Hỗ trợ thanh niên nông thôn khởi nghiệp, lập nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn của đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh tỉnh nam định (nghiên cứu trường hợp huyện ý yên) (Trang 61 - 74)

9. Kết cấu luận văn

2.2.3. Hỗ trợ thanh niên nông thôn khởi nghiệp, lập nghiệp

Thực hiện đề án của BCH Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về “Thanh niên khởi nghiệp giai đoạn 2019 – 2022”, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền huyện, Đoàn thanh niên huyện cũng đã triển khai thực hiện đề án đến đông đảo đoàn viên thanh niên, tổ chức các buổi tuyên truyền, tập huấn kiến thức khởi nghiệp, tổ chức các diễn đàn giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với doanh nhân thành đạt, tuyên dương những mô hình khởi nghiệp tiêu biểu...

Bảng 2.12. Công tác tổ chức tuyên truyền, diễn đàn về khởi nghiệp cho thanh niên huyện Ý Yên, giai đoạn 2015 – 2018

Năm

Tuyên truyền về khởi nghiệp,

lập nghiệp Diễn đàn khởi nghiệp

Số lượng các buổi tuyên truyền (Buổi)

Số lượng thanh niên tham gia

(Người) Số lượng diễn đàn được tổ chức (Buổi) Số thanh niên tham gia (Người) 2015 21 1.850 8 1.440 2016 24 2.170 10 1.620 2017 26 2.390 11 1.870 2018 37 3.960 14 2.480

(Nguồn: Huyện đoàn Ý Yên)

Có thể thấy, số lượng các buổi diễn đàn, tuyên truyền về khởi nghiệp, lập nghiệp được tổ chức được tăng lên hàng năm. Cụ thể, năm 2015, huyện đoàn tổ chức được 21 buổi tuyên truyền với 1.850 thanh niên tham gia, 8 diễn đàn với 1.440 thanh niên tham gia, đến năm 2018, thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh Nam Định về việc “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”, huyện Ý Yên đã càng chú trọng hơn đến công tác hỗ trợ cho thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp, thể hiện là số lượng buổi tuyên truyền tăng mạnh, huyện đã tổ chức 37 buổi tuyên truyền với 3.960 thanh niên tham gia và tổ chức được 14 diễn đàn với 2.480 thanh niên tham gia.

Huyện đoàn đã phối hợp với phòng truyền thông thông tin huyện và phòng nông nghiệp cùng xây dựng các trang thông tin điện tử, trang mạng xã hội về khởi nghiệp để tuyên truyền, phổ biến tiến bộ khoa học kỹ thuật, các tấm gương điển hình, các mô hình sản xuất của thanh niên làm ăn hiệu quả.

Huyện đoàn cũng đã thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyên đề về khởi nghiệp và lập nghiệp, qua đó hỗ trợ, trang bị các kỹ năng về khởi nghiệp, lập nghiệp, kiến thức sản xuất, kinh doanh và điều hành doanh nghiệp… cho thanh niên.

Huyện cũng đã xác định những hướng đi khá cụ thể như: khuyến khích thành lập hợp tác xã nông nghiệp; vùng nông nghiệp sạch chuẩn Vietgap,

chăn nuôi mô hình trang trại tập trung, mô hình tổ hợp tác thanh niên phát triển làng nghề truyền thống... do thanh niên làm chủ.

Bảng 2.13. Công tác tập huấn khởi nghiệp, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho thanh niên huyện Ý Yên, giai đoạn 2015 - 2018

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số lượng các lớp tập huấn

(Lớp)

7 11 11 16

Số lượng thanh niên tham

gia tập huấn (Người) 640 935 1.020 1.570

(Nguồn: Huyện đoàn Ý Yên)

Qua số liệu theo dõi của Huyện đoàn Ý Yên, số lượng các lớp tập huấn cũng như số lượng thanh niên tham gia tập huấn kiến thức về khởi nghiệp, lập nghiệp, chuyển giao khoa học công nghệ tăng lên theo hàng năm. Năm 2015, huyện tổ chức được 7 lớp tập huấn, với 640 thanh niên tham gia, đến năm 2018, huyện đã tổ chức 16 lớp tập huấn với 1.570 thanh niên tham gia.

Qua số liệu về công tác tổ chức tuyên truyền, diễn đàn, tập huấn về khởi nghiệp, lập nghiệp cho thanh niên, ta có thể thấy huyện đã ngày càng quan tâm đến công tác hỗ trợ thanh niên trong khởi nghiệp, lập nghiệp. Ngoài ra, ta cũng có thể thấy số lượng thanh niên quan tâm đến khởi nghiệp, lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp ngày càng tăng.

Qua các chương trình diễn đàn, tập huấn kiến thức về khởi nghiệp, thanh niên đã dần được trang bị những kiến thức, kỹ năng để khởi nghiệp. Trên địa bàn huyện hiện tại đã có 83 mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ.

Tuy nhiên, công tác hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp của huyện đoàn vẫn còn nhiều hạn chế như mới chỉ tập trung vào công tác tuyên truyền, định hướng, tạo động lực cho thanh niên trong khởi nghiệp, lập nghiệp, chưa có sự kết nối giữa ý tưởng khởi nghiệp của thanh niên với các nhà đầu tư cũng như chưa có cơ chế hỗ trợ thanh niên về vay vốn hỗ trợ khởi nghiệp với nguồn vốn lớn.

Thực hiện các chính sách tín dụng cho vay để tự tạo việc làm trên cơ sở “Chương trình giảm nghèo bền vững và giải quyết việc làm huyện Ý Yên giai đoạn 2016 – 2020”, Ngân hàng CSXH huyện phối hợp với các đoàn thể chính trị - xã hội (Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân huyện) tổ chức cho vay vốn tín dụng với gần 10 chương trình cho vay như cho vay hộ nghèo, hội cận nghèo, vốn học sinh sinh viên, vốn giải quyết việc làm... từ đó giúp thanh niên có nguồn vốn để lao động, sản xuất kinh doanh, tự tạo việc làm.

Các dự án vay vốn tập trung ở các lĩnh vực phát triển kinh tế gia đình như chăn nuôi, trồng rừng, trồng cây ăn quả, sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Từ nguồn vốn vay giải quyết việc làm, 6 tháng đầu năm 2019 UBND huyện đã phê duyệt số tiền trên 24,556 tỷ đồng, góp phần ổn định và giải quyết việc làm cho 384 thanh niên.

Bảng 2.14. Thực trạng hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên huyện Ý Yên thông qua vay vốn tín dụng, giai đoạn 2015 – 2019 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 (6 tháng đầu năm)

Số tiền vay Triệu 1156 1675 2640 2640 3213

Số thanh niên vay vốn Người 98 114 162 160 181 Số vốn vay trung bình/1 thanh niên thanh niên/năm Triệu đồng 11,8 14,7 16,3 16,5 17,75

(Nguồn: Ngân hàng CSXH huyện Ý Yên)

Qua số liệu của Ngân hàng chính sách xã hội huyện, có thể thấy số vốn vay trung bình/1 thanh niên đã tăng qua các năm. Năm 2016, số vốn vay trung bình/1 thanh niên là 11,8 triệu đồng/người, đến 6 tháng đầu năm 2020, tăng lên 17,75 triệu đồng/người. Điều đó có thể thấy, công tác tín dụng cho vay giải quyết việc làm của huyện đoàn đã ngày càng được quan tâm, số lượng vốn cho vay giải quyết việc làm tăng qua hàng năm. Số lượng

thanh niên vay vốn tăng nhanh từ năm 2018 cho thấy, thanh niên ngày càng quan tâm và có nhu cầu về vay vốn để sản xuất, kinh doanh, từ đó tạo việc làm, tăng thu nhập cho bản thân và gia đình.

Ngân hàng CSXH huyện đã phối hợp với huyện đoàn, xã đoàn thành lập các điểm giao dịch lưu động tại các trụ sở tổ chức đoàn nhằm tạo thuận lợi cho thanh niên tiếp cận dễ dàng. Hiện nay Ngân hàng chính sách xã hội huyện Ý Yên có 31 Điểm giao dịch lưu động tại 01 thị trấn và 30 xã. Thời gian giao dịch cố định vào một ngày trong tháng được niêm yết công khai tại các xã. Tại các điểm giao dịch, thanh niên có thể được truyền tải các chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ và được tiếp cận nguồn vốn cho vay. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng số dư nợ uỷ thác qua đoàn thanh niên huyện là 3,213 tỷ đồng của 04 tổ với tổng số hộ có dư nợ là 181 hộ vay.

Tổ chức đoàn tại địa phương đã tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức cũng như trách nhiệm của tổ viên các tổ TK&VV thanh niên. Đặc biệt, huyện cũng chú trọng, quan tâm đến việc bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ đ o àn k i ế n t h ức , k ỹ n ă n g , nâng cao ý thức trách nhiệm cũng như ý thức kỷ luật của cán bộ đoàn thực hiện công tác tư vấn, hỗ trợ cho thanh niên nông thôn vay nguồn vốn chính sách để lập thân, lập nghiệp.

Với những hoạt động thiết thực nêu trên, thông qua khảo sát của 200 thanh niên tại các xã trên địa bàn huyện về công tác vay vốn, kết quả cho thấy sự hài lòng về việc tuyên truyền các chính sách tín dụng và công tác giải quyết hồ sơ vay vốn đối với thanh niên của huyện đoàn như sau:

Bảng 2.15. Mức độ hài lòng của thanh niên về công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách tín dụng và giải quyết hồ sơ vay vốn

của huyện đoàn Ý Yên

TT

Chỉ tiêu về công tác vay vốn tín dụng về giải quyết việc làm

Tiêu chí đánh giá Mức độ Rất hài lòng Hài lòng Bình thƣờng Không hài lòng Rất không hài lòng 1 Sự hỗ trợ, giải quyết

hồ sơ trong quá trình

Số lượng

TT

Chỉ tiêu về công tác vay vốn tín dụng về giải quyết việc làm

Tiêu chí đánh giá Mức độ Rất hài lòng Hài lòng Bình thƣờng Không hài lòng Rất không hài lòng vay vốn Tỷ lệ (%) 8,0 37,5 39,0 13,5 2,0 2 Công tác phổ biến,

tuyên truyền của huyện về chính sách tín dụng vay vốn Số lượng (người) 36 80 70 11 3 Tỷ lệ (%) 18,0 40,0 35,0 5,5 1,5

3 Thái độ làm việc của

cán bộ làm công tác tư vấn, hỗ trợ vay vốn tín dụng Số lượng (người) 31 64 75 27 3 Tỷ lệ (%) 15,5 32,0 37,5 13,5 1,5 4 Số lượng vốn vay phù hợp với nhu cầu

Số lượng

(người) 40 61 62 32 1

Tỷ lệ (%)

20 30,5 31,0 18 0,5

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)

Công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách về tín dụng cho thanh niên được huyện đoàn thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như: phổ biến, hướng dẫn tới tổ chức đoàn các xã của huyện, từ đó các cán bộ đoàn xã phổ biến tới từng thôm, xóm; phổ biến trực tiếp tới các đoàn viên thanh niên và tới từng thanh niên có hoàn cảnh đặc biệt (gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bộ đội xuất ngũ, người khuyết tật, gia đình thương binh, liệt sỹ). Qua đó, số lượng thanh niên trên địa bàn tiếp cận được thông tin ngày càng gia tăng và được tư vấn kỹ lưỡng. Có thể thấy số lượng thanh niên hài lòng và rất hài lòng về “Sự hỗ trợ giải quyết hồ sơ, thủ tục vay vốn” là 91 người, chiếm 45,5%, về “Công tác phổ biến, tuyên truyền của huyện về chính sách tín dụng vay vốn” là 106 người, chiếm 48%, về “Thái độ làm việc của cán bộ làm công tác vay vốn tín dụng” là 95 người, chiếm 47,5%, về số lượng vốn vay là 101 người, chiếm 50,5%. Bên cạnh đó số lượng thanh niên chưa hài lòng (không hài lòng và rất không hài lòng) còn nhiều, cụ thể, số lượng thanh niên không hài lòng và rất không hài lòng với “Sự hỗ trợ giải quyết hồ sơ, thủ tục vay vốn” là 31 người, chiếm 15,5%, về “Công tác phổ biến, tuyên truyền của huyện về chính sách tín

dụng vay vốn” là 14 người, chiếm 7%, về “Thái độ làm việc của cán bộ làm công tác vay vốn tín dụng” là 30 người, chiếm 15%, về số lượng vốn vay là 33 người, chiếm 18,5%. Đó là những con số cho thấy cần tiếp tục cải thiện công tác này trong tương lai.

Bên cạnh đó, đề tài cũng xác định cơ sở để đánh giá hiệu quả triển khai các giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thông qua đánh giá từ các mô hình kinh tế tập thể đã tạo được nhiều việc làm cho thanh niên nhờ các hình thức hỗ trợ của tổ chức đoàn.

Thực trạng đánh giá hiệu quả triển khai các nhóm giải pháp hỗ trợ các mô hình kinh tế tập thể nhằm tạo việc làm cho thanh niên huyện Ý Yên như sau:

Tỷ lệ tiếp cận các giải pháp của các mô hình kinh tế: Các giải pháp hỗ trợ cho các mô hình kinh tế vay vốn cũng như giải pháp hỗ trợ thanh niên xây dựng các mô hình kinh tế tập thể có tỷ lệ mô hình kinh tế tiếp cận cao nhất (68,3% và 72,68%).

Bảng 2.16. Thực trạng triển khai các giải pháp hỗ trợ các mô hình kinh tế tập thể của tổ chức Đoàn nhằm tạo thêm việc làm cho thanh niên

nông thôn

Các giải pháp hỗ trợ tạo việc làm

cho thanh niên nông thôn của tổ

chức Đoàn Loại mô hình Tỷ lệ các mô hình đã đƣợc hỗ trợ Điểm đánh giá trên thang điểm 5 Đánh giá hiệu quả triển khai các giải pháp

Hỗ trợ cho các mô hình kinh tế vay

vốn

Tổ hợp tác 59,5 4,05 Hiệu quả nhưng

còn hạn chế Hợp tác xã 85,7 4,00 Chung 68,3 4,03 Hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật Tổ hợp tác 11,3 3,83 Hợp tác xã 46,6 4,43 Hiệu quả

Chung 23,8 4,08 Hiệu quả nhưng

còn hạn chế Tạo điều kiện tham

gia góp ý và hưởng lợi từ chính sách về doanh nghiệp, hỗ trợ về phát lý cho các mô hình Tổ hợp tác 46,3 3,54 Hợp tác xã 42,9 4,74 Hiệu quả Chung

45,1 3,79 Hiệu quả nhưng

Các giải pháp hỗ trợ tạo việc làm

cho thanh niên nông thôn của tổ

chức Đoàn Loại mô hình Tỷ lệ các mô hình đã đƣợc hỗ trợ Điểm đánh giá trên thang điểm 5 Đánh giá hiệu quả triển khai các giải pháp Hỗ trợ nâng cao chất lượng lao động nông thôn Tổ hợp tác 12 3,97 Hợp tác xã 16,7 4,93 Hiệu quả

Chung 13,6 4,15 Hiệu quả nhưng

còn hạn chế Hỗ trợ về truyền

thông và kết nối thị trường

Tổ hợp tác 25 3,43

Hợp tác xã 26,2 3,35 Hiệu quả không

rõ ràng

Chung 25,4 3,41 Hiệu quả nhưng

còn hạn chế Hỗ trợ khớp nối

cung – cầu lao động Tổ hợp tác 13,8 3,58 Hợp tác xã 11,9 4,88 Hiệu quả Chung 13,1 3,86 Hô trợ xây dựng các mô hình kinh tế tập thể Tổ hợp tác 69,5 4,23 Hiệu quả Hợp tác xã 75,7 4,22 Chung 72,68,3 4,22

Nguồn: Chuyên đề tạo việc làm thông qua mô hình kinh tế - huyện đoàn Ý Yên

Nhóm giải pháp tạo điều kiện cho các mô hình kinh tế tham gia góp ý và hưởng lợi từ chính sách về doanh nghiệp, hỗ trợ pháp lý cho các mô hình cũng được tiếp cận ở mức cơ bản với tỷ lệ 45.1%. Các giải pháp còn lại có mức tiếp cận thấp dưới 25%. Tuy nhiên đối với từng loại mô hình thì số lượng được các giải pháp được tác động lại khác nhau. Kết quả cho thấy có sự chênh lệch tương đối lớn giữa tỷ lệ mô hình tổ hợp tác (59,5%) và hợp tác xã (85,7%) được tác động bởi giải pháp hỗ trợ vay vốn; mô hình hợp tác xã (46,6%) được tiếp cận nhiều hơn về các hoạt động hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật so với mô hình tổ hợp tác (11,3%). Như vậy có thể kết luận rằng thanh niên lựa chọn tham gia lao động tại các mô hình hợp tác xã sẽ được tổ chức đoàn hỗ trợ nhiều hơn khi tham gia vào mô hình tổ hợp tác.

Tuy vậy, không phải các giải pháp nào được nhiều mô hình kinh tế tiếp cận thì đều triển khai hiệu quả. Theo đánh giá của chủ các mô hình kinh tế tập thể do tổ chức Đoàn hỗ trợ trên địa bàn, hiệu quả của các giải pháp được chia làm 2 nhóm là “Các giải pháp triển khai có hiệu quả nhưng vẫn còn tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục“ và nhóm “Các giải pháp triển khai hiệu quả”, trong đó tổng thể các giải pháp đều ở mức triển khai hiệu quả nhưng còn hạn chế chỉ riêng nhóm giải pháp hỗ trợ xây dựng mô hình kinh tế tập thể đạt mức “Hiệu quả”, cụ thể như sau:

Đối với mô hình hợp tác xã, các nhóm giải pháp được đánh giá triển khai hiệu quả gồm nhóm giải pháp về chính sách, nhóm giải pháp hỗ trợ nâng cao chất lượng lao động nông thôn, nhóm hỗ trợ khớp nối cung cầu lao động và nhóm giải pháp hỗ trợ xây dựng các mô h nh kinh tế tập thể. Nhóm giải pháp về hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ truyền thông kết nối thị trường chỉ nhận được sự đánh giá triển khai ở mức hiệu quả nhưng còn hạn chế.

Đối với mô hình tổ hợp tác, ngoại trừ giải pháp hỗ trợ xây dựng các mô hình kinh tế tập thể được đánh giá triển khai ở mức hiệu quả, các giải pháp còn lại đều được đánh giá ở mức hiệu quả nhưng còn hạn chế.

Kết quả so sánh hiệu quả triển khai các giải pháp tạo việc làm cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn của đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh tỉnh nam định (nghiên cứu trường hợp huyện ý yên) (Trang 61 - 74)