Các lý thuyết xã hội học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn của đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh tỉnh nam định (nghiên cứu trường hợp huyện ý yên) (Trang 31 - 35)

9. Kết cấu luận văn

1.1.2. Các lý thuyết xã hội học

1.1.2.1. Lý thuyết vai trò

Lý thuyết vai trò xã hộilà một trong những lý thuyết then chốt trong hệ thống các lý thuyết khoa học xã hội nói chung và xã hội học nói riêng. Lý thuyết này “nhấn mạnh những kỳ vọng xã hội gắn với những vai trò nhất định

trong xã hội và nó phân tích sự vận hành của những kỳ vọng ấy”. Lý thuyết vai trò là một công cụ cơ bản cho nhận thức xã hội học.

Cách giải thích về “vai trò xã hội”của một chủ thể là tìm cách xác định vị thế của chủ thể đó (tổ chức) trong xã hội. Vị thế của tổ chức đoàn đã thể hiện được quyền lợi, trách nhiệm và các chuẩn mực gắn với một kiểu lý tưởng của vị trí mà tổ chức đang có và chúng tạo nên hệ các vị thế, với mỗi vị thế đều chứa đựng một vai trò riêng của nó. Mỗi một “vai xã hội” lại gắn với một nhóm đối tác khác nhau và mỗi nhóm đó lại có một hệ các mong đợi, kỳ vọng riêng của nó. Căn cứ vào nội dung nghiên cứu, đề tài đưa ra các quan điểm sau: Tổ chức đoàn có thể có các đối tác vai trò là đối tượng thanh niên nông thôn và các phương thức hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn của tổ chức Đoàn. Mỗi đối tượng trong đó sẽ có những mong đợi tương đối khác nhau về cách thức tiếp cận và thỏa mãn các mong đợi đối với từng vấn đề. Tổng các kỳ vọng của những đối tác này gọi là hệ vai trò. Khi những mong đợi và thực tế triển khai mâu thuẫn nhau, mà thường là mẫu thuẫn thì biểu hiện bằng sự xung đột vai trò và căng thẳng vai trò.

Trong nội dung nghiên cứu, sự xung đột vai trò và căng thẳng vai trò được thể hiện bằng mong đợi và thực trạng triển khai các giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thông qua các mô hình kinh tế của tổ chức Đoàn. Sự chênh lệch giữa thực trạng triển khai giải pháp và kết quả dự kiến hỗ trợ việc làm nếu không có sự tương quan với nhau sẽ gây xung đột vai trò trong triển khai. Ví dụ một giải pháp của tổ chức đoàn được kỳ vọng hỗ trợ 10 lao động trong độ tuổi thanh niên có việc làm nhưng thực tế không hỗ trợ đủ hoặc hỗ trợ đủ nhưng không hoàn toàn là đối tượng trong độ tuổi thanh niên.

Căn cứ điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khóa XI giai đoạn 2018 - 2022, vai trò của tổ chức đoàn được quy định tương đối cụ thể.

Đoàn là thành viên trong hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong hệ thống này Đảng là người lãnh đạo, Đoàn là một trong các tổ chức thành

viên. Tổ chức Đoàn có vai trò là thành viên, là đơn vị thực hiện các chỉ đạo của Đảng và của mặt trận tổ quốc các cấp, do vậy việc triển khai các giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn phải tuân thủ đúng theo chủ trương phát triển kinh tế của Đảng.

Đối với Nhà nước: Đoàn là chỗ dựa vững chắc của Nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đoàn phối hợp với các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể và tổ chức xã hội chăm lo giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh thiếu nhi nhằm thực hiện hiệu quả các chính sách xã hội liên quan đến công tác thanh niên trên địa bàn, đảm bảo thanh niên trên địa bàn được thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình. Như vậy việc áp dụng các giải pháp tạo việc làm co thanh niên nông thôn phải tuân thủ chính sách, pháp luật do Nhà nước ban hành, hướng dẫn. Bên cạnh đó, tổ chức Đoàn căn cứ trên thực tế triển khai cũng cần đề xuất, khuyến nghị các giải pháp liên quan đến sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, quy phạm pháp luật nhằm phù hợp với đối tượng thanh niên.

Đối với các tổ chức xã hội của thanh niên và phong trào thanh niên: Đoàn giữ vai trò làm nòng cốt chính trị trong việc xây dựng tổ chức tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam và các thành viên khác của Hội. Là đơn vị nòng cốt, các hoạt động của tổ chức đoàn trong xây dựng nông thôn mới đã gắn chặt với các tổ chức thanh niên và phong trào thanh niên thể hiện qua nhiều đặc biệt trong lĩnh vực như hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế, xây dựng các mô hình kinh tế trong thanh niên và tạo việc làm cho thanh niên nông thôn.

Như vậy với các vai trò thể hiện qua các “tập hợp vai” nêu trên và vai trò của tổ chức đoàn trong việc đáp ứng nhu cầu về việc làm của thanh niên nông thôn đặc biệt thông qua các giải pháp hỗ trợ của tổ chức Đoàn. Lý thuyết vai trò đã góp phần làm rõ cơ sở để đưa ra các giải pháp hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn thông trong từng khu vực khác nhau.

1.1.2.2. Lý thuyết nhu cầu của Maslow

Với việc đánh giá sự hài lòng của một nhóm đối tượng với một vấn đề nào đó, trước hết người nghiên cứu cần xác định được nhu cầu, mong đợi của nhóm đối tượng với vấn đề đó để xây dựng thang đo đánh giá sự hài lòng một cách phù hợp nhất. Đối với luận văn, tác giả sử dụng lý thuyết nhu cầu của Maslow như một lý thuyết đại diện nhất nhằm đưa ra được những thang đo hợp lý nhất để thao tác hóa được mong đợi của tổ chức Đoàn trong việc hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn và ngược lại là mong đợi của thanh niên nông thôn khi được tổ chức Đoàn hỗ trợ.

Tháp nhu cầu của Maslow được chia làm 5 mức với 2 nhóm chính gồm “nhu cầu cơ bản” và “nhu cầu cấp bậc cao”. Xét trong hệ quy chiếu giữa thanh niên và tổ chức đoàn thanh niên, ta có thể phân loại cụ thể như sau:

Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý thanh niên như mong muốn có đủ thức ăn, nước uống, được ngủ nghỉ... Những nhu cầu cơ bản này đa số tồn tại ở nhóm thanh niên có hoàn cảnh khó khăn ở khu vực nông thôn. Đối với nhóm thanh niên nay, nhu cầu và kỳ vọng của họ tương đối thấp đối với tổ chức đoàn và thường chỉ dừng lại ở những hoạt động hỗ trợ có tác động trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của đối tượng đó (tặng quà, hỗ trợ cây con giống, vay vốn...).

Các nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bản trên được gọi là nhu cầu bậc cao. Những nhu cầu này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần như sự đòi hỏi công bằng, an tâm, an toàn, vui vẻ, địa vị xã hội, sự tôn trọng, vinh danh với một cá nhân, ... Như vậy nhu cầu này thường tập trung đối với nhóm thanh niên có điều kiện kinh tế tương đối ổn định hoặc vẫn đang lệ thuộc về kinh tế đối với gia đình (phần nhiều ở các gia đình khá giá). Ở họ, nhu cầu gắn kết với xã hội tương đối mạnh, dẫn tới việc họ thường có sự quan tâm và có khả năng tham gia các hoạt động do các tổ chức chính trị - xã hội phát động cao hơn nhóm chỉ dừng lại ở nhu cầu cơ bản. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp tuỳ theo nhận thức, kiến thức, hoàn cảnh, thứ bậc mà các nhu cầu cơ bản có thể đảo lộn. Như vậy, lý

thuyết nhu cầu đã giúp cho tác giả xác định rõ các nhóm mong đợi, kỳ vọng của từng nhóm thanh niên đối với các hoạt động hỗ trợ của tổ chức đoàn.

Cụ thể hơn, đề tài vận dụng tháp nhu cầu 5 mức của Maslow như sau: Tầng thứ nhất gồm các nhu cầu cơ bản để tìm được công việc: Thể hiện qua nhóm các hình thức hỗ trợ về công tác đào tạo nghề, vay vốn.

Tầng thứ hai là nhu cầu an toàn : Thể hiện qua việc được tổ chức Đoàn đứng ra bảo lãnh, đảm bảo cho thanh niên nông thôn trước thị trường lao động.

Tầng thứ ba là nhu cầu cộng đồng: Thể hiện hỗ trợ việc làm tập thể cho thanh niên nông thôn được cùng tham gia vào một môi trường mang tính cộng đồng với cùng một mục tiêu.

Tầng thứ tư là nhu cầu được quý trọng: Người lao động cần có cảm giác được tôn trọng, kính mến, được tin tưởng thông qua các hoạt động thi đua, khen thưởng, tôn vinh những thanh niên nông thôn có thành tích cao trong lao động, sản xuất do tổ chức Đoàn hỗ trợ.

Tầng thứ năm: Nhu cầu về tự thể hiện bản thân: Người lao động sau khi được tổ chức Đoàn hỗ trợ thành công sẽ trở thành người đi lan tỏa, hỗ trợ những thanh niên nông thôn khác tìm kiếm việc làm như tổ chức Đoàn đã từng hỗ trợ họ trước đây.

Như vậy, với 2 nhóm nhu cầu và 5 mức bậc của thang đo nhu cầu, lý thuyết nhu cầu của Maslow là cơ sở để tác giả có những nhận định chính xác về nội dung và đối tượng khảo sát. Từ đó tác giả có thể đưa ra những đánh giá hợp lý, có cơ sở về hiệu quả hoạt động hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn của tổ chức Đoàn căn cứ trên việc khảo sát cả đối tượng thanh niên nông thôn và cán bộ đoàn phụ trách công tác hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn của đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh tỉnh nam định (nghiên cứu trường hợp huyện ý yên) (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)