Các nội dung cụ thể cần tập trung nhằm nâng cao hiệu quả hỗ trợ giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn của đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh tỉnh nam định (nghiên cứu trường hợp huyện ý yên) (Trang 106 - 134)

9. Kết cấu luận văn

3.2.2. Các nội dung cụ thể cần tập trung nhằm nâng cao hiệu quả hỗ trợ giả

hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện Ý Yên

3.2.2.1. Truyền thông nâng cao nhận thức của thanh thiếu niên

- Xây dựng và kết nối các chuyên trang về công tác hướng nghiệp, giới thiệu việc làm trên cổng thông tin và fanpage của huyện đoàn và xã đoàn, các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp thanh niên, trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên trên địa bàn tỉnh.

- Huyện đoàn cần phối hợp với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện tuyên truyền các ứng dụng trên di động (App store, Google Play) về định hướng nghề nghiệp, tư vấn kỹ năng việc làm, giới thiệu việc làm cho thanh thiếu niên tại địa phương; cung cấp thông tin về nhu cầu việc làm của

thanh niên huyện trên trang thông tin tư vấn hướng nghiệp do Trung ương Đoàn quản lý.

- Thực hiện các chuyên mục, bài viết, phóng sự về hướng nghiệp, học nghề, lập nghiệp đối với thanh thiếu niên huyện trên chương trình truyền hình của tổ chức Đoàn, của Tỉnh Nam Định của Huyện Ý Yên. Cử cán bộ đoàn, đoàn viên tham gia các các diễn đàn trao đổi, chuyên mục, bài viết, phóng sự về công tác định hướng nghề nghiệp, giải quyết việc làm cho thanh thiếu niên (báo giấy, báo điện tử, fanpage); tuyên truyền các chương trình thông tin định hướng về nghề nghiệp, việc làm cho thanh thiếu niên qua kênh Trung tâm truyền hình thanh niên, Ban phát thanh thanh thiếu nhi triển khai.

- Biên soạn, phát hành hoặc sử dụng các các tài liệu tư vấn, tuyên truyền về việc làm đối với thanh niên do Trung ương Đoàn biên soạn; xây dựng các tủ sách hướng nghiệp trong các trường THCS, THPT, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và trong các Đoàn cơ sở xã, thị trấn.

- Xây dựng các tài liệu về nghề nghiệp, việc làm; cung cấp thông tin về thị trường lao động, cung cấp kịp thời những số liệu tin cậy về lao động, việc làm đến các cơ sở Đoàn, đoàn viên, thanh niên nhằm giúp thanh niên có điều kiện tiếp cận với các thông tin chính xác, cơ hội về học nghề, việc làm thông qua các chuyên đề sinh hoạt, diễn đàn của Đoàn cơ sở.

- Tiếp tục nhân rộng và đẩy mạnh thanh niên trên địa bàn tham gia các giải thưởng “Người thợ trẻ giỏi”, giải thưởng “Lương Định Của”, danh hiệu “Học sinh 3 rèn luyện”... nhằm biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các cá nhân có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất, học tập đối với học sinh các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, thanh niên công nhân, thanh niên nông thôn.

- Định kỳ hàng năm, Đoàn xã, huyện có phương án điều tra dư luận xã hội về nghề nghiệp và việc làm trong thanh thiếu niên.

3.2.2.2. Công tác tư vấn hướng nghiệp

Nội dung tư vấn hướng nghiệp: tổ chức các hoạt động tham vấn nghề nhằm trợ giúp thanh thiếu niên tự nhận thức và đánh giá về bản thân, tìm hiểu

về ngành, nghề, trường đào tạo, trợ giúp các bạn trẻ đưa ra quyết định lựa chọn nghề; giúp học viên tìm hiểu thông tin về cơ sở đào tạo, doanh nghiệp sử dụng lao động; cơ hội việc làm khi tham gia thị trường lao động đối với các ngành nghề đào tạo.

Hình thức, phương pháp thực hiện:

- Xây dựng kế hoạch liên tịch với Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện trong công tác định hướng nghề nghiệp cho thanh niên trên địa bàn nông thôn.

- Đoàn thanh niên trong nhà trường phối hợp với các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp thanh niên, trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên, các chuyên gia việc làm tổ chức các buổi tư vấn hướng nghiệp cho học sinh (tập trung khối lớp 11, lớp 12) về xu hướng lựa chọn ngành nghề, cơ hội việc làm khi tham gia thị trường lao động, thông tin về các cơ sở đào tạo; tổ chức các hoạt động tham quan, trải nghiệm nghề nghiệp trong các cơ sở đào tạo, tổ chức, doanh nghiệp thông qua các mô hình, chương trình “Tôi chọn nghề”, “Bạn chọn nghề”, “Hành trình đến với trường nghề, làng nghề”...; đảm bảo mỗi trường tổ chức được ít nhất 02 hoạt động/năm. Thành lập và triển khai hoạt động của các câu lạc bộ, các diễn đàn hướng nghiệp cho học sinh trong nhà trường; xây dựng và triển khai phần mềm, tài liệu trắc nghiệm về hướng nghiệp; mở các chuyên trang hướng nghiệp trên website, facebook của trường nhằm tạo môi trường thuận lợi cho thanh niên nông thôn có cơ hội trao đổi, tìm hiểu về nghề nghiệp, việc làm.

3.2.2.3. Giới thiệu việc làm và giải quyết việc làm cho thanh niên

- Định kỳ hàng năm, tổ chức khảo sát, nắm bắt nhu cầu của thanh niên trên địa bàn về việc làm, tổ chức tạo nguồn lao động, cung ứng lao động cho các doanh nghiệp trên địa bàn, cung ứng và giới thiệu thanh niên đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.

- Thường xuyên cung cấp các thông tin về thị trường lao động, nhu cầu đào tạo ngành nghề trên địa bàn đối với thanh niên thông qua các buổi sinh hoạt chi đoàn, hệ thống bản tin của các cơ sở đoàn.

- Tổ chức các hoạt động chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề ngắn hạn tại chỗ gắn với giải quyết việc làm; phát triển các mô h nh hỗ giải quyết việc làm, như: tổ hợp tác thanh niên, trang trại trẻ, hợp tác xã thanh niên, câu lạc bộ “Thanh niên làm kinh tế”, hỗ trợ thanh niên nông thôn khởi nghiệp.

- Định kỳ tổ chức các phiên giao dịch việc làm tại các Trung tâm dịch vụ việc làm; tổ chức các sàn giao dịch vệ tinh, lưu động, ngày hội tư vấn, giới thiệu việc làm tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Phối hợp tổ chức Ngày hội việc làm, Sàn giao dịch việc làm; các hoạt động tư vấn, hỗ trợ thanh niên đi xuất khẩu lao động trong đó trọng tâm là bộ đội xuất ngũ, thanh niên thực hiện xong nghĩa vụ công an.

- Phối hợp với các cơ sở đào tạo, các cơ sở sản xuất kinh doanh tổ chức các hoạt động đào tạo nghề gắn với triển khai các mô hình giải quyết việc làm, giới thiệu việc làm đối với các đối tượng thanh niên yếu thế, thanh niên vi phạm pháp luật tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn.

- Triển khai nhân rộng chương trình “Tiếp sức người lao động” nhằm hỗ trợ tư vấn, cung cấp thông tin thị trường lao động, giới thiệu việc làm miễn phí đối với thanh niên tại các khu vực làng nghề, khu công nghiệp trên địa bàn.

3.2.2.4. Nâng cao năng lực và nhận thức của đội ngũ cán bộ đoàn về nghề nghiệp, việc làm; nâng cao năng lực hoạt động các trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên

- Tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng về nghề nghiệp, việc làm cho đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở, Tổng phụ trách đội, cán bộ Đoàn trong các trường THCS, THPT và Trung tâm Giáo dục thường xuyên – Giáo dục nghề nghiệp.

- Thực hiện nghiêm hướng dẫn của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong công tác tập huấn và sử dụng bộ tài liệu tập huấn trong lĩnh vực giao dục nghề nghiệp, việc làm.

- Các cơ sở đoàn đảm bảo các nội dung tập huấn về nghề nghiệp, việc làm trong các lớp tập huấn cán bộ, Đoàn, Hội, Đội hàng năm được cập nhật thêm các thông tin mới và phải dựa vào tình hình thực tế tại địa phương.

- Nghiêm túc thực hiện Dự án phát triển thị trường lao động và việc làm thuộc Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp – Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016 – 2020 do Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội triển khai, trong đó ưu tiên các hoạt động tư vấn, định hướng nghề nghiệp; hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng làm việc; giới thiệu việc làm của Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên; triển khai nội dung số 06 nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020, trong đó tập trung các hoạt động: nhân rộng các mô hình đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn, thanh niên khuyết tật; hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, phương tiện vận chuyển đào tạo nghề lưu động, dịch vụ việc làm.

- Tập trung nâng cao chất lượng cán bộ, cộng tác viên trong triển khai các hoạt động của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp thanh thiếu niên, đặc biệt là công tác tư vấn hướng nghiệp, dịch vụ việc làm thông qua tổ chức thường xuyên các khóa đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, cán bộ tư vấn dịch vụ việc làm; tổ chức mạng lưới liên kết huy động nguồn cán bộ, cộng tác viên tư vấn, hướng nghiệp và dịch vụ việc làm.

- Phát triển mạng thông tin việc làm, công tác thu thập, cập nhật, quản lý đối với người lao động; phát triển cơ sở dữ liệu người tìm việc (đặc biệt là trong đối tượng thanh niên, học sinh, sinh viên), việc tìm người. Hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên di cư từ nông thôn của huyện ra thành phố Nam Định hoặc các huyện trong tỉnh, thanh niên khuyết tật, thanh niên hoàn lương, sinh

viên tốt nghiệp các trường CĐ, ĐH về cống hiến cho địa phương. Phối hợp với Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, các trường CĐ, ĐH tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng tìm việc, kỹ năng làm việc; tổ chức các buổi đi tham quan, làm việc thực tế tại các doanh nghiệp.

- Chỉ đạo các cơ sở Đoàn trên địa bàn dân cư có sự phối hợp trong việc xây dựng các chuyên đề về nghề nghiệp, việc làm trong sinh hoạt Đoàn. Nâng cao chất lượng công tác tư vấn việc làm, trọng tâm là tư vấn học nghề, tư vấn xuất khẩu lao động. Tư vấn tạo việc làm cho các đối tượng: thanh niên nông thôn, bộ đội xuất ngũ, thanh niên hoàn lương. Hình thành các đội hình tư vấn và hỗ trợ việc làm tại các địa phương.

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm và chất lượng công tác của Trung tâm trong việc triển khai thực hiện công tác giám sát, đánh giá các chính sách của nhà nước về nghề nghiệp, việc làm mà thanh niên đang được thụ hưởng.

3.2.2.5. Trong công tác hỗ trợ thanh niên vay vốn, lập nghiệp, khởi nghiệp

- Đoàn thanh niên trên địa bàn chủ động phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thanh niên vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh. Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động các tổ, đội, nhóm trợ vốn giúp nhau lập nghiệp trong thanh niên, phát huy nội lực và đẩy mạnh phong trào tiết kiệm, tích luỹ của đoàn viên, thanh niên, động viên đông đảo thanh niên nông thôn mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.

- Hỗ trợ thanh niên xây dựng và phát triển kinh tế thông qua các mô hình liên kết phát triển kinh tế như: tổ hợp tác thanh niên, hợp tác xã thanh niên đồng thời duy trì và nhân rộng các tổ tiết kiệm và vay vốn do thanh niên quản lý, trang trại trẻ, làng thanh niên, khu kinh tế thanh niên ... Thành lập và duy trì hoạt động của các câu lạc bộ thanh niên làm kinh tế giỏi, thanh niên khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm hỗ trợ các sáng kiến, đề án khởi nghiệp trong thanh niên nông thôn.

- Nghiên cứu mô hình “Đưa tri thức trẻ về chuyển giao khoa học kỹ thuật thông qua các đội hình tình nguyện” nhằm tổ chức các hoạt động và xây dựng các mô hình cụ chuyển giao khoa học, kỹ thuật góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, giúp đỡ các thanh niên nắm được kiến thức về lập nghiệp, khởi nghiệp trong thời kỳ mới.

Tiểu kết chƣơng 3

Trên cơ sở thực trạng triển khai các hoạt động, các nhân tố tác động đến hiệu quả triển khai hoạt động hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn của huyện Đoàn Ý Yên đã được trình bày ở Chương 2, đề tài tiếp tục khẳng định các kết quả đáng ghi nhận cũng như những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai các hoạt động hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện Ý Yên của tổ chức Đoàn. Đây là cơ sở để đưa ra những đề xuất về giải pháp nhằm góp phần triển khai hiệu quả các mục tiêu do UBND huyện Ý Yên và Tỉnh đoàn Nam Định đặt ra trong công tác hỗ trợ việc làm cho thanh niên khu vực nông thôn huyện Ý Yên.

Kết quả cho thấy, thanh niên nông thôn mong đợi được tổ chức Đoàn hỗ trợ đào tạo nghề, giới thiệu việc làm khi tham gia vào thị trường lao trên địa bàn. Tuy nhiên kết quả triển khai chưa thực sự được như mong đợi do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan được nêu trong phần trình bày.

Cãn cứ vào phương hướng triển khai các hoạt động đồng hành với thanh niên trong nghề nghiệp, việc làm của Trung ương Đoàn giai đoạn 2017 – 2022; căn cứ trên kết quả khảo sát mong đợi của thanh niên nông thôn về vấn đề tạo việc làm, đề tài đã đưa ra hai nội dung mà tổ chức đoàn địa phương cần tập trung như sau:

- Về quan điểm và phương hướng xuyên suốt gồm: Triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp về cơ chế chính sách; giải pháp về về công tác thông tin tuyên truyền; phát huy vai trò của tổ chức Đoàn trong công tác tư vấn, giới thiệu và đạo tạo nghề cho thanh niên nông thôn; giải pháp đối với các nhóm đối tượng liên quan gồm cán bộ đoàn các cấp và thanh niên nông thôn trên địa bàn.

- Về nội dung cụ thể cần tập trung gắn liền với các nhóm giải pháp sau: Truyền thông nâng cao nhận thức của thanh thiếu niên trên địa bàn về nghề nghiệp, việc làm; đẩy mạnh công tác tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm và giải quyết việc làm cho thanh niên; nâng cao năng lực và nhận thức của đội

ngũ cán bộ đoàn về nghề nghiệp, việc làm; nâng cao năng lực hoạt động các trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên; đẩy mạnh công tác hỗ trợ thanh niên vay vốn, lập nghiệp, khởi nghiệp.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, luôn tiên phong trong các phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Trong sự nghiệp đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường, đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập, thanh niên càng có vai trò quan trọng, là bộ phận ưu tú của nguồn nhân lực - nguồn nội lực vô tận và quý giá nhất của đất nước, đóng góp to lớn vào tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội.

Luận văn “Hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn của Đoàn Thanh

niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Nam Định (nghiên cứu trường hợp Huyện Ý Yên)” của tác giả đã kiểm định được các giả thuyết đưa ra gồm:

Về hỗ trợ việc làm đối với thanh niên nông thôn của tổ chức Đoàn tại huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định mặc dù được thanh niên trên địa bàn ghi nhận nhưng còn có nhiều tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai, cần khắc phục, cụ thể: Huyện đã có nhiều chính sách, biện pháp cụ thể nhằm hỗ trợ giải quyết việc làm như: hỗ trợ tư vấn giới thiệu việc làm, đào tạo nghề, tạo môi trường thông thoáng, hấp dẫn thu hút đầu tư, khuyến khích phát triển doanh nghiệp, hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp, cho vay vốn để tự tạo việc làm. Song, đằng sau những kết quả đã đạt được còn những hạn chế, bất cập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn của đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh tỉnh nam định (nghiên cứu trường hợp huyện ý yên) (Trang 106 - 134)