Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn của đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh tỉnh nam định (nghiên cứu trường hợp huyện ý yên) (Trang 101 - 104)

9. Kết cấu luận văn

3.1.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Xu thế hội nhập và mở cửa, nhận thức của con người có bước tiến đáng kể, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm phải có chất lượng. Một nền kinh tế mà ở đó không có những lao động có chuyên môn kỹ thuật cao, không có sự đào tạo bài bản thì không thể cho ra những sản phẩm có chất lượng tốt.

Kết quả cho thấy đa số thanh niên và cán bộ đoàn đồng ý với các nguyên nhân mà tác giả đưa ra trong khảo sát. Trong đó nhóm thanh niên cho rằng nguyên nhân triển khai còn hình thức, đối phó là vấn đề thường gặp phải nhất và yếu tố không cạnh tranh được với các hoạt động tư vấn, hỗ trợ việc làm khác mặc dù vẫn xảy ra nhưng ít gặp nhất so với các nguyên nhân khác.

Bảng 3.5. Một số nguyên nhân dẫn tới các tồn tại trong quá trình triển khai hoạt động hỗ trợ việc làm của tổ chức đoàn

Các nguyên nhân Đánh giá của thanh niên Đánh giá của cán bộ đoàn Số lƣợng (Người) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (Người) Tỷ lệ (%) Còn hình thức, đối phó 123 61,5 28 60,9 Tính cập nhập thấp, không theo kịp xu thế việc làm 114 57 28 60,9

Không phù hợp với các hoạt động nghề

nghiệp tại địa phương 121 60,5 27 58,7

Khả năng của cán bộ hỗ trợ còn hạn chế 114 57 28 60,9

Không cạnh tranh được với các hoạt động tư vấn, hỗ trợ việc làm khác (qua người thân, trực tiếp từ các công ty và các đơn vị không liên quan đến tổ chức Đoàn khác)

111 55,5 28 60,9

Đối với nhóm cán bộ đoàn, các nguyên nhân như làm việc hình thức, đối phó, tính cập nhập thập, không theo kịp xu thế làm việc, hạn chế của cán bộ và khả năng cạnh tranh với các hoạt động hỗ trợ việc làm khác đều có tác động nhiều và cần quan tâm như nhau. Tuy nhiên đối với nguyên nhân các hoạt động hỗ trợ việc làm không phù hợp với hoạt động nghề nghiệp tại địa phương mặc dù vẫn là nguyên nhân chính tuy nhiên tầm ảnh hưởng kém hơn so với các nguyên nhân nêu trên.

Nhiều cấp bộ Đoàn chưa tham mưu, phối hợp triển khai thường xuyên các nội dung về tư vấn hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm cho thanh niên. Việc nắm bắt, tuyên truyền và triển khai thực hiện chính sách pháp luật của Nhà nước về dạy nghề và giải quyết việc làm của thanh niên tại các tổ chức đoàn cơ sở chưa thường xuyên. Hiệu quả tham mưu các cơ chế, chính sách và cụ thể hóa nội dung phong trào của các địa phương chưa đồng đều. Công tác giám sát, phản biện và tham mưu chính sách về học nghề, lập nghiệp cho thanh niên chưa thường xuyên.

Trình độ, kiến thức và năng lực của đội ngũ cán bộ Đoàn trong tham mưu triển khai công tác tư vấn hướng nghiệp, đào tạo nghề và giới thiệu việc làm đối với thanh niên còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của huyện cũng như xu hướng hội nhập quốc tế.

Các hoạt động hướng nghiệp do Đoàn thanh niên triển khai trong đối tượng đoàn viên, thanh niên chưa nhiều, chưa thường xuyên (chủ yếu tổ chức trong tháng 2 – tháng 3 hàng năm), chưa đáp ứng được nhu cầu của các đoàn viên, thanh niên trên địa bàn. Nội dung tư vấn hướng nghiệp chưa đầy đủ chủ yếu vẫn chỉ dừng lại ở công tác tư vấn thị trường lao động địa phương. Chất lượng các hoạt động hướng nghiệp tại một số đoàn cơ sở chưa tốt do thiếu chuyên môn, kỹ năng, thiếu tài liệu tuyên truyền.

Bên cạnh đó, nếu nhìn từ nhiều chiều thì bản thân chủ thể được hưởng lợi từ hoạt động hỗ trợ việc làm là thanh niên nông thôn cũng đang là biến số tác động đến hiệu quả triển khai hoạt động hỗ trợ việc làm, cụ thể:

Thanh niên chưa thực sự quan tâm, mặn mà với việc học nghề và chưa có khái niệm đúng về việc làm. Điều này một phần là do công tác thông tin tuyên truyền dạy nghề, giải quyết việc làm chưa được sâu rộng. Một phần là do điều kiện môi trường như: hoàn cảnh khó khăn, không có tiền đi học nghề; vẫn có tư tưởng đi làm thuê thì sẽ có "tiền ngay"... Phần đông thanh niên nông thôn và đặc biệt là thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện Ý Yên là lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Họ có thể tìm được việc làm tại các khu công nghiệp với mức thu nhập thấp, thậm chí chấp nhận làm những công việc đơn giản làm theo mùa vụ. Do có sự chuyển dịch về lao động tới các vùng miền, lực lượng thanh niên đi làm ăn xa chiếm tỉ lệ lớn, vì vậy gặp rất nhiều khó khăn trong công tác nắm bắt tình hình, nhu cầu việc làm của thanh niên cũng như để triển khai công tác đào tạo nghề, tư vấn việc làm cho họ.

Những thanh niên thất nghiệp đa số là chưa qua đào tạo. Tuy chỉnh quyền và đoàn thanh niên các cấp đã nỗ lực nhiều để phổ biến, tuyên truyền và đào tạo miễn phí, tuy nhiên có thể thấy hiệu quả chưa được như mong muốn. Sở dĩ công tác này còn hạn chế vì huyện đoàn chưa tạo được sự kết nối, hỗ trợ thông tin, hướng nghiệp từ các trung tâm giới thiệu việc làm và doanh nghiệp tới thanh niên một cách nhanh chóng, chính xác và bền vững. Cần kết nối được thông tin về nhu cầu tuyển dụng, định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân và gia đình thanh niên đang tìm việc thì mới khuyến khích được thanh niên hào hứng tham gia học nghề. Có thể thấy, thực trạng tuyên truyền chưa hiệu quả của chính quyền huyện Ý Yên nói riêng và của tổ chức Đoàn thanh niên huyện Ý Yên nói riêng là phổ biến.

Thanh niên học nghề phi nông nghiệp còn gặp khó khăn trong tìm việc làm, tự giải quyết việc làm, không duy trì phát triển được nghề nên hiệu quả chưa cao. Đối với người học nghề nông nghiệp thì còn gặp khó khăn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm.

Một nguyên nhân quan trọng là từ phía bản thân thanh niên. Nhiều thanh niên không tự tu dưỡng rèn luyện về chuyên môn, nghiệp vụ, không có

ý thức vươn lên, hay bằng lòng với những gì đã có, thiếu sự sáng tạo trong suy nghĩ, tư tưởng, không muốn thay đổi thói quen của mình.

Thanh niên chưa hiểu thật sự đầy đủ về sự cần thiết và lợi ích của việc học nghề, chưa chủ động, tích cực tham gia học nghề.

Nhiều thanh niên chưa thực sự nghiêm túc đăng ký vay nguồn vốn hỗ trợ giải quyết việc làm. Bên cạnh đó, nhiều thanh niên muốn được vay nhưng không đủ điều kiện vay vốn do các quy định liên quan đến thế chấp tài sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn của đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh tỉnh nam định (nghiên cứu trường hợp huyện ý yên) (Trang 101 - 104)