Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động hỗ trợ việc làm của tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn của đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh tỉnh nam định (nghiên cứu trường hợp huyện ý yên) (Trang 74 - 93)

9. Kết cấu luận văn

2.3. Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động hỗ trợ việc làm của tổ

của tổ chức Đoàn đối với thanh niên nông thôn huyện Ý Yên

2.3.1. Nhân tố thuộc về cơ chế chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên của Huyện

Lãnh đạo huyện Ý Yên đã và đang rất quan tâm đến vấn đề giải quyết việc làm, luôn coi giải quyết việc làm cho thanh niên là một trong những chính sách quan trọng, hàng đầu trong việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Huyện đã ban hành, tổ chức, thực hiện nhiều cơ chế, chính sách để tạo việc làm cho người lao động.

Mỗi giai đoạn, huyện đưa ra các chính sách về lao động việc làm phù hợp với điều kiện của huyện, của đất nước để giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn. Trong giai đoạn vừa qua, huyện Ý Yên tập trung vào một số chính sách:

Phòng Lao động thương binh và xã hội huyện đã tích cực chủ động phối hợp với các ban ngành, các tổ chức liên quan như Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp thanh niên tham mưu cho Thành ủy, UBND huyện triển khai thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động đặc biệt là lao động là thanh niên, đảm bảo đúng quy định. Các cơ quan ban ngành địa phương đã nhiệt tình và nỗ lực phấn đấu làm việc để phát triển kinh tế xã hội. Tỉnh đã cùng huyện tập trung thực hiện chương trình quốc gia, đặc biệt là chương trình mục tiêu việc làm, xóa đói giảm nghèo. Chương trình giải quyết việc làm của huyện đã được UBND huyện tập trung chỉ đạo các cấp các ngành thực hiện nhóm giải pháp chính để giải quyết việc làm ở địa phương là: Thực hiện các giải pháp hỗ trợ. Đó là các chương trình cho vay vốn mức lãi suất ưu đãi; đào tạo nghề gắn với giới thiệu việc làm; đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động; thực hiện một số chương trình tín dụng, …

Bảng 2.19. Tác động của các yếu tố chính sách và chính quyền dƣới góc độ đánh giá của tổ chức Đoàn

Nội dung tác động Tích cực Không tác động Tiêu cực Số lƣợng (Người) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (Người) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (Người) Tỷ lệ (%) Tác động bởi chính sách 21 45,7 16 34,8 9 19,6 Tác động từ phía chính quyền địa phương

22 47,8 14 30,4 10 21,7

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả) Căn cứ vào các kết quả liên quan đến công tác thực hiện chính sách về giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn đã nêu ở trên, xét dưới góc độ những cán bộ đoàn trực tiếp thực hiện công tác này thì tác động của chính sách và tác động từ sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của chính quyền địa phương trong việc tạo điều kiện cho tổ chức đoàn triển khai hoạt động hỗ trợ việc làm cho thanh niên được đánh giá cao. Kết quả cho thấy có 45,7% đến 47,8% cán bộ

đoàn đồng ý với quan điểm các chính sách và sự quan tâm của chính quyền địa phương đối với công tác hỗ trợ việc làm cho thanh niên của tổ chức đoàn đang tác động tích cực, góp phần nâng cao vai trò của tổ chức đoàn đối với thanh niên nông thôn trong lĩnh vực đào tạo nghề. Một bộ phận lựa chọn không có sự tác động bởi chính sách và sự quan tâm của chính quyền địa phương. Giải thích cho nội dung này, tác giả đã đưa ra câu hỏi như sau đối với một số cán bộ đoàn.

Hỏi: Các chính sách hiện nay có hỗ trợ nhiều cho tổ chức Ðoàn tại địa phương trong hoạt động hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện Ý Yên không?

Ý kiến 1: Các chính sách thường quy định chung chung, mặc dù đối tượng thanh

niên là 1 trong những đối tượng thụ hưởng tuy nhiên thực tế hưởng lợi trực tiếp không nhiều.

Ý kiến 2: Chính sách thường ở tầm vĩ mô, mặc dù được chính quyền địa phương

cụ thể hóa ra thành các nội dung cụ thể tuy nhiên nguồn lực dành cho hoạt ðộng này còn hạn chế so với nhu cầu của thanh niên.

Ý kiến 3: Tổ chức đoàn tại địa phương thường được chính quyền địa phương giao

nhiệm vụ chính trị về công tác hỗ trợ thanh niên chứ ít khi được giao các chương trình, đề án có kinh phí đê thực hiện. Việc tận dụng sẵn bộ máy của tổ chức đoàn những chưa có hỗ trợ cho bộ máy để thực hiện công tác này nên còn chưa thực sự hiệu quả.

(Trích biên bản phỏng vấn sâu đối với cán bộ ðoàn)

Hộp 2.5: Tác động của chính sách đến các hoạt động hỗ trợ việc làm cho thanh niên

Như vậy, mặc dù đã ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ với sự chỉ đạo sát sao của chính quyền địa phương tuy nhiên việc bố trí nguồn lực để triển khai đưa chính sách đào tạo nghề vào thực tế, phù hợp với điều kiện của huyện, vai trò của tổ chức đoàn và nhu cầu của thanh niên vẫn còn hạn chế.

Với tỷ lệ cán bộ đoàn đánh giá chính sách và sự quan tâm của chính quyền địa phương ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của tổ chức đoàn (khoảng 20%) có thể được giải thích theo lý thuyết nhu cầu như sau. Các chính sách và sự quan tâm của chính quyền thường hướng tới các đối tượng thanh niên nói chung chứ chưa có nhiều sự đặc thù cho đối tượng thanh niên ở khu vực nông thôn, thanh niên đặc thù (hoàn thành nghĩa vụ quân sự, hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật…) dẫn tới việc nhiều chính sách và các quy định của chính quyền làm hạn chế sự hỗ trợ của tổ chức đoàn đối với thanh niên nông thôn. Đơn cử là công tác vay vốn nguồn vốn quỹ quốc gia về việc làm theo hướng dẫn của Trung ương Đoàn năm 2018 quy định thanh niên phải vay tối thiểu 50 triệu trở lên và có tài sản thế chấp tương ứng là bất động sản.

Trong khi đó đa số thanh niên nông thôn thường ở chung, ít tách hộ do đó thường không có bất động sản để vay vốn, đồng thời việc thẩm định giá đối với ngân hàng chính sách xã hội thường có mức quy đổi giá thấp hơn so với các ngân hàng ngoài, thời gian giải quyết vay vốn lâu do nguồn ngân sách vốn cố định (người này trả thì người kia mới được vay). Đây là nguyên nhân chính dẫn tới một số cán bộ đoàn đánh giá rằng một số chính sách, định hướng của chính quyền địa phương còn tác động tiêu cực đến công tác hỗ trợ nghề nghiệp việc làm của tổ chức đoàn đối với thanh niên nông thôn.

Như vậy có thế thấy các nhân tố thuộc về chính sách và sự quan tâm của chính quyền địa phương đối với công tác hỗ trợ việc làm cho thanh niên của tổ chức đoàn đang tác động tích cực, góp phần nâng cao vai trò của tổ chức đoàn đối với thanh niên nông thôn trong lĩnh vực đào tạo nghề cũng như đáp ứng nhu cầu của thanh niên trong thực tế.

2.3.2. Nhân tố thuộc về thị trường lao động

Như ta đã biết thị trường lao động là nơi trao đổi hàng hóa sức lao động, giữa người lao động và người sử dụng lao động. Thị trường lao động có diễn ra sôi nổi hay không là phụ thuộc nhu cầu về nhân lực và khả năng đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường.

Bảng 2.20. Tác động của yếu tố thị trƣờng lao động

Tích cực Không tác động Tiêu cực Số lƣợng (Người) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (Người) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (Người) Tỷ lệ (%) 22 47,8 18 39,1 6 13

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)

Theo đánh giá của các cán bộ đoàn địa phương và thanh niên trên địa bàn, thị trường lao động hiện nay tại huyện Ý Yên tương đối lý tưởng cho tổ chức đoàn có thể triển khai các hoạt động hỗ trợ nghề nghiệp, việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn. Có tới 47,8% người được hỏi cho rằng yếu tố thị trường lao động đang tác động tích cực đến hoạt động của tổ chức đoàn

trong lĩnh vực này, đồng thời có 39,1% đáp viên cho rằng không có sự tác động và chỉ có 13% đáp viên cho rằng yếu tố này ảnh hưởng tiêu cực. Giải thích cho kết quả này trên cơ sở lý thuyết vai trò, việc tổ chức đoàn đánh giá tác động của yếu tố thị trường lao động đến các hoạt động hỗ trợ nghề nghiệp cho thanh niên không chỉ liên quan đến yếu tố cung – cầu lao động mà là tính đến khả năng tạo việc làm, cơ chế hỗ trợ tạo việc làm, tính phối hợp của các doanh nghiệp có nhu cầu về lao động thông qua sự hỗ trợ của tổ chức đoàn, nang lực của thanh niên nông thôn khi tham gia vào thị trường lao động,… để đánh giá yếu tố này tác động tích cực hay tiêu cực, có ảnh hưởng như thế nào đến vai trò của tổ chức đoàn trong việc hỗ trợ việc làm thanh niên nông thôn và các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động là thanh niên nông thôn. Như vậy, với tỷ lệ đánh giá tích cực là 47,8% so với đánh giá tiêu cực là 13%, kết quả chỉ ra rằng các nhân tố thuộc về thị trường lao động mà cụ thể là thị trường lao động tại huyện Ý Yên đang có sự ủng hộ, thúc đẩy vai trò của tổ chức đoàn trong việc hỗ trợ thanh niên nông thôn trong vấn đề nghề nghiệp, việc làm.

Căn cứ vào kết quả khảo sát đối với 5 loại tình trạng công việc gồm: có việc làm thường xuyên, ổn định ngay tại địa phương cư trú; có việc làm thường xuyên, ổn định ngoài nơi cư trú; có việc làm nhưng không thường xuyên; vừa có việc làm tại nơi cư trú vừa phải kiếm thêm việc làm ngoài nơi cư trú và hoàn toàn chưa có việc làm, tác giả đã tiến hành phân tích số liệu chéo giữa tình trạng công việc và độ phù hợp công việc để kiểm định xem sự phù hợp về cung – cầu lao động giữa người lao động thanh niên và các doanh nghiệp đang tiếp nhận, sử dụng lao động thanh niên.

Bảng 2.21. Tƣơng quan giữa tình trạng công việc và mức độ phù hợp công việc của thanh niên nông thôn

Tình trạng công việc

Phù hợp với công việc

Tổng Phù

hợp phù hợp Không Không có ý kiến

Có việc làm thường xuyên, ổn định ngay tại địa phương cư trú

Số lượng (Người) 17 13 1 31 Tỷ lệ (%) 54,8 41,9 3,2 100.0 Có việc làm thường xuyên, ổn định ngoài nơi cư trú Số lượng (Người) 12 29 10 51 Tỷ lệ (%) 23,5 56,9 19,6 100 Có việc làm nhưng không thường xuyên

Số lượng

(Người) 16 24 6 46

Tỷ lệ (%)

34,8 52,2 13,0 100

Vừa có việc làm tại nơi cư trú vừa phải kiếm thêm việc làm ngoài nơi cư trú

Số lượng

(Người) 0 1 27 28

Tỷ lệ (%)

0,0 3,6 96,4 100

Hoàn toàn chưa có việc làm Số lượng (Người) 0 0 44 44 Tỷ lệ (%) 0 0 100 100 Tổng Số lượng (Người) 45 67 88 200 Tỷ lệ (%) 22,5 33,5 44 100

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)

Kết quả cho thấy những lao động thuộc nhóm vừa có việc làm tại nơi cư trú vừa phải kiếm thêm việc làm ngoài nơi cư trú và hoàn toàn chưa có việc làm không có ý kiến gì đối với khảo sát này. Điều này là do công việc

của họ chưa ổn định nên họ không thể có căn cứ đánh giá công việc đang làm hoặc dự tính làm có phù hợp với bản thân mình hay không.

Trong nhóm những người có công việc ổn định tại địa phương, kết quả cho thấy nhận định của họ về độ phù hợp và không phù hợp với công việc là có sự chênh lệch 12,9% nghiên về phía đánh giá mình phù hợp với công việc hiện tại. Điều này thể hiện đối với nhưng người làm việc ở tại nơi cư trú, tổ chức đoàn cần có những phương án hỗ trợ việc làm phù hợp với đúng đối tượng có nhu cầu và mong muốn do có đến 54,8% số thanh niên nông thôn đang hài lòng với công việc hiện có.

Trong nhóm những người có công việc ổn định nhưng làm ở ngoài nơi cư trú và những người có việc làm nhưng không thường xuyên, kết quả cho thấy có đến trên 50% cảm thấy mình đang làm công việc không phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình. Đây là cơ sở quan trọng, thể hiện những thanh niên nông thôn mặc dù đã có công việc ổn định tuy nhiên đang làm việc ngoài nơi cư trú và nhưng người đã có công việc nhưng không thường xuyên vẫn cần được hỗ trợ tìm việc làm đúng với mong muốn của người lao động khi mà mức độ đánh giá được làm công việc phù hợp với mong muốn chỉ là 23,5% và 34,2%.

Như vậy, với các phân tích trên, có thể thấy nhân tố thị trường lao động đang có tác động tích cực đối với tổ chức đoàn, đặc biệt là nâng cao vai trò của Đoàn trong việc hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, mặc dù có sự tác động tích cực từ phía các nhân tố thị trường lao động nói chung tuy nhiên việc hỗ trợ làm sao cho đúng, cho phù hợp với nhu cầu, mong đợi của thanh niên vẫn là một bài toán mà tổ chức đoàn cần quan tâm, hỗ trợ trong thời gian tới.

2.3.3. Đánh giá từ phía thanh niên

Trên cơ sở các nhân tố cơ bản từ phía thanh niên nông thôn đã được tác giả khảo sát gồm: tuổi, giới tính, trình độ, chuyên môn, tác giả tiến hành xử lý phân tích sâu Anova một yếu tố đối với biến “sự sẵn sàng tham gia các hoạt động hỗ trợ việc làm của tổ chức đoàn”, kết quả thu được như bảng 2.22:

Bảng 2.22. Sự sẵn sàng tham gia của thanh niên nông thôn đối với các hoạt động hỗ trợ việc làm của tổ chức đoàn

Đánh giá Đánh giá

Số lƣợng (Người) Tỷ lệ (%)

Có 104 52

Không 96 48

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)

Kết quả cho thấy đối với biên phụ thuộc là “sự sẵn sàng tham gia của thanh niên nông thôn đối với các hoạt động hỗ trợ việc làm của tổ chức đoàn”, không có sự khác biệt nhiều giữa sự lựa chọn của thanh niên nông thôn khi mà sự chênh lệch chỉ là 4%. Do vậy, cần kiểm định thêm đối với các biến phụ thuộc để kiểm định các nhân tố tác động đến sự lựa chọn này của các đối tượng nghiên cứu.

Đối với yếu tố độ tuổi, tác giả chia làm 3 nhóm tuổi gồm từ 18 đến 25, từ 25 đến 30 và từ 30 đến 35 (căn cứ theo cách chia nhóm tuổi thanh niên của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh).

Bảng 2.23. Phân tích Anova đối với nhân tố độ tuổi và sự sẵn sàng tham gia các hoạt động hỗ trợ việc làm của tổ chức đoàn

Nhóm tuổi Số lƣợng Giá trị trung bình Sig kiểm định phƣơng sai đồng nhất Sig ANOVA Từ 18- 25 87 1,46 0,886 0,606 Từ 25-30 77 1,47 Từ 30-35 36 1,56 Tổng 200 1,48

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)

Kết quả cho thấy nhóm 18 – 25 tuổi có sự sẵn sàng tham gia các hoạt động hỗ trợ việc làm của tổ chức đoàn hơn các nhóm còn lại. Tuy nhiên xét giá trị kiểm định phương sai đồng nhất là 0,886 (Sig>0,05) do đó kết luận phương sai giữa các nhóm không có sự khác biệt, đủ điều kiện để phân tích Anova. Xét giá trị Sig Anova cho giá trị 0,606 (Sig > 0,05) chứng tỏ không có

sự khác biệt có giá trị nghiên cứu về sự sẵn sàng tham gia các hoạt động hỗ trợ việc làm của tổ chức đoàn giữa các nhóm tuổi.

Bảng 2.24. Phân tích Anova đối với nhân tố giới tính và sự sẵn sàng tham gia các hoạt động hỗ trợ việc làm của tổ chức đoàn

Giới tính Số lƣợng Giá trị trung bình Sig kiểm định phƣơng sai đồng nhất Sig ANOVA Nam 105 1,50 0,464 0,652 Nữ 95 1,46 Tổng 200 1,48

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)

Kết quả cho thấy nữ giới có sự sẵn sàng tham gia các hoạt động hỗ trợ việc làm của tổ chức đoàn hơn nam giới. Tuy nhiên xét giá trị kiểm định phương sai đồng nhất là 0,464(Sig>0,05) do đó kết luận phương sai giữa các nhóm không có sự khác biệt, đủ điều kiện để phân tích Anova. Xét giá trị Sig Anova cho giá trị 0,652 (Sig > 0,05) chứng tỏ không có sự khác biệt có giá trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn của đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh tỉnh nam định (nghiên cứu trường hợp huyện ý yên) (Trang 74 - 93)