Hỗ trợ về kỹ năng, tay nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn của đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh tỉnh nam định (nghiên cứu trường hợp huyện ý yên) (Trang 55 - 61)

9. Kết cấu luận văn

2.2.2. Hỗ trợ về kỹ năng, tay nghề

Một trong những nội dung quan trọng của công tác hỗ trợ giải quyết việc làm là đào tạo nghề.

Từ năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 63/2015/QĐ- TTg về “Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất”. Theo quyết định này, “Người lao động bị thu hồi đất được hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm khi còn trong độ tuổi lao động và có nhu cầu đào tạo nghề, giải quyết việc làm, được vay vốn theo quy định của chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên; được vay vốn ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định của pháp luật, được hỗ trợ giải quyết việc làm trong nước thông qua việc được tư vấn học nghề, định hướng nghề nghiệp và giới thiệu việc làm miễn phí tại các Trung tâm dịch vụ việc làm ở địa phương” (Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất, 2015).

Chính vì vậy, huyện Ý Yên đã tập trung phát triển các trung tâm dạy nghề, các trường Cao đẳng nghề để từ đó giúp nâng cao chất lượng lao động.

Hiện nay, thanh niên tại huyện Ý Yên được hỗ trợ tham gia 3 cấp dạy nghề bao gồm: Dạy nghề trình độ sơ cấp; Dạy nghề trình độ trung cấp và dạy nghề trình độ cao đẳng. Ngoài ra huyện còn mở các lớp đào tạo nghề dưới 3 tháng hoặc các lớp tập huấn về nghề nghiệp từ đó giúp người lao động có thể thực hành một số nghề đơn giản.

Huyện đoàn thường xuyên tổ chức tuyên truyền, mở nhiều lớp học nghề ngắn hạn cũng như dài hạn cho thanh niên. Điều đó thể hiện ở bảng 2.9 dưới đây:

Bảng 2.9. Kết quả đào tạo cho thanh niên ở huyện theo loại hình đào tạo, giai đoạn 2015 – 2018

Loại hình đào tạo

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Dưới 3 tháng 152 11,8 175 12,4 215 14,2 224 14,5 Sơ cấp nghề 510 39,6 540 38,2 557 37,0 561 36,2 Trung cấp nghề 560 43,5 626 44,3 655 43,6 680 43,9

Cao đẳng nghề 65 5,1 72 5,1 77 5,1 83 5,4

Tổng số 1.287 100 1.413 100 1.504 100 1.548 100

(Nguồn: Phòng Lao động, Thương binh và xã hội huyện Ý Yên)

Từ Bảng 2.9 có thể thấy, nhìn chung số lượng đào tạo nghề cho thanh niên huyện tăng đều qua các năm 2015, 2016, 2017, 2018. Tỷ lệ đào tạo dưới 3 tháng có xu hướng tăng, năm 2015, tỷ lệ đào tạo dưới 3 tháng chiếm tỷ lệ 11,8% so với tổng số, đến năm 2018, tăng lên 14,5%. Tỷ lệ đào tạo sơ cấp nghề lại có xu hướng giảm, năm 2015, tỷ lệ đào tạo sơ cấp nghề đạt 39,6% so với tổng số, đến năm 2018, giảm xuống còn 36,2%. Tỷ lệ đào tạo trung cấp nghề và cao đẳng nghề không có nhiều biến động. Tuy nhiên, tỷ lệ cao đẳng nghề so với tổng số lượng thanh niên được đào tạo nghề trong 1 năm lại rất thấp, chỉ chiếm khoảng 5%. Điều này đặt ra cho huyện vấn đề là cần phải tăng cường công tác tuyển sinh, đào tạo cao đẳng nghề để đáp ứng cho sự phát triển kinh tế xã hội cũng như đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

Theo khảo sát của tác giả đối với 200 thanh niên trên địa bàn huyện, kết quả cho thấy sự hài lòng về việc thực hiện công tác đào tạo nghề của huyện đoàn như bảng 2.10:

Bảng 2.10. Đánh giá công tác đào tạo, dạy nghề của huyện đoàn Ý Yên

TT

Chỉ tiêu về công tác đào tạo, dạy nghề của

huyện Tiêu chí đánh giá Mức độ Rất hài lòng Hài lòng Bình thƣờng Không hài lòng Rất không hài lòng 1

Các nghề được đào tạo phù hợp, đáp ứng đúng nhu cầu của thanh niên Số lượng (Người) 12 66 92 26 4 Tỷ lệ (%) 6 33 46 13 2 Chất lượng đào tạo,

dạy nghề đã đáp ứng Số lượng

TT

Chỉ tiêu về công tác đào tạo, dạy nghề của

huyện Tiêu chí đánh giá Mức độ Rất hài lòng Hài lòng Bình thƣờng Không hài lòng Rất không hài lòng

2 được yêu cầu của công việc

Tỷ lệ

(%) 15 42 34 8 1

3

Năng lực của cán bộ, giảng viên làm công tác đào tạo, dạy nghề

Số lượng (Người) 26 85 66 18 5 Tỷ lệ (%) 13 42,5 33 9 2,5

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

Theo kết quả điều tra, số lượng thanh niên hài lòng và rất hài lòng với công tác đào tạo dạy nghề đối với từng tiêu chí là: Hài lòng và rất hài lòng với khả năng đáp ứng đúng nhu cầu của công tác đào tạo dạy nghề là 78 người, chiếm 39%, Hài lòng và rất hài lòng với chất lượng đào tạo nghề là 114 người, chiếm 57%, Hài lòng và rất hài lòng với năng lực của cán bộ, giảng viên làm công tác đào tạo, dạy nghề là 111 người, chiếm 55,5%. Ngoài số lượng thanh niên hài lòng với công tác đào tạo dạy nghề thì số lượng thanh niên còn cảm thấy chưa hài lòng (không hài lòng, rất không hài lòng) với công tác đào tạo dạy nghề còn lớn, như không hài lòng, rất không hài lòng với “khả năng đáp ứng nhu cầu học nghề, đào tạo nghề” là 30 người, chiếm 15%, cảm thấy không hài lòng, rất không hài lòng với “chất lượng đào tạo nghề” là 18 người, chiếm 9%, không hài lòng, rất không hài lòng với “năng lực của cán bộ, giảng viên làm công tác đào tạo, dạy nghề” là 23 người, chiếm 11,5%.

Giải thích cho kết quả này, căn cứ vào các báo cáo của huyện đoàn Ý Yên trong công tác dạy nghề đối với thanh niên trên địa bàn huyện, huyện đoàn trong giai đoạn 2017-2020 đang tập trung thực hiện Đề án hỗ trợ thanh niên trong nghề nghiệp, việc làm trên cơ sở chỉ đạo của Trung ương Đoàn với nhiều hình thức đổi mới, sáng tạo, phù hợp với xu hướng nghề nghiệp hiện nay trong thanh niên. Đồng thời, việc chính quyền huyện tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ người lao động trên địa bàn trong công tác đào tạo nghề

cũng giúp cho tổ chức đoàn và thanh niên địa phương được hưởng lợi. Các cán bộ đoàn làm công tác đào tạo nghề cho thanh niên thường xuyên được cử đi tham gia các lớp tập huấn về kỹ năng tư vấn, hỗ trợ thanh niên cũng như được bổ sung, nâng cao kỹ năng tay nghề, giúp nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Đây là lý do mà yếu tố “năng lực của cán bộ đoàn, giảng viên làm công tác dạy nghề” được đánh giá với mức hài lòng cao nhất. Việc đa dạng hóa các ngành nghề cũng như phối hợp với các đơn vị có chuyên môn trong lĩnh vực nghề nghiệp việc làm trong và ngoài tỉnh cũng đã góp phần nâng cao mức độ hài lòng và niềm tin của thanh niên nông thôn đối với tổ chức đoàn địa phương.

Để có thêm cơ sở phân tích, tác giả sử dụng nội dung phỏng vấn sâu trong hộp 3.

Hộp 2.3. Những vấn đề mà thanh niên trên địa bàn chƣa hài lòng đối với công tác đào tạo nghề từ kênh tổ chức Đoàn

“….Trong các hoạt động hỗ trợ nghề nghiệp việc làm cho thanh niên nói chung, cá nhân tôi cảm thấy các hoạt động đào tạo nghề là thiết thực nhất. Tuy nhiên, học nghề cũng có mấy kiểu học. Đa số học viên học nghề để có thể có ngay việc làm do trung tâm giới thiệu. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp thanh niên học nghề để tăng cao cơ hội việc làm. Nhưng nhìn chung, kết quả mong muốn của những người học là được học đúng ngành nghề xã hội đang cần, học được các kỹ năng từ cơ bản đến nâng cao trong nghề nghiệp mình đang học, học được những thứ tiên tiến nhất đồng thời có những cán bộ, giảng viên tâm huyết, giỏi chuyên môn và kỹ năng truyền đạt”

Thanh niên nông thôn, nữ, 23 tuổi

“…..Dưới sự hỗ trợ của tổ chức đoàn trong vận động thanh niên khu vực nông thôn tham gia các hoạt động đào tạo nghề, dạy nghề do UBND huyện và các Trung tâm nghề nghiệp trên địa bàn huyện triển khai, tôi nhận thấy thanh niên hiện nay đã hào hứng hơn với công tác học nghề cũng như có yêu cầu cao hơn đối với đơn vị đào tạo. Dưới áp lực đó, các đơn vị đào tạo nghề trên địa bàn đã và đang đẩy mạnh phong trào nâng cao chất lượng và hiệu quả trong giáo dục nghề nghiệp. Tuy nhiên, việc triển khai cần có sự

Tuy nhiên, ngoài những mặt tổ chức đoàn khiến thanh niên nông thôn đánh giá hài lòng, còn những mặt chưa đạt được sự mong đợi của thanh niên. Đối với việc đào tạo thêm nhiều ngành nghề phục vụ nhu cầu của thanh niên, một bộ phận thanh niên chưa thực sự hài lòng bởi các ngành nghề chủ yếu hướng tới các công việc ở khu vực nông thôn như nghề nông, nghề thủ công mỹ nghệ và các nhóm ngành nghề truyền thống chứ chưa đưa thêm vào chương trình đào tạo các nghề mới trong thời kỳ số hóa, internet hóa như hiện nay. Về chất lượng đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu công nghiệp, bên cạnh việc áp dụng nhiều kiến thức, kỹ thuật mới với tính cập nhật cao thì với việc thiếu máy móc, các trang thiết bị thực hành (do chưa kịp đồng bộ) thì nhiều nội dung thanh niên chỉ được học trên góc độ lý thuyết, chưa được thực hành trước khi đưa vào thị trường lao động hoặc thực tập tại các doanh nghiệp khiến nhiều người lao động cảm thấy không hài lòng. Về năng lực của đội ngũ cán bộ, giảng viên, mặc dù thường xuyên được học tập, nâng cao trình độ tuy nhiên thực tế công tác giảng dạy vẫn còn hạn chế, việc truyền đạt toàn bộ thông tin mới được tiếp thu từ các khóa đào tạo ngắn hạn cho học viên còn chưa thực sự như mong đợi do đa số là kiến thức cơ bản, thiếu tính ứng dụng thực tế, chưa phù hợp với nguyện vọng của học viên, gây ảnh hưởng đến hứng thú và sự tiếp thu kiến thức của người học.

Bảng 2.11. Đánh giá của cán bộ Đoàn trong công tác đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn

Đánh giá Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)

Triển khai tốt 25 54,3

Triển khai mức khá 10 21,7

Triển khai mức trung bình khá 5 10,9

Triển khai kém 1 2,2

Tổng 46 100,0

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)

Bên cạnh các đánh giá của thanh niên nông thôn đối với công tác đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn của tổ chức Đoàn, tác giả tiến hành đánh giá thêm về quan điểm của đội ngũ cán bộ đoàn về vấn đề này, kết quả cho thấy trên 80% đánh giá từ mức khá trở lên, 13,1% đánh giá mức trung bình khá và kém. Như vậy, kết quả có sự tương đồng với các đánh giá của thanh niên nông thôn đối với thực trạng các hoạt động đào tạo nghề mà thanh niên nông thôn được thụ hưởng từ tổ chức đoàn. Tuy nhiên vẫn còn tới gần 15% đánh giá ở mức trung bình khá và không hài lòng đối với các hoạt động của tổ chức đoàn, điều này thể hiện rằng các hoạt động của tổ chức đoàn trên địa bàn huyện Ý Yên trong công tác đào tạo nghề mặc dù triển khai tốt hơn hoạt động tư vấn hướng nghiệp và giới thiệu việc làm tuy nhiên vẫn cần phải tìm hiểu sâu hơn về nhu cầu của thanh niên cũng như nâng cao năng lực của cán bộ, giảng viên làm công tác đào tạo, dạy nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn của đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh tỉnh nam định (nghiên cứu trường hợp huyện ý yên) (Trang 55 - 61)