Xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt, hấp dẫn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín – chi nhánh quảng bình min (Trang 98 - 100)

. Phương pháp nghiên cứu

2. .3 Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế

3.2.7. Xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt, hấp dẫn

Một trong những công cụ quan trọng của NH để tiến hành hoạt động huy động vốn là sử dụng công cụ lãi suất. Lãi suất huy động là chi phí đầu vào lớn nhất mà NH phải trả, nó ảnh hưởng đến lợi nhuận của NH, đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của dân cư. Do đó, chính sách lãi suất của NH phải được xây dựng trên cơ sở khoa học và thực tiễn, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

Trong khi xây dựng chính sách lãi suất, một mặt NH phải đưa ra mức lãi suất đủ lớn để có thể thu hút KH gửi tiền vào NH. Mặt khác phải cố gắng hết sức không

trả lãi quá cao để đảm bảo lợi nhuận cho KH. Ngày nay, sự cạnh tranh gay gắt trong thị trường cung cấp các dịch vụ tài chính càng làm cho vấn đề nêu trên phức tạp hơn vì cạnh tranh có xu hướng làm tăng chi phí trả lãi tiền gửi, trong khi làm giảm thu nhập dự kiến của NH. Thực tế trong một thị trường cạnh tranh như hiện nay không một NH nào có thể kiểm soát được lãi suất, do đó giá cả do thị trường quyết định lãi suất. Các NHTM dựa vào những đặc điểm về nguồn vốn và KH của mình để đưa ra mức lãi suất nhưng mức lãi suất này không chênh lệch với mức lãi suất của các NH khác là mấy. Trong trường hợp này các nhà quản lý cần xem xét có nên nâng cao mặt bằng lãi suất nhằm tăng khả năng huy động vốn hay nên chấp nhận tổn thất về quy mô tiền gửi do duy trì một mức lãi suất thấp hơn mức bình quân trên thị trường. Các nhà quản lý luôn phải lựa chọn giữa hai mục tiêu là tăng trưởng và sinh lời. Trả lãi cao hơn cho các khoản tiền gửi và nguồn vốn giúp ngân hàng có thể tăng nguồn vốn nhưng lại làm giảm lợi nhuận của NH.

Sacombank cũng cần áp dụng lãi suất linh hoạt, phù hợp với thị trường để vừa hấp dẫn người gửi tiền vừa hạn chế gia tăng lãi suất đầu ra, cụ thể như sau:

- Chi nhánh nên thường xuyên cập nhật tình hình biến động lãi suất trên từng địa bàn, dự đoán xu hướng biến động, tính toán lãi suất đầu ra, lãi suất đầu vào để có kế hoạch điều hành lãi suất vừa có tính cạnh tranh, hấp dẫn KH và linh hoạt nhưng vẫn tuân thủ quy định về lãi suất cơ bản của NHNN. Giao quyền chủ động cho các Trưởng phòng giao dịch, Trưởng phòng nghiệp vụ được ấn định lãi suất huy động cạnh tranh nhưng vẫn phải tính toán được chi phí hợp lý đảm bảo thực hiện kế hoạch tài chính. Ngoài ra, nó còn phải được xây dựng dựa trên tình hình tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát…

- Nâng cao lãi suất đối với tiền gửi trung và dài hạn, hạ thấp lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi ngắn hạn đảm bảo lãi suất trung bình không tăng lên đối với toàn bộ nguồn vốn huy động. Tuy nhiên, cũng tuỳ vào tình hình kinh doanh của NH mà NH lại huy động tiền gửi ngắn hạn với lãi suất cao hơn trung và dài hạn. NH phải linh động trong việc thực thi chính sách lãi suất.

- Kết hợp với các sản phẩm huy động mới để xây dựng chính sách giá cả linh hoạt nhằm thu hút, khuyến khích khách hàng gửi tiền. Đối với những KH truyền thống, KH gửi số tiền lớn có thể áp dụng với những KH này lãi suất thoả thuận, duy trì chính sách chăm sóc đặc biệt như tặng quà nhân dịp lễ tết, sinh nhật… nhằm giữ chân KH, giảm hoặc miễn phí giao dịch ở mức độ cho phép.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín – chi nhánh quảng bình min (Trang 98 - 100)