PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.4. Đánh giá chung thực công tác quản lý nhà nước về du lịch tại Quảng Trị
2.4.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân tồn tại
2.4.2.1. Những hạn chế, tồn tại
Hoạt động du lịch tại Quảng Trị trong những năm qua tuy đạt được sự tăng trưởng khá cao với sự tham gia ngày càng nhiều các doanh nghiệp từ nhiều thành phần kinh tế nhưng hầu hết qui mơ cịn nhỏ, phương thức kinh doanh chậm được cải tiến đổi mới, chất lượng các dịch vụ chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch, hiệu quả kinh doanh còn hạn chế. Bên cạnh những mặt tích cực đạt được, cơng tác QLNN về du lịch ở tỉnh Quảng Trịcịn bộc lộ những hạn chế:
Một là, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về du lịch cho người dân và việc nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư địa phương về vai trò của du lịch trong phát triển KTXH, mặc dù được chính quyền tỉnh thực hiện khá tích cực, song do mặt bằng dân trí của người dân cịn thấp, do đó hiệu quả cơng tác tun truyền cịn hạn chế, người dân chưa nhận thức hết hiệu quả của du lịch tới đời sống của họ và các chính sách, pháp luật còn chưa được thực hiện một cách nghiêm túc và mang tính liên tục.
Cịn khá nhiều doanh nghiệp chưa nắm vững các qui định của pháp luật liên quan đến hoạt động du lịch nên trong quá trình kinh doanh chấp hành không được đầy đủ. Đặc biệt là việc thực hiện chế độ báo cáo thống kê, báo cáo trước khi đi vào hoạt động kinh doanh và những thay đổi loại hình kinh doanh, thay đổi người đại diện doanh nghiệp, người đứng đầu, cải tạo nâng cấp cơ sở kinh doanh, mở chi nhánh, văn phịng đại diện... khơng nghiêm túc; một số cơ sở lưu trú không thực hiện các thủ tục xếp hạng và công khai giá cả các dịch vụ.
Hai là, Công tác xây dựng và quản lý quy hoạch du lịch triển khai theo qui định của Luật Du lịch còn bất cập. Phần lớn các quy hoạch chỉ căn cứ qui định của Luật Xây dựng và các Nghị định 08/2005/NĐ-CP và Quyết định 06/2005/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng. Tình hình đó đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng của việc lập quy hoạch du lịch và công tác QLNN đối với các hoạt động du lịch.
Các dự báo, chiến lược còn chưa sát với thực tế, mới chỉ được xây dựng trên cơ sở khai thác tài nguyên du lịch phong phú của tỉnh, nhưng lại thiếu cơ sở phân tích thị trường, đối thủ cạnh tranh, ...cũng như các chiến lược phát triển. Do đó, tất cả các hướng sản phẩm đều mang tính “ dàn hàng ngang”, thiếu tính tập trung trọng điểm. Đồng thời, nhận thức của người dân về công tác quy hoạch phát triển du lịch chưa cao dẫn đến việc tổ chức thực hiện và quản lý quy hoạch trong những năm đầu
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
thực hiện quy hoạch tổng thể không tránh được vướng mắc. Đồng thời, do quy hoạch phát triển du lịch chưa thực sự sát với thực tế, dẫn đến việc đầu tư mất cân đối giữa cơ sở lưu trú và hạ tầng du lịch, các cá nhân, tổ chức tập trung đầu tư xây dựng nhà hàng, khách sạn, nhà nghĩ theo hình thức tự phát để tranh thủ sự tăng trưởng của khách du lịch đã ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ dẫn đến hiệu quả kém, ảnh hưởng cảnh quan môi trường du lịch.
Loại hình và sản phẩm du lịch chất lượng khơng đồng đều, khả năng cạnh tranh thấp. Thiếu những sản phẩm du lịch đặc sắc, có tầm cỡ, có sức cạnh tranh trong vùng, trong nước và quốc tế; các dịch vụ bổ sung còn yếu nên chưa kéo dài ngày lưu trú và tăng chi tiêu của khách.
Ba là, hệ thống tổ chức QLNN về du lịch, sau khi kiện toàn được tổ chức lại tinh gọn, tuy nhiên lực lượng biên chế mỏng, đặc biệt là ở cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.
Bốn là, công tác, bồi dưỡng, đào tạo, nguồn nhân lực chất lượng phục vụ cho
du lịch còn nhiều hạn chế. Cơng tác đào tạo đã có sự chuyển biến, tuy nhiên lại chưa đáp ứng được nhu cầu lao động phổ thông phục vụ trong ngành du lịch, nghiệp vụ cũng như khả năng ngoại ngữ còn hạn chế, khiến cho chất lương phục vụ khách còn kém. Đồng thời, chất lượng cán bộ làm công tác QLNN về du lịch chưa thực sự hiểu hết toàn bộ, thực trạng của du lịch để tham mưu các chính sách, chiến lược phát triển cho các cấp lãnh đạo một cách có hiệu quả.
Chất lượng nguồn nhân lực du lịch chưa tương xứng với sự phát triển, số lao động phổ thơng cịn chiếm tỷ lệ lớn trong khi lao động được đào tạo chun ngành, lao động có trình độ đại học và trên đại học còn chiếm tỷ lệ khiêm tốn cũng là lý do quan trọng hạn chế đến tốc độ và chất lượng phát triển của ngành du lịch.
Các thành tựu khoa học công nghệ về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch, các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ du lịch, hệ thống các số liệu tài khoản vệ tinh du lịch, công tác thống kê và theo dõi phản hồi của khách chưa được áp dụng một cách đầy đủ và khoa học gây khó khăn cho cơng tác quản lý cũng như hoạch định các sách lược cho du lịch Quảng Trị.
Năm là, công tác kiểm tra, thanh tra dù đã có sự liên kết giữa các ban ngành có liên quan, tuy nhiên cơng tác này lại chưa được kiểm tra một cách thường xuyên, mà chỉ được tiến hành theo từng đợt, đồng thời, quá trình, xử lý sau khi tiến hành
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
kiểm tra, thanh tra phát hiện được chưa được xử lý một cách nghiêm túc, khiến cho những hành vi ảnh hưởng xấu đến chất lượng du lịch của các cơ sở kinh doanh còn tái phạm, kéo dài, việc tố cáo, khiếu nại còn diễn ra phức tạp.
Sáu là, công tác liên kết ngành, liên kết vùng, quốc gia trong hoạt động du
lịch, giữa các địa phương vẫn còn bộ lộ nhiều yếu tố bất cập, hạn chế. Hoạt động kinh doanh lữ hành chưa thật chuyên nghiệp, các doanh nghiệp cịn hạn chế về quy mơ, vốn, năng lực cạnh tranh, phần lớn tập trung khai thác thị trường Thái Lan, Lào, Campuchia, chưa quan tâm đúng mức mảng lữ hành nội địa… Cịn có tình trạng lợi dụng lượng khách Thái Lan vào Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo tăng đột biến, nhiều doanh nghiệp sử dụng hướng dẫn viên là người chưa được cấp thẻ hướng dẫn viên quốc tế. Nhiều đoàn khách từ Lào, Thái Lan vào tự do khơng có hợp đồng đón khách với các doanh nghiệp có chức năng kinh doanh lữ hành quốc tế Việt Nam, khơng có hướng dẫn viên lữ hành quốc tế Việt Nam.
Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch và công tác tiếp thị thị trường chưa được sự quan tâm của doanh nghiệp, vốn đầu tư cho công tác này thấp, một số doanh nghiệp cịn có tư tưởng trơng chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước, tính cộng đồng hợp tác liên kết đối với cơng tác này trong các doanh nghiệp cịn yếu; thiếu tính chuyên nghiệp trong tuyên truyền, quảng bá, chưa phát huy được nguồn lực xã hội. Kinh phí đầu tư cho hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá còn hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động. Công tác này chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục, quy mơ cịn nhỏ. Các hoạt động marketing và xúc tiến đầu tư chưa thật bài bản, thiếu tính chủ động, cần phải có chiến lược căn cơ về phát triển từng loại thị trường du lịch. Tính ổn định tổ chức bộ máy, mức độ chuyên sâu chuyên môn, nguồn lực cho công tác xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch còn hạn chế. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, đơn vị kinh doanh du lịch chưa hiệu quả. Phần lớn các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh chưa chú trọng đến vấn đề tuyên truyền quảng bá thương hiệu, sự đầu tư cho công tác này chưa đúng mức.
2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế a. Nguyên nhân khách quan
- Cơ chế, chính sách, pháp luật chung liên quan đến phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng có mặt chậm sửa đổi, chưa đồng bộ, thiếu nhất quán và thiếu thơng thống, việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
Du lịch cịn chậm, chưa kịp thời, gây khó khăn cho hoạt động QLNN về du lịch ở các địa phương. Mặt khác, du lịch của ngành kinh tế tổng hợp có tính liên kết ngành, liên kết vùng và xã hội hóa cao, QLNN trong lĩnh vực du lịch liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực khác nhau.
b. Nguyên nhân chủ quan
- Nội dung, phương pháp, phương thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục chính sách pháp luật du lịch cho cộng đồng dân cư trên địa bàn còn nghèo nàn, đơn điệu và chưa phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.
- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh chưa được quan tâm thực hiệnkịp thời, mối quan hệ phối hợp trong quản lý quy hoạch du lịch giữa các cơ quan, ban, ngành trong tỉnh có mặt thiếu chặt chẽ nên việcthực hiện quy hoạch cũng bộc lộ nhiều vấn đề cần phải xem xét như: Một là, có nhiều chỉ tiêu dự báo khơng cịn phù hợp do tình hình KTXH có nhiều biến động, chưa đánh giá tác động môi trường từ hoạt động du lịch và chưa có giải pháp bảo vệ mơi trường từ hoạt động du lịch và chưa có các giải pháp chiến lược, tình thế để đối phó với các tác động xấu đến ngành du lịch khi có biến động xảy ra như: thiên tai, dịch bệnh, sự cố môi trường và sự phối hợp thống nhất giữa các cấp, các ngành trong việc triển khai và giám sát thực hiện quy hoạch. Hai là, các biện pháp triển khai thực hiện chưa đồng bộ; công tác quy hoạch chi tiết chưa kịp thời, chất lượng chưa cao, công tác quản lý, thực hiện quy hoạch chưa chặt chẽ.
- Nguồn vốn nhà nước dành cho đầu tư và hỗ trợ đầu tư CSHT du lịch còn thấp, trong khi đó việc phân bổ vẫn cịn thiếu tập trung, dẫn đến tình trạng đầu tư phân tán, nhỏ lẽ các dự án đầu tư bị chậm tiến độ. Điều này cùng với việc thiếu cương quyết trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng cho hoạt động đầu tư và những bất cập về thủ tục hành chính đối với kinh doanh nói chung, hoạt động du lịch nói riêng, đã và đang ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đến môi trường thu hút đầu tư của tỉnh, nhất là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
- Bộ máy QLNN về du lịch thay đổi do sáp nhập, chia tách nên thiếu tính ổn định, khơng đảm bảo tính liên tục trong quản lý, hiệu lực quản lý chưa cao, nhất là bộ máy QLNN về du lịch ở các cấp huyện, thị xã. Quyền hạn trách nhiệm cũng như lợi ích của các cấp, các ngành trong việc cụ thể hóa các cơ chế, chính sách của Nhà nước về phát triển du lịch vào điều kiện cụ thể ở địa phương cũng như ban hành các cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền và trong việc hướng dẫn, tổ chức thực hiện các
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
cơ chế, chính sách đó chưa được làm rõ. Sự phối hợp trong quản lý hoạt động du lịch giữa các cơ quan chức năng của tỉnh chưa thật sự chặt chẽ trong khi đó lại chưa phân định được một cách rõ ràng trách nhiệm và lợi ích của các ngành, các cấp và cộng đồng dân cư trong quản lý các hoạt động du lịch tại các khu, điểm du lịch, khiến cho công tác triển khai các chính sách và quyết định QLNN khi ban hành được triển khai từ tỉnh xuống địa phương và doanh nghiệp còn chậm trễ.
- Trình độ các đội ngũ cán bộ, cơng chức trong ngành du lịch của tỉnh cịn nhiều bất cập. Cơng tác quản lý cán bộ, quy hoạch đào tạo, sử dụng cán bộ QLNN về du lịch của tỉnh, nhất là đội ngũ cán bộ kế cận, tuy có được quan tâm nhưng chưa thường xuyên. Mặt khác, do chủ yếu cán bộ làm công tác QLNN được đào tạo trong lĩnh vực kinh tế, do đó khi tham mưu các quy hoạch, chiến lược phát triển chưa nắm hết được tình hình thực tế, cũng như đặc thù của từng khu du lịch, điểm du lịch để tham mưu kịp thời, hiệu quả. Bên cạnh đó, các chính sách tiền lương, chính sách đãi ngộ cán bộ, chính sách thu hút nhân tài chậm được ban hành hoặc chưa được chú trọng thực hiện.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch còn chấp vá, thiếu hệ thống. Mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo nghề du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong phát triểnnguồn nhân lực chưa chặt chẽ
- Công tác liên kết vùng, miền đã có chuyển biến, tuy nhiên, mới dừng lại ở việc ký kết các biên bản hợp tác với các thành phố, tỉnh thành trên toàn quốc như: Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phịng...., hợp tác liên kết vùng, nhưng chưa có chương trình, hành động cụ thể nhằm hiện thực hóa các biên bản hợp tác đó.
- Phạm vi thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp kinh doanh du lịch chưa xác định rõ ràng. Phương thức, trình tự thanh tra, kiểm tra bộc lộ nhiều hạn chế, chưa tạo được sự phốihợp nhịp nhàng giữa các cơ quan QLNN liên quan, gây ra sự chồng chéo và phiền hà cho các doanh nghiệp. Công tác quản lý hoạt động kinh doanh và chất lượng du lịch vẫn có tính chất phong trào, chưa thường xun kiểm tra và quy định quy trình kiểm tra thiếu chặt chẽ, chưa khuyến khích cơ sở kinh doanh tự giác thực hiện các tiêu chuẩn đề ra.