2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tăng TB (%) 2016 So với 2015 (%) Thu nhập 875 946 1.050 1.198 1.270 1.300 8,24 1.045 -19,62 Lưu trú 201 225 267 279 312 320 9,75 196 -38,75 Ăn uống 161 153,5 151,7 155 283,2 392 19,48 339,6 -13,37 V/chuyển 55,3 48,6 48,6 49 115 117,6 16,29 84 -28,57 Lữ hành 23,6 24,2 29,8 36,2 40 45,3 13,93 32 -29,36 Mua sắm 12,1 10,7 10,9 13,8 210,8 215,6 77,90 195,5 -9,32 Khác 422 484 542 665 309 209,5 -13,07 197,9 -5,54 Nguồn: Viện NCPT Du lịch và Sở VHTTDL Quảng Trị
Số liệu trên cho thấy, tổng thu từ khách du lịch của Quảng Trị tăng trưởng thấp so với khu vực. Giai đoạn 2010 - 2015, tăng trưởng bình quân về thu nhập du lịch ước đạt trên 8,24%/năm (thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng trung bình của vùng 35,54%); năm 2016 do ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển Formosa, cùng với Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị là một trong những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất, tổng thu từ khách du lịch giảm đến gần 20% so với năm 2015.
Kết quả thống kê cho thấy có sự thay đổi về cơ cấu chi tiêu của khách theo hướng giảm dần tỷ lệ tổng thu từ khách du lịch qua những khoản chi tiêu từlưu trú và ăn uống; tăng dần sang tổng thu từ lữ hành - vận chuyển, tổng thu từ bán hàng, tổng thu các dịch vụ bổ sung khác. Với sự thay đổi cơ cấu chi tiêu này sẽ là điều kiện tốt để gia tăng tổng thu nhập của các hoạt động du lịch. Tuy nhiên do mức chi tiêu bình qn của khách cịn thấp nên thu nhập du lịch nhìn chung cịn hạn chế.
* Mức chi tiêu của khách du lịch: Theo số liệu năm 2016 của Sở VHTTDL Quảng Trị thì chi tiêu của khách du lịch tại một số điểm danh lam thắng cảnh và khách sạn, trung bình một khách quốc tế chi tiêu từ 0,7 triệu VND/ngày; khách du lịch nội địa chi trong khoảng 1 triệu VND/ngày.
Trong các khoản chi tiêu của du khách, khoản chi cho phương tiện đi lại chiếm lớn nhất, khoảng 32%; chi cho cơ sởlưu trú để nghỉngơi khoảng 22% và chi cho ăn uống, mua sắm hàng hóa, quà tặng, quà lưu niệm chỉ chiếm dưới 17%. Qua khảo sát sơ bộ thị trường hàng hóa lưu niệm tại Quảng Trị cho thấy, cần làm cho các sản
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
phẩm này phong phú, đa dạng, có chiều sâu văn hóa khiến cho du khách sẵn sàng bỏ tiền ra mua. Các sản phẩm hàng lưu niệm du lịch phải mang được đậm đà bản sắc văn hóa của địa phương, phải bền vững để có thể mang về tặng bạn bè và trưng bày nhiều năm để kỷ niệm một chuyến đi. Những du khách khó lịng có thể tìm thấy cái hồn văn hóa trong các hàng chợ mà người sản xuất ra các sản phẩm này mang bán cho họ. Đó là tất cả những gì khiến cho số tiền chi tiêu mua sắm của du khách tại Quảng Trị còn thấp, chỉ chiếm khoảng 8% tổng chi tiêu của khách du lịch.
* Giá trị gia tăng (GRDP) du lịch: Giá trị gia tăng ngành du lịch Quảng Trị năm 2010 đạt 590 tỷ đồng và đến năm 2016 đạt khoảng 1.045 tỷ đồng (chiếm 4,7% GRDP của tỉnh).
2.2.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng góp một phần quan trọng trong quá trình phục vụ khách du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đáp ứng các nhu cầu của khách du lịch vềlưu trú, ăn uống, vận chuyển, các điều kiện vềvui chơi giải trí và các dịch vụ khác. Việc đánh giá về cơ sở vật chất kỹ thuật phải bao gồm cả đánh giá về số lượng và chất lượng. Chất lượng của cơ sở vật chất kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch.
* Cơ sở lưu trú: Cơ sở lưu trú du lịch bao gồm, khách sạn, làng du lịch, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch... Việc thiết kế và phát triển các loại hình cơ sở lưu trú du lịch hợp lý khơng những sẽ tạo ra sự độc đáo, hấp dẫn của khu du lịch, mà còn nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quảđầu tư.
Trong giai đoạn 2010- 2016, hệ thống cơ sở lưu trú tỉnh Quảng Trị đã phát triển với tốc độ khá nhanh. Năm 2010, chỉ có 82 cơ sở lưu trú đi vào hoạt động với 1.451 buồng ngủ. Đến năm 2016 đã tăng lên 178 cơ sở lưu trú với tổng số 3.017 buồng ngủ. Tốc độ tăng trưởng trung bình cho giai đoạn 2006 - 2016 về cơ sở lưu trú du lịch là 13,8%/năm, về số buồng ngủ là 13,0%/năm (Bảng 2.7).
Bảng 2.7: Hiện trạng cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai
đoạn 2010 - 2016 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tốc độ tăng TB (%) Sốcơ sở 82 85 120 156 167 165 178 13,8 Số buồng 1.451 1.680 2.020 2.423 2.450 2.746 3.017 13,0 Số giường 2.586 2.771 3.227 4.382 4.403 4.808 5.260 12,6 Nguồn: Sở VHTTDL tỉnh Quảng Trị TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
Tốc độ xây dựng các khách sạn tư nhân trong những năm vừa qua tăng đột biến. Trên địa bàn có nhiều dựán đầu tư vềlĩnh vực khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên đang được tiến hành xây dựng tại các trung tâm thành phố Đông Hà, khu Thương mại đặc biệt Lao Bảo, các khu du lịch biển Cửa Tùng, Cửa Việt… Tuy nhiên, hầu hết hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Trị chưa thật chuyên nghiệp, quy mô nhỏ, chất lượng kinh doanh dịch vụlưu trú chưa cao, hạn chế trong việc đáp ứng nhu cầu của du khách.
- Công suất sử dụng buồng ngủ: Theo các số liệu của Sở thì cơng suất năm 2015 đạt khoảng 65,0% và năm 2016 giảm còn 42% do ảnh hưởng sự cố môi trường biển Fomosa.
- Sự phân bố các cơ sở lưu trú ở Quảng Trị: Tập trung chủ yếu ở thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị, Khu dịch vụ du lịch Cửa Việt - Cửa Tùng, Khu thương mại Lao Bảo. Ở một số thị trấn trên địa bàn tỉnh hiện cũng có cơ sở lưu trú, tuy nhiên phần lớn là nhà nghỉ chưa đủ tiêu chuẩn xếp hạng.
- Quy mô, chất lượng, cơ sở lưu trú: Hầu hết các cơ sở lưu trú đều đã được quan tâm nâng cao chất lượng dịch vụ như tăng cường trang thiết bị, tiện nghi phục vụ; đào tạo lao động; đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụhướng tới tính chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh, phục vụ khách. Năm 2016, Quảng Trịcó 178 cơ sởlưu trú du lịch với 3.017 buồng ngủvà 5.260 gường (trong đó có 02 khách sạn 04 sao, 08 khách sạn 03 sao, 12 khách sạn 02 sao, 117 nhà nghỉ du lịch).
Phần lớn cơ sở lưu trú du lịch trong tỉnh qui mô nhỏ(dưới 50 buồng) thuộc các hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nguồn nhân lực phần lớn được đào tạo từ các chuyên ngành khác chuyển sang hoạt động kinh doanh du lịch, trình độ quản trị du lịch, khách sạn cịn yếu. Do vậy việc tổ chức kinh doanh du lịch nói chung cịn nhiều hạn chế về nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, quảng bá, xúc tiến, xây dựng thị trường và phát triển sản phẩm du lịch. Chất lượng của nhóm các cơ sởlưu trú du lịch này nhìn chung cịn kém và chỉ đáp ứng được các nhu cầu tối thiểu của khách du lịch. Trang thiết bị ở một số khách sạn đã cũ không đồng bộ cần nâng cấp. Một số phòng nghỉ ở các khách sạn tư nhân cịn hẹp, bài trí thiết kế nội ngoại thất không hợp lý, vệ sinh chưa đảm bảo theo yêu cầu.
* Cơ sởvui chơi giải trí: Các cơ sở vui chơi giải trí - thể thao, dịch vụ phục
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
vụ khách du lịch ở Quảng Trị nhìn chung cịn rất hạn chế. Thời gian gần đây các khách sạn lớn đã bổ sung các dịch vụ massage, tennis, bể bơi, karaoke,... Tỉnh cũng đã chú trọng quy hoạch một số khu vui chơi giải trí, các dự án này tập trung chủ yếu ở thành phố Đông Hà, Khu kinh tế Thương mại đặc biệt Lao Bảo và một số thị trấn, thị xã, các khu du lịch nhưng quy mơ cịn nhỏ. Sự hạn chế vềcác cơ sở vui chơi giải trí - thể thao, một mặt đã khơng kích thích được khả năng chi tiêu của khách, mặt khác đã hạn chế khả năng thu hút và thời gian lưu trú của họ. Đây là một nguyên nhân khiến khách du lịch chỉ đi về trong ngày, hoặc những khách đi theo tour, tuyến du lịch xuyên suốt chưa coi Quảng Trịlà điểm dừng chân.
* Hệ thống cơ sởkinh doanh ăn uống: Các cơ sởăn uống rất phong phú, đa dạng về loại hình bao gồm nhà hàng, cà phê, quán Bar, quán ăn nhanh... Dịch vụăn uống có thể nằm trong các cơ sở lưu trú nhằm phục vụ nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, hội họp và giao lưu của khách đang lưu trú tại các khách sạn. Ngồi ra cịn có các cửa hàng ăn uống tư nhân nhỏ phục vụ chủ yếu các món ăn Việt Nam bình dân nằm ở khu vực thành phốĐông Hà, thị xã Quảng Trị, Lao Bảo, Cửa Việt- Cửa Tùng…
Hệ thống nhà hàng có nhiều biến đổi, cung cách phục vụ được chú trọng hơn. Hiện nay, tồn tỉnh có hơn 3.400 nhà hàng phục vụ ăn uống với 414.000 chỗ ngồi đáp ứng đủ nhu cầu của người dân địa phương và khách du lịch. Cùng với xu thế phát triển chung của ngành du lịch, việc đầu tư phát triển hệ thống các cơ sở ăn uống phục vụ du lịch cũng được chú trọng hơn.
2.3. Thực trạng về công tác quản lý nhà nước về du lịch tại Quảng Trị
2.3.1. Tổ chức thực hiện các chính sách pháp luật và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách phát triển du lịch tại địa phương phạm pháp luật, chính sách phát triển du lịch tại địa phương
2.3.1.1. Cơng tác thực hiện hiện các chính sách pháp luật và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch tại địa phương
Luật Du lịch được Quốc hội khóa XI thơng qua tại kỳ họp lần thứ 7 ngày 14/6/2005; ngày 01 tháng 06 năm 2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật du lịch [4], đây được coi là những văn bản quy phạm pháp luật cao nhất, quy định về công tác quản
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
lý, điều hành, và phát triển du lịch. Cùng với Chiến lược và quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 30/12/2011 là văn bản quan trọng tạo cơ sở cho việc huy động các nguồn lực phát triển du lịch của cả nước. Bám sát nội dung của Chiến lược và quy hoạch tổng thểphát triển du lịch Việt Nam và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng BTB, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Quảng Trị với chức năng, nhiệm vụ được giao đã tích cực phối hợp với các Ban, ngành, chính quyền, đồn thể các cấp tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh, HĐND tỉnh tổ chức triển khai hiện các chương trình, kế hoạch, dự án cụ thể để đẩy mạnh đầu tư khai thác tiềm năng, thế mạnh du lịch trên địa bàn tỉnh, mà gần đây nhất là tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Trị đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Tham mưu Tỉnh ủy Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; bổ sung, điều chỉnh, lập mới quy hoạch các khu, điểm du lịch trọng điểm như: Khu du lịch Cửa Việt; Đảo Cồn Cỏ, Trung tâm hành hương La Vang, …. Trong quá trình triển khai thực hiện đã gắn liền, kết hợp chặt chẽ với việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;Luật Bảo vệ môi trường năm 2014; Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Thơng tư liên tịch số 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ VHTTDL và Bộ Tài nguyên và Môi Trường về hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích; Chỉ thị 18/CT- TTg, Nghị định 180/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 hướng dẫn thi hành Luật Du lịch và Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; Thơng tư 15/2015/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2015 của Bộ VHTTDL Quy định về tổ chức Lễ
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
hội; Nghị quyết 92/NQ-CP ngày 8/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch trong thời kỳ mới; Chỉ thị 14/CT-TTg ngày 02/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực QLNN, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát triển du lịch;…. đã góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả QLNN, làm cho môi trường tổ chức lễ hội, du lịch càng thêm sạch đẹp, lành mạnh, văn hóa, văn minh; KTXH tỉnh nhà phát triển khởi sắc.
Kết quả, tỉnh đã triển khai xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện Chương trình hành động quốc gia về Du lịch; Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 06/NQ-TU khóa XIV của Tỉnh ủy về đẩy mạnh đầu tư khai thác tiềm năng, thế mạnh Tuyến Hành lang kinh tế Đơng - Tây; Chương trình có mục tiêu của Trung ương về hỗ trợ đầu tư CSHT du lịch, Chương trình phát triển du lịch khu vực miền Trung và Tây Nguyên...; tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng để phát triển mạnh du lịch biển, ưu tiên nguồn lực xây dựng khu du lịch, dịch vụ Cửa Việt - Cửa Tùng - Cồn Cỏ sớm trở thành vùng động lực phát triển của toàn vùng và của tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây.
2.3.1.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phát triển du lịch
Các cấp ủy đảng, chính quyền chỉ đạo làm tốt cơng tác tuyên truyền, vận động, huy động các đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc, toàn xã hội và nhân dân nhận thức rõ du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hóa cao và có nội dung văn hóa sâu sắc; có khả năng đóng góp lớn vào phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo động lực cho các ngành, lĩnh vực khác phát triển, đem lại hiệu quả nhiều mặt về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, đối ngoại và an ninh, quốc phịng. Trên cơ sở đó tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động, triển khai đồng bộ, hiệu quả các nội dung Nghị quyết của Bộ Chính trịđể huy động mọi nguồn lực đẩy mạnh phát triển du lịch.
Đổi mới mạnh mẽ tư duy, phát triển du lịch theo quy luật kinh tế thị trường, có tầm nhìn dài hạn, đầu tư phát triển có trọng tâm, trọng điểm, dựa trên những tiềm năng, thế mạnh, nhất là những lợi thếđặc thù, khác biệt; phát triển du lịch bền vững trên cơ sở tôn trọng yếu tố tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên; khai thác chiều sâu giá