9. Kết cấu luận văn
3.1.1. Quan điểm đánh giá dựa trên các kết quả đã đạt được về hỗ trợ giả
trợ giải quyết việc làm cho thanh niên huyện Ý Yên
Có thể thấy, Trong giai đoạn 2015-2018, việc thực hiện giải quyết việc làm đạt kết quả khá tốt (trên 1.200 việc làm mới mỗi năm). Tỷ lệ thanh niên được tạo việc làm tăng lên hàng năm, năm 2015, so với tổng số thanh niên, tỷ lệ thanh niên được tạo việc làm đạt 9,5%, đến năm 2018, tăng lên 10,4%, điều này cho thấy huyện đã coi đó là yếu tố quan trọng góp phần quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của huyện.
Bảng 3.1. So sánh đánh giá của thanh niên và cán bộ đoàn địa phƣơng về tính thiết thực của hoạt động hỗ trợ việc làm trên địa bàn hiện nay Tính thiết thực của hoạt động hỗ trợ
việc làm đối với thanh niên nông thôn
Đánh giá của thanh niên Đánh giá của cán bộ đoàn Số lƣợng (Người) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (Người) Tỷ lệ (%)
Định hướng, giúp NLĐ tìm được công việc phù hợp
120 60 29 63
Nâng cao kiến thức về nghề nghiệp, việc
làm 128 64 31 67,4
Thêm cơ hội tiếp cận với nghề nghiệp,
việc làm 124 62 29 63
Giảm rủi ro khi tìm kiếm việc làm 116 58 26 56,5
Giảm rủi ro khi lập nghiệp, khởi nghiệp 119 59,5 27 58,7
Căn cứ vào kết quả so sánh giữa đánh giá của đội ngũ cán bộ đoàn và của thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện Ý Yên về hiệu quả, tính thiết thực của hoạt động hỗ trợ việc làm cho thanh niên của tổ chức đoàn, cả hai đối tượng đều khẳng định vai trò tiên phong của tổ chức đoàn trong việc định hướng, giúp NLĐ tìm được công việc phù hợp; nâng cao kiến thức về nghề nghiệp, việc làm; thêm cơ hội tiếp cận với nghề nghiệp, việc làm; giảm rủi ro khi tìm kiếm việc làm và giảm rủi ro khi lập nghiệp, khởi nghiệp (từ 56,5% đến 67,4%).
Căn cứ vào các hoạt động của tổ chức đoàn, thanh niên huyện ngày càng nắm bắt chính sách kịp thời hơn so với nhu cầu, yêu cầu về nghề nghiệp và thị trường lao động để lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân và xã hội.
Trong công tác tư vấn hướng nghiệp và giới thiệu việc làm, số lượng thanh niên được tư vấn hướng nghiệp và giới thiệu việc làm tăng lên theo hàng năm. Các nhà tuyển dụng, sử dụng lao động cũng tiếp cận tốt hơn các nguồn lao động trẻ đáp ứng yêu cầu của đơn vị, cá nhân mình, nơi đơn vị đặt trụ sở. Thị trường lao động của huyện cũng nhờ đó càng phát triển và chất lượng lao động trẻ ngày càng được nâng lên. Số lượng việc làm cho thanh niên ngày một tăng thông qua các sàn giao dịch, giới thiệu việc làm, hội chợ việc làm do huyện tổ chức, cũng như việc nhận thức của thanh niên và người dân ngày một cao, xã hội hoá công tác giải quyết việc làm cho thanh niên huyện.
Về công tác khuyến khích, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp của thanh niên và thu hút đầu tư tạo thêm việc làm cho thanh niên, huyện đoàn đã đề ra nhiều chương trình, đề án căn cứ vào chương trình, đề án, kế hoạch phát triển kinh tế huyện cũng như các chính sách ưu đãi, khuyến khích các nhà đầu tư, tạo hành lang pháp lý, cải cách hành chính. Kết quả: huyện đoàn đã có 12 mô hình khởi nghiệp trong tổng 83 mô hình thanh niên lập nghiệp được ưu tiên mời gọi đầu tư vào tỉnh Nam Định, trong đó có 03 dự án được trao và ký biên bản ghi nhớ. Tính đến thời điểm tháng 12/2019, huyện đoàn đã có 37 mô hình
ưu tiên vận động vốn đầu tư giai đoạn 2018 - 2020, trong đó đã có 31 mô hình khởi nghiệp thanh công với mức lợi nhuận trên 500 triệu đồng một năm.
Về công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động cũng đã mang lại một số kết quả:
Huyện đoàn đã phối hợp, phát triển hệ thống đào tạo, dạy nghề các cấp trình độ, các loại hình đào tạo đã đáp ứng ở mức độ nhất định nhu cầu đào tạo nhân lực chuyên môn kỹ thuật cho thanh niên huyện.
Huyện đoàn thường xuyên phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn tổ chức các loại hình đào tạo nghề ngắn hạn, đại trà cho thanh niên, từ đó đã đóng góp vào công tác giải quyết việc làm, đảm bảo thu nhập cho người lao động, đặc biệt là đối với thanh niên mới tốt nghiệp phổ thông, bộ đội xuất ngũ, lao động trẻ dôi dư trong các khu vực kinh tế, lao động hoàn lương trở về cộng đồng, lao động trẻ bị thu hồi đất...
Từ năm 2015, khi có Luật tổ chức chính quyền địa phương đi vào hoạt động, nhiều lĩnh vực trên địa bàn huyện đã chuyển biến rõ rệt trong đó có vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên. Tuy không có nghiên cứu hay thống kê nào cụ thể về việc chuyển biến trong hoạt động chỉ đạo, quản lí (vì tính hiệu lực, hiệu quả của việc thực hiện công vụ, nhiệm vụ đôi khi đến từ những chỉ đạo trực tiếp từ cấp lãnh đạo hay trong cuộc họp giao ban, họp chuyên đề), nhưng có thể thấy đội ngũ cán bộ đoàn trực tiếp thực hiện các hoạt động hỗ trợ việc làm cho thanh niên đã tăng tính chủ động lên nhiều. Minh chứng là công tác chỉ đạo, trực tiếp thực hiện cùng chính quyền các xã, các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn huyện, các cơ quan chức năng của huyện đã cùng chung tay, góp sức để hoàn thành mục tiêu Đảng, Nhà nước đề ra.
Về công tác hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp, huyện đoàn cũng đã tổ chức các buổi tuyên truyền, tập huấn kiến thức khởi nghiệp, tổ chức các diễn đàn giao lưu, trao đổi với doanh nhân thành đạt, tuyên dương mô hình khởi nghiệp tiêu biểu. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 83 mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ.
Về công tác hỗ trợ vay vốn để tự tạo việc làm, huyện đoàn căn cứ vào hướng dẫn của Trung ương Đoàn năm 2019 đã ban hành các công cụ tuyên truyền, hướng dẫn, hộ trợ thanh niên công tác vay vốn giải quyết việc làm để giảm nghèo bền vững, phối với với Ngân hàng CSXH và các đoàn thể chính trị, xã hội khác tổ chức cho vay vốn tín dụng về giải quyết việc làm. Số lượng vốn vay được tăng lên theo hàng năm, tiếp cận được nhiều thanh niên hơn. Số lượng thanh niên được vay vốn năm 2015 đến năm 2019 đã tăng lên gần 300 người. Số vốn vay trung bình cũng tăng lên. Điều này chứng tỏ, ngày càng có nhiều thanh niên được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của nhà nước, từ đó giúp cho thanh niên có nguồn vốn để lao động, sản xuất, kinh doanh, tự tạo việc làm.
Bảng 3.2. Sự thay đổi về việc làm của thanh niên nông thôn sau khi đƣợc tổ chức đoàn hỗ trợ
Nội dung tác động Hiệu quả tích cực Không tác động Hiệu quả tiêu cực Số lƣợng (Người) Tỷ lệ(%) Số lƣợng (Người) Tỷ lệ(%) Số lƣợng (Người) Tỷ lệ(%) Thu nhập 90 45 66 33 44 22 Kinh nhiệm 96 48 66 33 38 19 Kỹ năng nghề nghiệp 90 45 78 39 32 16
Cơ hội nghề nghiệp 108 54 55 27,5 37 18,5
Tính bền vững trong tương lai 78 39 84 42 38 19
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)
Để đánh giá được sự tác động của các hoạt động hỗ trợ việc làm của tổ chức đoàn đến thanh niên nông thôn trên địa bàn, tác giả đã khảo sát các đáp viên về hiệu quả từ việc được tổ chức đoàn hỗ trợ về nghề nghiệp, việc làm trên 5 yếu tố gồm: thu nhập, kinh nhiệm, kỹ năng, cơ hội nghề nghiệp và tính bền vững của công việc trong tương lai. Kết quả thu được như sau:
Đối với tác động đến thu nhập, có 45% đánh giá có hiệu quả tích cực, 33% không tác động và 22% tác động tiêu cực. Đối với tác động về kinh nhiệm có 48% đánh giá có hiệu quả tích cực, 33% không tác động và 19% tác động tiêu cực. Đối với tác động đến kỹ năng nghề nghiệp, có 45% đánh giá có hiệu quả tích cực, 39% không tác động và 16% tác động tiêu cực. Đối với cô hội nghề nghiệp, có 54% đánh giá có hiệu quả tích cực, 27,5% không tác động và 18,5% tác động tiêu cực. Đối với tính bền vững của cuộc sống trong tương lai, có 39% đánh giá có hiệu quả tích cực, 42% không tác động và 19% tác động tiêu cực. Kết quả trên thể hiện sự hỗ trợ của tổ chức đoàn đối với thanh niên đều đã đem lại hiệu quả tích cực, có tác động đến thanh niên, góp phần nâng cao thu nhập, kinh nhiệm, kỹ năng và cơ hội nghề nghiệp, làm bước đệm cho sự phát triển trong tương lai của thanh niên nông thôn. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận thanh niên không nhận được sự thay đổi sau khi được tổ chức đoàn hỗ trợ. Giải thích cho điều này, một cán bộ huyện đoàn phân tích: “Công tác hỗ trợ thanh niên nông thôn trong lĩnh vực nghề nghiệp,
việc làm thường dừng lại ở khâu kết nối chứ về chuyên môn dạy nghề và các hoạt động hỗ trợ vay vốn, tư vấn lập nghiệp khởi nghiệp thì đa số anh em cán bộ đoàn chuyên trách đều không có chuyên môn, toàn học thông qua các khóa tập huấn là chính. Do vậy, ngoài những hoạt động có nguồn kinh phí lớn, có sự phối hợp của các đơn vị bàn ngành có chuyên môn thì huyện đoàn chỉ tổ chức các hoạt động mang tính gợi mở, phong trào”. Điều này dẫn tới việc những người được tham gia chương trình chất lượng thì sẽ có nhiều sự thay đổi tích cực, còn những người chỉ tham gia các hoạt động bình thường thì sẽ rất ít có sự tác động. Đặc biệt, nhiều đối tượng khi tham gia nhiều chương trình mà chưa tìm được cơ hội việc làm phù hợp đôi khi còn có những đánh giá tiêu cực về hiệu quả hoạt động của tổ chức đoàn trong nội dung này.