Những hạn chế, trở ngại trong hỗ trợ giải quyết việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn của đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh tỉnh nam định (nghiên cứu trường hợp huyện ý yên) (Trang 97 - 101)

9. Kết cấu luận văn

3.1.2. Những hạn chế, trở ngại trong hỗ trợ giải quyết việc làm

Nhìn chung, tổ chức Đoàn hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên huyện đã tạo nhiều cơ hội cũng như điều kiện cho lao động trẻ có thêm việc

làm, cải thiện đời sống. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn nhiều điều bất cập, tồn tại trong hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên huyện.

Với 3 mức độ đánh giá là khá, trung bình, yếu, đội ngũ cán bộ đoàn chỉ có 50% đánh giá công tác triển khai các hoạt động hỗ trợ việc làm cho thanh niên hoàn thành ở mức khá, còn lại đều chỉ đạt mức trung bình và yếu với tỉ lệ đánh giá trung bình và yếu tương đương nhau (chênh lệch gần 3%).

Bảng 3.3. Đánh giá vai trò hỗ trợ việc làm cho thanh niên của tổ chức đoàn

Mức độ đánh giá

Đánh giá của cán bộ đoàn Số lƣợng (Người) Tỷ lệ (%)

Khá 23 50,0

Trung bình 12 26,1

Yếu 11 23,9

Tổng 46 100

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)

Tiếp tục nghiên cứu về cán bộ đoàn đánh giá về mức độ hài lòng của thanh niên nông thôi đối với hoạt động hỗ trợ việc làm của tổ chức đoàn, ta có bảng số liệu sau:

Bảng 3.4. Quan điểm của đội ngũ cán bộ đoàn về mức độ hài lòng của thanh niên nông thôn đối với vai trò hỗ trợ việc làm của tổ chức đoàn

Mức độ đánh giá Đánh giá của cán bộ đoàn Số lƣợng (Người) Tỷ lệ (%)

Không hài lòng 6 13,0

Tạm hài lòng 19 41,3

Tương đối hài lòng 9 19,6

Hài lòng 9 19,6

Rất hài lòng 3 6,5

Tổng 46 100.0

Có thể thấy, đội ngũ cán bộ đoàn cũng đã nhận thức được những tồn tại, hạn chế trong công tác triển khai hoạt động của mình khi mà có hơn 50% cán bộ đánh giá rằng thanh niên địa phương chưa thực sự hài lòng đối với các hoạt động do tổ chức đoàn triển khai. Lý giải cho việc này, căn cứ vào lý thuyết vai trò và thực hiện vai trò trong thực tế, tác giả đưa ra một số điểm hạn chế trong công tác triển khai hoạt động hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Ý Yên như sau:

Một là, công tác tư vấn hướng nghiệp và giới thiệu việc làm, đào

tạo nghề còn chưa thực sự thiết thực, chưa đáp ứng đúng nhu cầu của thanh niên. Theo điều tra của tác giả cho thấy, số lượng thanh niên chưa hài lòng với những công tác này còn cao.

Hai là, chưa có nhiều cơ chế để hỗ trợ, khuyến khích, thu hút đầu tư và

phát triển doanh nghiệp của thanh niên trên địa bàn. Ngoài ra, vẫn còn trường hợp cán bộ đoàn một số xã chưa nắm rõ được chuyên môn, nghiệp vụ dẫn tới công tác giải quyết thủ tục hỗ trợ thanh niên còn gặp hạn chế, vướng mắc.

Ba là, chưa có nhiều biện pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp,

lập nghiệp. Các biện pháp hiện tại chỉ dừng lại ở mức khuyến khích, tạo động lực cho thanh niên. Theo nghiên cứu của tác giả, huyện mới chỉ tổ chức các hoạt động tuyên truyền, định hướng mà chưa có sự kết nối giữa ý tưởng khởi nghiệp của thanh niên với các nhà đầu tư cũng như chưa có cơ chế hỗ trợ thanh niên về vay vốn hỗ trợ khởi nghiệp thông qua các kênh xã hội hóa.

Bốn là, số lượng vốn vay giải quyết việc làm còn hạn chế trong khi đó,

thủ tục, hồ sơ đề nghị vay vốn lại tương đối rườm rà, số lượng vốn vay ít vì vậy chưa giải quyết được nhu cầu phát triển kinh tế của thanh niên. Theo điều tra của tác giả tại mục 2.2, số lượng thanh niên chưa hài lòng với sự hỗ trợ giải quyết hồ sơ, thủ tục vay vốn, về thái độ làm việc của cán bộ làm công tác vay vốn tín dụng và về số lượng vốn vay còn lớn.

Năm là, cán bộ làm công tác hỗ trợ giải quyết việc làm (tư vấn hướng

khả năng truyền đạt còn hạn chế, thái độ làm việc chưa thực sự chuẩn mực, vẫn còn một bộ phận cán bộ chưa thực sự coi trọng công tác hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên.

Sáu là, quy mô đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho thanh niên huyện còn

nhỏ. Hiện nay, huyện vẫn thiếu nhân lực chuyên môn kỹ thuật ở tất cả cấp trình độ, trong đó đặc biệt là thiếu lao động trình độ cao (CĐ, ĐH, trên ĐH được đào tạo tốt), công nhân kỹ thuật lành nghề và lành nghề cao. Điều này thể hiện qua số liệu của Phòng Lao động thương binh và xã hội huyện tại biểu đồ về trình độ chuyên môn – kỹ thuật của thanh niên huyện Ý Yên năm 2019 cho thấy, tỷ lệ lao động phổ thông vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu thanh niên của huyện.

Trong khi đó, trung tâm GDNN - GDTX của huyện đang trong tình trạng cơ sở vật chất nghèo nàn, không theo kịp công nghệ hiện đại. Đầu tư tài chính cho đào tạo nghề cho thanh niên còn ít và phân tán. Do đó, chưa đáp ứng được quy mô, chất lượng theo nhu cầu của người sử dụng lao động và thị trường lao động.

Đào tạo nghề ngắn hạn còn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số lao động được đào tạo nghề của huyện. Có thể thấy qua bảng về kết quả đào tạo cho thanh niên ở huyện theo loại hình đào tạo, giai đoạn 2015 – 2018, tỷ lệ thanh niên được đào tạo bằng hình thức đào tạo dưới 3 tháng còn cao và có xu hướng tăng qua hàng năm, trong khi đó, đào tạo cao đẳng nghề còn thấp, chỉ chiếm khoảng 5% tổng số lượng đào tạo nghề.

Các nghề được đào tạo ngắn hạn chỉ đáp ứng cho nhu cầu trước mắt, nhưng về lâu dài, việc phát triển của các khu vực kinh tế hiện đại, các ngành nghề mới, ngành nghề có công nghệ hiện đại... thì lao động qua đào tạo ngắn hạn phải tiếp tục được đào tạo dài hạn để đáp ứng cho quá trình phát triển này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn của đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh tỉnh nam định (nghiên cứu trường hợp huyện ý yên) (Trang 97 - 101)