9. Kết cấu luận văn
1.2.2. Các hình thức hỗ trợ việc làm của tổ chức Đoàn đối với thanh niên
tổ chức Đoàn... Đồng thời, phát huy sự nỗ lực và trách nhiệm của thanh niên nông thôn trong học tập, lao động và việc làm. Xây dựng cho thanh niên nông thôn có ý chí tự vươn lên, chủ động, tự giác học tập, nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn, cần cù, chịu khó, sáng tạo, rèn luyện tác phong lao động khoa học, vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng.
1.2.2. Các hình thức hỗ trợ việc làm của tổ chức Đoàn đối với thanh niên nông thôn niên nông thôn
Thông qua Quy chế phối hợp giữa Chính phủ và Ban chấp hành Trung ương Đoàn; các chương trình phối hợp giữa Trung ương Đoàn với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn... đã có nhiều giải pháp cụ thể trong triển khai các hoạt động hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn đang được áp dụng, cụ thể như sau:.
- Tuyên truyền, xây dựng hệ thống thông tin về việc làm.
- Khuyến khích, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và thu hút đầu tư trên địa bàn để tạo việc làm.
- Hỗ trợ nâng cao chất lượng lao động. - Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp. - Hỗ trợ vay vốn để tự tạo việc làm.
- Khảo sát nắm bắt nhu cầu của thanh niên nông thôn về vấn đề việc làm - Tham mưu, góp ý chính sách tạo việc làm.
- Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp về tư vấn hướng nghiệp và việc làm .
Tiểu kết chƣơng 1
Chương một đã chỉ ra được cơ sở về mặt lý luận, thực tiễn cũng như quan điểm và các giải pháp đang được triển khai của tổ chức Đoàn trong hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn. Trên cơ sở đó, đề tài tiếp tục đi sâu vào phần tích thực trạng hoạt động hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn của tổ chức Đoàn tại huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định tại các chương tiếp theo.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI HỖ TRỢ THANH NIÊN NÔNG THÔN TRONG VẤN ĐỀ VIỆC LÀM CỦA HUYỆN ĐOÀN Ý YÊN
2.1. Khái quát hoạt động hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn nghiên cứu
Vị trí: Huyện Ý Yên nằm ở phía tây nam tỉnh Nam Định, cách trung tâm tỉnh Nam Định hơn 20km, phía bắc tiếp giáp tỉnh Hà Nam, phía tây giáp tỉnh Ninh Bình ngăn cách bởi con sông Đáy, phía đông giáp huyện Vụ Bản, phía nam giáp huyện Nghĩa Hưng
Huyện có diện tích tự nhiên 241,23 km2, dân số (theo thống kê năm 2020) là 230.198 người. Địa giới hành chính gồm 1 thị trấn và 31 xã: Thị trấn Lâm và các xã Yên Thọ, Yên Thành, Yên Trung, Yên Nghĩa, Yên Phương, Yên Tân, Yên Chính, Yên Phú, Yên Hưng, Yên Phong, Yên Bình, Yên Minh, Yên Dương, Yên Xá, Yên Hồng, Yên Quang, Yên Tiến, Yên Bằng, Yên Thắng, Yên Cường, Yên Đồng, Yên Mỹ, Yên Lợi, Yên Khánh, Yên Ninh, Yên Khang, Yên Lộc, Yên Phúc, Yên Trị, Yên Nhân, Yên Lương. Ý Yên nằm giữa hai trung tâm kinh tế chính trị của tỉnh Nam Định và Ninh Bình; Huyện có tuyến đường cao tốc, quốc lộ 10, đường sắt xuyên Việt đi qua… Ý Yên hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để thông thương và thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội.
Là vùng đất hình thành sớm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Ý Yên nằm ở vùng đất trũng hơn cả, địa hình không đồng đều (một số núi đất sót lại: núi Phượng Hoàng, Bảo Đài…) nên sản xuất nông nghiệp gặp những khó khăn nhất định. Ý Yên có nhiều làng nghề truyền thống qua hàng chục thế kỷ, nổi tiếng như: đúc đồng Tống Xá, mộc La Xuyên, sơn mài Cát Đằng…
Sản lượng lương thực hàng năm đạt từ 145.000 tấn trở lên. Năm 2019, giá trị sản xuất nông nghiệp (giá so sánh 2015) tăng 16,8%; GTSX tăng bình quân 3,2%/năm; Giá trị sản phẩm thu hoạch bình quân/ha canh tác đạt 93,7 triệu đồng; Lao động nông nghiệp còn 72,5%, giảm 2,8% so với năm 2010.
Đến nay có 03 cụm công nghiệp tập trung, hầu hết các xã đều quy hoạch, nhiều xã đã xây dựng được điểm công nghiệp. Phát triển thêm các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiện nay toàn huyện có 4.650 cơ sở sản xuất công nghiệp - TTCN với 441 doanh nghiệp.
Thanh niên trong độ tuổi (từ 16 đến 30) có trên 56.000 người, chiếm khoảng 25% dân số toàn huyện và chiếm trên 42% lực lượng lao động xã hội của huyện. Thanh niên Ý Yên có tỷ lệ trên 72% tham gia vào các tổ chức của thanh niên như Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam. Tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được thành lập từ cấp huyện đến cấp cơ sở, nhỏ nhất là Chi đoàn, được thành lập trên địa bàn dân cư, trường học, cơ quan, doanh nghiệp. Hiện tại trên địa bàn huyện có 54 tổ chức cơ sở Đoàn, trong đó có 31 Đoàn xã, thị trấn, 09 Đoàn trường THPT, Trung tâm GDNN-GDTX, Trung cấp Nghề, 14 chi đoàn cơ sở trong các các cơ quan hành chính sự nghiệp, khối vũ trang, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài nhà nước. Tổ chức Hội LHTN Việt Nam được tổ chức từ huyện đến cơ sở, bao gồm từ chi hội, các câu lạc bộ, tổ, đội, nhóm, hội cơ sở và cấp huyện. Hiện tại có 32 hội cơ sở được tổ chức theo 31 xã và thị trấn; trên 800 chi hội, câu lạc bộ, tổ, đội, nhóm. Công tác thanh niên trong thời gian qua đã được cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong huyện quan tâm tạo điều kiện chỉ đạo; tổ chức Đoàn thanh niên, Hội LHTN Việt Nam với nhiệm vụ, giải pháp trong công tác chuyên môn đã có nhiều cách làm đổi mới, sáng tạo trong công tác thanh niên và đã thu được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, trong công tác thanh niên còn gặp một số khó khăn như: thanh niên đi học tập, làm ăn xa còn nhiều nên chất lượng công tác thanh niên tại địa phương một số thời điểm chưa đạt hiệu quả như mong muốn; ảnh hưởng của cơ chế thị trường có tác động không nhỏ đến tâm tư, tình cảm và suy nghĩ của thanh niên…
Phát huy truyền thống cách mạng, đại đa số thanh niên Ý Yên có tinh thần hiếu học, năng động, sáng tạo, có ý thức lập thân, lập nghiệp xây dựng quê hương, xu thế thanh niên ngày càng quan tâm và có trách nhiệm hơn đến
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của quê hương, đất nước, tích cực tham gia các hoạt động do Đoàn, Hội tổ chức, thể hiện thái độ, chính kiến của mình trước những vấn đề của xã hội. Những thắng lợi quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - văn hoá - xã hội của địa phương là những yếu tố có tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm của thanh niên, làm tăng niềm tin vững chắc của tuổi trẻ vào sự lãnh đạo của Đảng, góp phần tạo nên diện mạo mới của thế hệ trẻ ngày nay đó là: năng động, sáng tạo, nhạy bén thích ứng nhanh với thời cuộc. Với ưu thế của thanh niên Ý Yên ngày nay là trình độ học vấn cao, hiếu học, chủ động tiếp cận thông tin, khoa học công nghệ; đa số thanh niên tự giác học tập, chủ động học thêm nhiều ngành nghề, tiếp cận các kiến thức khoa học kỹ thuật; biết phát huy truyền thống cách mạng của các thế hệ thanh niên đi trước, có lòng tự hào và tự tôn dân tộc, luôn có khát vọng vươn lên lập thân, lập nghiệp, không cam chịu đói nghèo, lạc hậu.
Thực hiện kế hoạch số 102/KH-UBND của UBND tỉnh về thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên tỉnh Nam Định giai đoạn II (2016-2020), UBND huyện Ý Yên đã xây dựng kế hoạch số 479/KH-UBND ngày 02/11/2017 về thực hiện chiến lược phát triển thanh niên huyện Ý Yên giai đoạn II (2016-2020). Trên cơ sở các mục tiêu của UBND tỉnh đã đề ra, UBND huyện đã xây dựng các mục tiêu cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương.
Kết quả, trong những năm qua tình hình thực hiện pháp luật, chính sách đối với thanh niên và công tác thanh niên của huyện đã có những chuyển biến tích cực. Các cấp chính quyền, đoàn thể đã tích cực triển khai thực hiện Chương trình phát triển thanh niên huyện Ý Yên giai đoạn 2011 - 2020 và các chính sách đối với thanh niên; Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên trong những năm qua luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện gắn với việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của địa phương, tạo ra cơ cấu lao động hợp lý, đáp ứng yêu cầu của thị trường và yêu cầu phát triển của nền kinh tế; đảm
bảo đáp ứng về số lượng và chất lượng trên tất cả các yếu tố cơ bản về sức khỏe, kỹ năng nghề nghiệp, đạo đức. Khuyến khích việc đào tạo nghề nông nghiệp và hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật nhằm giải quyết việc làm tại chỗ, tạo thu nhập ổn định, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho thanh niên và nhân dân tại địa phương, hạn chế thấp nhất tình trạng ly hương của thanh niên. Việc đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên được gắn với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, huy động các nguồn vốn đâu tư của nhà nước và xã hội nhằm hỗ trợ cho công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động trong đó có thanh niên, nâng cao hiệu quả của công tác định hướng đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên trong các nhà trường trung học. Ưu tiên giải quyết việc làm cho lao động nữ thanh niên. Từng bước đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là cán bộ, công chức, viên chức trẻ, cán bộ, công chức là lãnh đạo quản lý.
Các chương trình, dự án hỗ trợ thanh niên trong huyện được triển khai có hiệu quả: có 08 dự án triển khai hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế xã hội, xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm với tổng số kinh phí đầu tư là 1.180 triệu đồng (gồm 1 dự án cấp trung ương (50 triệu đồng), 2 dự án cấp tỉnh (40 triệu đồng), và 5 dự án khác (1.090 triệu đồng). Đồng thời, Ban Thường vụ Huyện đoàn phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội huyện thành lập các tổ góp vốn xoay vòng, các tổ hỗ trợ vay vốn cho thanh niên. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng số dư nợ uỷ thác qua đoàn thanh niên huyện là 3,213 tỷ đồng của 04 tổ với tổng số hộ có dư nợ là 181 hộ vay.
Tuy nhiên, số lượng lao động thanh niên (16-30 tuổi) có xu hướng tăng nhưng tỷ lệ thanh niên so với tổng dân số có xu hướng giảm, chứng tỏ tốc độ tăng của thanh niên thấp hơn so với tốc độ tăng của tổng dân số. Đây là vấn đề đáng quan tâm trong việc tận dụng thời kỳ “dân số vàng” ở huyện khi tỷ lệ thanh niên (đang là độ tuổi phù hợp nhất để đào tạo, tham gia lao động) giảm đi, dần đưa đến sự tăng lên của dân số phụ thuộc trong thời gian tới. thanh niên. Đây là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện khả năng cạnh tranh của
thanh niên huyện trên thị trường lao động. Thanh niên có trình độ chuyên môn kỹ thật và học vấn cao sẽ có khả năng tìm việc dễ dàng hơn và ngược lại.
Bảng 2.1. Tỷ lệ về trình độ văn hóa của thanh niên nông thôn huyện Ý Yên giai đoạn 2015-2018
Chỉ tiêu Đơn vị 2015 2016 2017 2018 Thanh niên chỉ học hết tiểu học Số lượng (người) 393 398 333 227 Tỷ lệ (%) 0,7 0,7 0,6 0,4 Thanh niên chỉ học hết THCS Số lượng (người) 6018 5866 5620 5561 Tỷ lệ (%) 10,7 10,3 10,1 9,8 Thanh niên tốt nghiệp THPT Số lượng (người) 49839 50688 49699 50964 Tỷ lệ (%) 88,6 89,0 89,3 89,8 Tổng Số lượng (người) 56250 56952 55652 56752 Tỷ lệ (%) 100 100 100 100
(Nguồn: Số liệu của Huyện đoàn Ý Yên, giai đoạn 2015 – 2018)
Theo kết quả theo dõi của đoàn thanh niên huyện, năm 2015, tỷ lệ thanh niên chỉ học hết tiểu học là 0,7%, đến năm 2018, tỷ lệ thanh niên chỉ học hết tiểu học giảm còn 0,4%. Nguyên nhân là những người chỉ học hết tiểu học hầu hết sinh những năm 1985 – 1995, bắt đầu qua 30 tuổi, hết độ tuổi thanh niên. Từ năm 2001, huyện Ý Yên đã bắt đầu phổ cập giáo dục THCS, vì vậy, số lượng người trong độ tuổi thanh niên chỉ học hết tiểu học có xu hướng giảm. Số lượng thanh niên tốt nghiệp THPT có xu hướng tăng, năm 2015, đạt tỷ lệ 88,6%, đến năm 2018, tăng lên 1,2%, đạt 89,8%.
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại lại là chất lượng thật sự của một bộ phận thanh niên đã qua đào tạo. Tuy đã qua nhiều loại hình đào tạo nhưng một bộ phận thanh niên lại chưa thực sự nắm rõ những kiến thức cơ bản và không có nhiều kỹ năng thực hành về chuyên môn khi ứng dụng trong thực tế công việc. Đào tạo nghề đôi khi chỉ dừng lại ở việc học thuộc và có chứng chỉ nghề để xin việc chứ chưa hướng tới việc sau khi học viên tốt nghiệp có đủ kiến thức và kinh nghiệm làm việc ngay.
Kết quả khảo sát của tác giả với 200 thanh niên nông thôn tại các xã trên địa bàn huyện cho thấy tình trạng việc làm của thanh niên như bảng 2.2.
Bảng 2.2. Tình trạng việc làm của thanh niên huyện Ý Yên năm 2019
STT Nội dung Số lƣợng (người) Tỉ lệ so với tổng số thanh niên đƣợc điều tra (%) 1
Có việc làm thường xuyên, ổn định
ngay tại địa phương cư trú 31 15,5
2
Có việc làm thường xuyên, ổn định
ngoài nơi cư trú 51 25,5
3 Có việc làm nhưng không thường xuyên 46 23
4
Vừa có việc làm tại nơi cư trú vừa
phải kiếm thêm việc làm ngoài nơi cư trú 28 14
5 Hoàn toàn chưa có việc làm 44 22
Tổng 200 100
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)
Tỉ lệ số thanh niên đã có việc làm ở các mức độ khác nhau, hiện tại không thấp, chiếm 76,5% số người được hỏi. Tuy nhiên, tỉ lệ có việc làm thường xuyên ổn định ngay tại nơi cư trú không cao, chỉ có 15,5%. Trong khi đó số lao động Hoàn toàn chưa có việc làm và các tỉ lệ Có việc làm nhưng không thường xuyên lại cao hơn nhiều, tương ứng là 25,5% và 23%.
Đây là những lao động có việc làm nhưng việc làm thất thường, không ổn định. Chính vì vậy, các cấp, các ngành, tổ chức Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp thanh niên và bản thân của người lao động cần phải tìm những giải pháp tích cực để tăng cường công tác giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp nếu không chính những lao động thất nghiệp sẽ gây nhiều vấn đề về tệ nạn cũng như trật tự, an toàn xã hội.
Bảng 2.3. Trình độ chuyên môn – kỹ thuật của thanh niên trên địa bàn Huyện Ý Yên năm 2019
Trình độ chuyên môn - kỹ thuật Số lƣợng (người) Tỷ lệ so với tổng số thanh niên đƣợc điều tra (%) Lao động phổ thông 52 26
Công nhân kỹ thuật, sơ cấp 87 43,5
Trung cấp chuyên nghiệp 31 15,5
Cao đẳng 15 12,5
Đại học trở lên 15 12,5
Tổng 200 100
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)
Với mẫu điều tra trên thì trình độ chuyên môn – kỹ thuật của thanh niên được qua đào tạo (công nhân kỹ thuật, sơ cấp, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học trở lên) chiếm tỷ lệ tương đối cao, chiếm 74% trên tổng số. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động phổ thông vẫn tương đối cao, chiếm 26%. Điều này đặt ra cho tổ chức đoàn cấp huyện, cấp xã cần có các biện pháp thích hợp để tăng cường công tác đào tạo, dạy nghề cho thanh niên.
Bảng 2.4. Kết quả điều tra về sự phù hợp của công việc với trình độ chuyên môn đƣợc đào tạo của thanh niên trên địa bàn huyện năm 2019
Nội dung Kết quả Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)