Nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực; nghiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch tỉnh quảng trị (Trang 102 - 104)

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.2.4. Nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực; nghiên

nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực du lịch

Trên cơ sở quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị, tính tốn nhu cầu về số lượng cán bộ QLNN về du lịch cho từng thời kỳ, từng cấp để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng với nhiều hình thức thích hợp, kể cả ngắn hạn và dài hạn, kể cả trong nước và ngồi nước về chun mơn nghiệp vụ du lịch, kiến thức về luật pháp quốc tế, khả năng sử dụng ngoại ngữ và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hiện

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

đại, kỹ năng giao tiếp...Cần chú trọng đào tạo các chức danh chủ chốt của bộ máy QLNN về dulịch. Xây dựng và thực hiện cơ chế thi tuyển, tuyển chọn cán bộ và sử dụng cán bộ đúng khả năng và trình độ chun mơn được đào tạo để phát huy sở trường, kiên quyết thay thế những cán bộ có phẩm chất kém và năng lực yếu. Đổi mới cách thức đánh giá cán bộ, cụ thể: Không thể đánh giá cán bộ một cách chung chung mà phải dựa trên tiêu chuẩn đã quy định; năng lực cán bộ phải được đo bằng chất lượng và hiệu quả công việc được giao.

Đồng thời, tỉnh nên tiến hành có chính sách phù hợp nhằm thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao học tập tại các trường Đại học đào tạo chuyên sâu du lịch, nhằm tuyển dụng những cán bộ trẻ tuổi được đào tạo bài bản, có thành tích học tập xuất sắc về làm việc tại các cơ quan QLNN.

Quan tâm đào tạo, phát triển nguồn nhân lực bằng cách liên kết với các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực trong khu vực, kết hợp với việc đẩy mạnh công tác tự đào tạo, đào tạo tại chỗ và thu hút đội ngũ cán bộ quản lý cao cấp hướng tới mục tiêu chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý địa phương. Có chính sách cụ thể khuyến khích các doanh nghiệp du lịch thực hiện đào tạo, tái đào tạo đội ngũ nhân viên. Tranh thủ sự hỗ trợ từ Tổng cục Du lịch cũng như các tổ chức, dự án quốc tế trong công tác đào tạo nguồn nhân lực về du lịch.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh chưa có cơ sở đào tạo về du lịch. Do đó cần phối hợp với Đại học Huế tổ chức mở các lớp đào tạo tập trung hoặc bán tập trung, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch… thông qua Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị để củng cố, phát triển nguồn nhân lực du lịch cho Quảng Trị.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực du lịch cũng là một giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả công tác QLNN về du lịch, phát triển kinh tế du lịch theo hướng nền kinh tế tri thức. Nghiên cứu phương thức quản lý và khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch; các vấn đề liên quan đến môi trường phát triển du lịch; nghiên cứu phát triển các sản phẩm dulịch đặc thù, mang hàm lượng công nghệ cao; nghiên cứu các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và công nghệ xây dựng, vận hành thân thiện với môi trường; phát triển du lịch trong mối quan hệ với bảo tồn văn hóa, với thể thao; tăng cường ứng dụng cơng nghệ thông tin trong quản lý du lịch, kết nối với các hệ thống thông tin quản lý du lịch của vùng và quốc gia và các trung tâm thơng tin trong và ngồi nước; khuyến

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

khích và hỗ trợ giải pháp học qua mạng; áp dụng các mơ hình cơng nghệ quản lý tiên tiến trong phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch tỉnh quảng trị (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)