị sản phẩm, phát triển các dịch vụ hỗ trợ khác mà còn góp phần tạo công ăn việc làm cho nhân dân địa phƣơng đồng thời ổn định kinh tế xã hội.

Hoạt động sản xuất và chế biến sản phẩm là hoạt động quan trọng làm tăng giá trị sản phẩm. Nó không chỉ mang lại giá trị cho doanh nghiệp mà còn tăng thu nhập cho ngƣ dân. Nếu công tác sản xuất, chế biến sản phẩm tốt, giá thu mua sản phẩm của ngƣ dân sẽ cao hơn đồng thời khuyến khích ngƣ dân ra khơi, mở rộng các hoạt động đánh bắt.

việc làm cho lao động địa phƣơng nhƣ lao động bốc dỡ hàng hóa, sơ chế sản phẩm, cấp đông sản phẩm, vận chuyển và bảo quản.

4.2.2. Quy trình cung cấp dịch vụ và cách tính giá dịch vụ

Quy trình cung cấp dịch vụ

Diễn giải thực hiện:

Bƣớc 1: Phòng Phòng Điều độ hoặc Xƣởng Nƣớc đá tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, lên đơn đặt hàng.

Bƣớc 2: Phòng Phòng Điều độ hoặc Xƣởng Nƣớc đá chuyển đơn đặt hàng qua phòng KH-KD, phòng KH-KD thu thập thêm các thông tin, yêu cầu cụ thể của khách hàng và báo giá cho khách hàng.

Bƣớc 3: Phòng KH-KD ký kết hợp đồng với khách hàng về cung ứng các dịch vụ, sản phẩm.

Bƣớc 4: Sau khi ký kết xong hợp đồng, Phòng KH-KD báo cho Phòng Điều độ hoặc Xƣởng Nƣớc đá để cung cấp dịch vụ, sản phẩm cho khách hàng. Kết thúc quy trình, khách hàng thanh toán tiền sử dụng dịch vụ, sản phẩm.

Trƣờng hợp khách hàng lẻ (không cần ký hợp đồng) hoặc các khách hàng đã ký hợp đồng dài hạn thì quy trình chỉ còn Bƣớc 1 và 4.

Nguồn từ Phòng Kh-KD

Hình 4.3 QUY TRÌNH CUNG CẤP DỊCH VỤ HẬU CẦN NGHỀ CÁ

Cách tính giá dịch vụ:

Giá của dịch vụ, sản phẩm đƣợc tính dựa vào Luật Doanh nghiệp, dƣới sự Hƣớng dẫn của Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Tài Chính, Sở Tài Chính tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu và tham khảo bảng giá ở các Cảng khác. Từ đó, Cảng ban hành Biểu phí Hàng hóa và Dịch vụ đƣợc niêm yết rõ ràng tại Cảng, đồng thời gửi cho Sở Tài Chính tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu và Tổng cục Thống kê quản lý.

4.2.2. Đánh giá về tình hình hoạt động SXKD của Cảng qua các năm 2014-2016

xuất kinh doanh dịch vụ cảng nhƣ sau:

Bảng 4.1 : KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA CẢNG TỪ NĂM 2014 – 2016

Chỉ tiêu

Giá trị (Nghìn đồng) So sánh (%)

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 2016/2015

Tổng doanh thu 44.012.805 47.909.117 49.955.447 8,85 4,27

Doanh thu bán hàng 42.442.601 46.414.387 48.115.038 9,36 3,66 Doanh thu tài chính 1.570.204 1.494.730 1.840.409 -4,81 23,13

Tổng chi phí 38.802.395 42.455.884 43.853485 9,42 3,29

Giá vốn hàng bán 29.448.099 34.531.854 34.932.086 17,26 1,16 Chi phí quản lý DN 9.354.297 7.942.414 8.921.399 -15,09 12,33

Tổng lợi nhuận 5.210.409 5.434.847 6.101.962 4,31 12,27

(Nguồn: Phòng TC-KT)

Theo thống kê ở bảng trên, ta thấy đƣợc hoạt động kinh doanh của Cảng có bƣớc tăng trƣởng đáng kể qua các năm.

+ Về doanh thu:

Doanh thu là yếu tố quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm và luôn tìm cách nâng cao. Bởi doanh thu ảnh hƣởng đến hầu hết các chỉ tiêu mà mỗi doanh nghiệp quan tâm trong quá trình kinh doanh của mình. Doanh thu quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Doanh thu còn thể hiện hiệu quả kinh doanh qua việc so sánh các chỉ tiêu khác nhau nhƣ hiệu quả sử dụng vốn, hiệu suất sử dụng tài sản, doanh thu tiêu thụ…

Năm 2015 doanh thu bán hàng tăng 8,85% so với năm 2014, tƣơng ứng với 3,86 ty đồng. Doanh thu tài chính chủ yếu hình thành từ tiền lãi của tiền gửi ngân hàng, có mức giảm hơn 4,81% so với năm 2014, Do cảng đầu tƣ vào tài sản cố định, tuy nhiên nó chỉ chiếm ty trọng nhỏ nên không ảnh hƣởng nhiều đến tổng doanh thu của doanh nghiệp.

Năm 2016 doanh thu bán hàng tăng nhẹ 4,23% tƣơng ứng với 2,04 ty đồng so với năm 2015. Trong khi đó doanh thu tài chính tăng mạnh 23,3%. Đây là thời gian ngàng thủy sản gặp khó khan do về nguồn tài nguyên khai thác và tranh chấp trên biển.

+ Về chi phí:

Chi phí là một phạm trù kinh tế quan trọng gắn liền với sản xuất và lƣu thông hàng hóa. Đó là những hao phí lao động xã hội cần thiết đƣợc biểu hiện bằng tiền qua quá trình sản xuất kinh doanh. Chi phí của doanh nghiệp là tất cả những chi phí doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình hình thành, tồn tại và hoạt động từ khâu mua nguyên, vật liệu ra sản phẩm đến khi tiêu thụ nó. Việc đánh giá đúng chi phí sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá đƣợc hiệu quả kinh doanh của mình.

Năm 2015, tổng chi phí tăng 9,42%, trong đó giá vốn hàng bán tăng 17,26% còn chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 17,26% do Cảng có chính sách cắt giảm chi phí quản lý để đảm bảo việc kinh doanh có lợi nhuận.

Năm 2016, mức chi phí tăng ty lệ thuận với doanh thu, tổng chi phí tăng 3,29% so với năm 2015 tƣơng đƣơng với 1,397 ty đồng. Theo quan điểm về tài chính thì chi phí tăng là một dấu hiệu không tốt đối với sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Nhƣng tốc độ tăng của chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu vẫn là một điều chấp nhận đƣợc.

+ Về lợi nhuận:

Mục đích mà các doanh nghiệp hƣớng đến là lợi nhuận. Lợi nhuận lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao. Mức lợi nhuận giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát hơn

về tình hình kinh doanh và hiệu quả đạt đƣợc cũng nhƣ các yếu tố cấu thành, để từ đó đƣa ra các biện pháp khắc phục cũng nhƣ các quy định tối ƣu cho kỳ tới.

Năm 2015 là một năm tƣơng đối khó khăn đối với Cảng khi lợi nhuận chỉ đạt 5,434 ty đồng, tăng 3,41% so với năm 2014, đồng do tốc độ tăng trƣởng của chi phí tăng cao hơn mức tăng trƣởng của doanh thu.

Năm 2016, lợi nhuận có bƣớc tăng trƣởng đáng kể khi tăng đến 6,101 ty đồng hay tăng 12,27% so với năm 2015. Qua thời gian hoạt động, Cảng đã thu hút đƣợc một số lƣợng lớn khách hàng, tăng cả về số lƣợng và quy mô của đơn hàng. Đồng thời mức lợi nhuận tăng cũng một phần do sự phục hồi của ngƣ trƣờng đánh bắt và thị trƣờng xuất khẩu thủy sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ hậu cần nghề cá tại cảng cát lở vũng tàu (Trang 48 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)