Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý NHÀ nước về HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI tại vườn QUỐC GIA PHONG NHA kẻ BÀNG min (Trang 27)

5. Cấu trúc luận văn

1.2.7. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về du lịch

Mục đích của công tác kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm pháp luật về du lịch nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các cá nhân, cơ sở hoạt động trong lĩnh vực du lịch và du khách.

Hình thức kiểm tra, thanh tra: Hoạt động thanh tra được thực hiện dưới hình thức thanh tra theo chương trình, kế hoạch và thanh tra đột xuất

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Cách thức xử lý các vi phạm: Cảnh cáo, phạt tiền, tước quyền sử dụng có thời hạn giấy phép kinh doanhlữ hành quốc tế, thẻ hướng dẫn viên du lịch, giấy chứng nhận thuyết minh viên, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính… Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch quy định bao gồm:

- Vi phạm quy định về kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch, kinh doanh ô tô vận chuyển khách du lịch;

- Vi phạm quy định về kinh doanh lưu trú du lịch; - Vi phạm quy định về xúc tiến du lịch;

- Vi phạm các quy định về hoạt động du lịch khác.

1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý nhà nƣớc về du lịch sinh và du lịch sinh thái

1.3.1. Yếu tố về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Là một hoạt động đặc trưng, du lịch hay du lịch sinh thái chỉ phát triển được trong những điều kiện mà nó cho phép. Trong những điều kiện này có những điều kiện mang tính đặc tính chung thuộc về các mặt của đời sống xã hội, bên cạnh đó do đặc điểm vị trí địa lý từng vùng mà nó tạo nên những tiềm năng du lịch khác nhau.

Điều kiện tự nhiện là toàn bộ các điều kiện môi trường tự nhiên như: địa hình đa dạng; khí hậu ôn hòa; nguồn động, thực vật phong phú; vị trí địa lý thuận lợi, có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn… Đây là cơ sở cho quy hoạch phát triển du lịch và các biện pháp chính sách để phát triển sản phẩm du lịch, khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch. Những yếu tố về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi đãgiúp cho việc hoạch định phát triển du lịch và đưa ra thực thi các quyết định quản lý nhà nước về du lịch.

1.3.2. Các yếu tố về kinh tế xã hội

Tình hình phát triển kinh tế của địa phương là nhân tố quan trọng tác động tới sự phát triển của du lịch và quản lý du lịch. Khi kinh tế phát triển ổn định với môi trường chính sách thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp và du khách thuận lợi tham giavào các hoạt động du lịch, điều đócũng thuận lợi cho

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

công tác quản lý nhà nước. Trong thực tế, sự ổn định chính trị và xã hội được một số nghiên cứu coi như là một đặc điểm của sản phẩm du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến cầu của nhiều phân đoạn thị trường du lịch. Khi các điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội của một điểm du lịch biến động nhiều hơn khả năng dự trữ nguồn tài nguyên thì chúng có thể là nguyên nhân làm vai trò và sự đóng góp của ngành du lịch trong GDP (Tổng sản phẩm quốc nội) không ổn định.

Cơsở vật chất kỹ thuật ảnh hưởng đến sự sẵn sàng đón tiếp cũng nhưchất lượng dịch vụ du lịch cung cấp cho khách hàng. Có hai loại cơ sở vật chất kỹ thuật đó là: cơsở vật chất kỹ thuật du lịch và cơ sở hạ tầng xã hội. Các thành tựu kinh tế, chínhtrị cũng có sức thu hút đối với nhiều khách du lịch. Các cuộc triển lãm thành tựu kinh tế, kỹ thuật là một ví dụ cho việc thu hút du khách. Các thương nhân tìm đến để thiết lập quan hệ, quảng bá sản phẩm. Khách tham quan tìm đến để thỏa mãn những mối quan tâm, hiếu kỳ. Các nhà nghiên cứu tìm đến để quan sát, xem xét và học hỏi,….

1.3.3. Các yếu tố thuộc về đường lối phát triển du lịch

Đường lối phát triển du lịch có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với mỗi quốc gia, bởi nó chính là chìa khóa đem lại sự thành công cho ngành công nghiệp được ví như “con gà đẻ trứng vàng”. Đường lối phát triển du lịch được biểu hiện cụ thể qua các chính sách, chiến lược xác định phương hướng, mục tiêu phát triển du lịch về tổng thể dài hạn như: chiến lược đầu tư, xúc tiến, quảng bá du lịch, chiến lược về sản phẩm, nâng cao chất lượng các dịch vụ, giữ gìn tôn tạo và phát triển tài nguyên môi trường đi kèm với đó là những giải pháp cơ bản nhất để nhằm thực hiện chiến lược. Nó góp phần hỗ trợ và giúp các nhà quản lý chủ động trong kế hoạch đầu tưphát triển ngành du lịch, tạo cơ sở xây dựng các quyết sách đúng đắn, phù hợp với điều kiện thực tế. Nhưvậy, có thể nói việc xây dựng được chiến lược phát triển, đưa ra được những bước đi đúng hướng sẽ tạo cho ngành du lịch có những bước đột phá mới trong tiến trình hoạt động, ngược lại, nếu đưa ra những đường hướng không phù hợp với quy luật và thực tế phát triển nói chung sẽ trở thành nguyên nhân kìm hãm sự phát triển du lịch.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Sự phát triển của du lịch là đối tượng của QLNN du lịch trên địa phương hay lành thổ nào đó. Hoạt động du lịch tốt thể thiện qua sự phát triển của du lịch. Khi du lịch phát triển, quy mô của nó ngày càng lớn hơn, phạm vi mở rộng hơn và chất lượng cao hơn cũng như nhiều quan hệ phát sinh và phức tạp hơn. Hay nói cách khác, đối tượng của QLNN du lịch vận động và thay đổi theo thời gian và theo quy luật kinh tế khách quan. Trong khi các quyết định của QLNN mang tính chú quan, chỉ có hiệu lực nều phù hợp và có tính khoa học cao. Do đó, QLNN du lịch cũng luôn phải đổimới toàn diện từ hoạch định, tổ chức, điều hành tới kiểm soát và điều chỉnh. Chỉ có nhưvậy QLNN mới có hiệu lực thực sự.

1.3.4. Các yếu tố thuộc về cơquan quản lý nhà nước về du lịch

Bảo đảm quản lý nhà nước về du lịch có hiệu lực và hiệu quả thì nhân tố bên trong này rất quan trọng. Nhân tố này được cấu thành bởi ba thành phần: (1) Tổ chức bộ máy; (2) cơ chế hoạt động; (3) nguồn nhân lực quản lý; (4) nguồn lực cho quản lý. Hoạt động quản lý nhà nước về du lịch bản thân nó cũng là một hoạt động kinh tế khi nó cung cấp sản phẩm là các quyết định quản lý nhà nước. Quá trình này cũng đòi hỏi phải có các nguồn lực để thực hiện. Do đósố lượng điều kiện nguồn lực cũng quyết định tới chất lượng hoạt động của công tác quản lý nhà nước về du lịch.

1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về du lịch ở một số vƣờn quốc gia

1.4.1. Kinh nghiệm quản lý từ vườn quốc gia Taman Negara Malaysia

Vườn quốc gia Taman Negara đã được thành lập từ năm 1939 dưới thời vua George V với cái tên gọi là National Park. Đây là một trong những vườn quốc gia lớn nhất nước và có lịch sử hình thành lâu đời nhất của Malaysia.

Hoạt động du lịch sinh thái của Vườn là một trong những hoạt động du lịch chính ở địa phương. Hoạt động này không những là sản phẩm đặc thù, sản phẩm nổi bật của Vườn mà còn là thương hiệu của Vườn. Trong những năm qua hoạt động du lịch sinh thái đã có tốc độ phát triển nhanh chóng, tạo điều kiện để thúc đẩy các sản phẩm du lịch khác phát triển. TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Để có được những hiệu quả tích cực về phát triển du lịch sinh thái ở Vườn, Ban quản lý vườn và chính quyền địa phương đã có những biện pháp tích cực trong vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch sinh thái. Chính quyền địa phương đã xây dựng được các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch cụ thể về phát triển du lịch tổng thể, lâu dài trên cơ sở bảo vệ môi trường, an toàn cho du khách. Có chính sách tăng cường thu hút vốn đầu tư kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành du lịch. Bên cạnh đó, chính quyền luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi nhằm đưa công nghệ thông tin hiện đại vào quản lý du lịch. Thực hiện các chương trình tuyên truyền, quảng bá theo chuyên đề, kết hợp những sự kiện thể thao, văn hóa, lễ hội lớn trên toàn quốc và tham gia các hội trợ triển lãm, hội thảo du lịch trong nước và quốc tế để giới thiệu rộng rãi tiềm năng du lịch của tỉnh…

1.4.2.Vườn quốc gia Endau Rompin Malaysia:

Vườn quốc gia Endau Rompin được thành lập năm 1980.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Là công viên quốc gia lớn thứ hai sau Taman Negara, Endau Rompin có cả vẻ đẹpvà hấp dẫn. Công viên được đặt theo tên của hai con sông, sông Endau và Rompin, chảy qua công viên 48.905 ha rừng mưa nhiệt đới. Đi bộ qua bao gồm rừng nhiệt đới tươi tốt của nó, thật khó để tin rằng nó đã được xung quanh trong hàng triệu năm và vẫn không thay đổi với sự ra đi của thời gian. Một số thành đá, ước tính 248 triệu năm tuổi, cũng có thể được tìm thấy bên trong biên giới của công viên.

Có được thành quả trên, thời gian qua, chính quyền địa phương đã đẩy mạnh quản lý nhà nước về du lịch, qua đó, môi trường văn hóa, kinh doanh du lịch trên địa phương từng bước được cải thiện. Nhằm nâng cao kỹ năng và cung cách phục vụ khách hàng, hàng năm, chính quyền địa phương tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng bán hàng và văn hóa kinh doanh cho cán bộ quản lý và nhân viên khách sạn, nhà hàng, quán ăn trên địa bàn. Địa phương lập đoàn kiểm tra liên ngành tổ chức kiểm tra các cơ sở lưu trú và dịch vụ, xử phạt hành chính với cơ sở vi phạm nhằm bảo đảm việc kinh doanh lành mạnh, tạo sự yên tâm cho du khách khi đến.

1.4.3. Bài học kinh nghiệm công tác quản lý nhà nước về hoạt động du lịch sinh thái cho vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng sinh thái cho vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng

Qua nghiên cứu tính hình quản lý nhà nước về du lịch sinh thái của một số vườn quốc gia, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với quản lý nhà nước về du lịch sinh thái vườn Quốc Gia Phong Nha-Kẻ Bàng như sau:

Đó là phải xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cho thời gian dài, hợp lý; có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, và các chính sách khai thác tiềm năng thúc đẩy du lịch phát triển. Ở nhiều nước trên thế giới và nhiều vùng trong cả nước, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Mỗi nước, mỗi địa phương đều có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách nhằm huy động các nguồn lực trong và và ngoài nước để phát triển du lịch. Chiến lược, quy hoạch , kế hoạch, chiến lược phát triển được xây dựng rất đồng bộ, thống nhất và có các mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn phát triển.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Đồng thời, cũng cần quan tâm đến việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất –kỹ thuật du lịch.

Bên cạnh đó cầnđa dạng hóa các sản phẩm du lịch, đồng thời tạo ra được các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương để thu hút du khách. Xã hội càng văn minh thì nhu cầu của du khách càng phong phú, đa dạng. Vì vậy, việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và tạo ra các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương để thu hút du khách là một tất yếu cần được thực hiện tốt.

Ngoài ra làm tốt công tác tuyên truyền, xúc tiến du lịch. Mục đích của tuyên truyền, xúc tiến trong kinh doanh du lịch là nhằm giới thiệu, hình thành và định hướng nhu cầu của du khách đối với các sản phẩm du lịch của địa phương. Có thể nói, làm tốt công tác tuyên tryền, quảng bá du lịch là một trong những kinh nghiệm quan trọng cần họchỏi để đưa du lịch của Vườn phát triển.

Đặc biệt cần có sự liên kết, hợp tác giữa các địa phương, các vùng, các doanh nghiệp với nhau để phát triển du lịch. Trong bối cảnh Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO, ngành du lịch phải đối mặt với những cạnh tranh ngày càng gay gắt. Do vậy, liên kết, hợp tác du lịch giữa các địa phương, các vùng, các doanh nghiệp du lịch với nhau để cùng phát triển trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Việc liên kết, hợp tác có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hình thành các tua, các tuyến du lịch và trong việc xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch để thu hút khách du lịch nhất là du khách quốc tế.

Một điều cần chú ý đó là cần quan tâm đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch ở địa phương. Du lịch sinh thái là một ngành kinh tế - dịch vụ có đối tượng phục vụ là con người. Hơn nữa, con người ở đây không chỉ bó hẹp trong phạm vi một vùng, một nước mà còn bao gồm cả du khách quốc tế. Vì vậy, việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho du khách không giống với các ngành kinh tế và dịch vụ khác, nó mang tính toàn diện, từ cán bộ quản lý cho đến nhân viên phục vụ đều phải được trang bị đầy đủ kiến thức về du lịch để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của du lịch.

Cuối cùng cần thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động du lịch, bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và xã hội của

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

du lịch. Việc phát triển du lịch đang đặt ra ngày càng nhiều vấn đề không thể xem nhẹ, chẳng hạn, tình trạng gây tổn hại về môi trường, tài nguyên du lịch thiên nhiên, thậm chí là xâm phạm cả vào các công trình lịch sử, văn hóa, kéo theo sự phát triển của một số tệ nạn xã hội hoặc tình trạng cố tình vi phạm pháp luật của một số tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch. Điều đó cho thấy, cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh du lịch, đồng thời làm tốt việc bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và xã hội của du lịch.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

CHƢƠNG 2: TH C TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC CỦA BQL VƢỜN QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ BÀNG ĐỐI VỚI VƢỜN

QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ BÀNG

2.1. Khái quát chung về Vƣờn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng và Ban Quan Lý Vƣờn Quốc Gia Phong Nha-Kẻ Bàng

2.1.1. V trí địa

Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng nằm về phía Tây-Bắc tỉnh Quảng Bình, dọc biên giới Việt - Lào; giới hạn trong toạ độ: Từ 17020' đến17048' vĩđộ Bắc; 105046' đến 106024' kinh độĐông.

Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cách Thành phố Đồng Hới 40Km theo hướng Tây Bắc và cách Thủđô Hà Nội 500Km về phía Nam. Phía Tây và Tây Nam giáp với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, phía Bắc giáp xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, phía Đông và Đông Nam giáp xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, có chung ranh giới với Khu bảo tồn thiên nhiên Hin Namno của nước bạn Lào với chiều dài khoảng 50 km, đây cũng là Khu bảo tồn thiên nhiên đang được đề cử là Di sản Thiên nhiên Thế giới.

Chiều dọc (theo hướng Tây Bắc-Đông Nam) của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng nơi dài nhất là 70 km từđèo Mụ Giạđến núi U Bò; chiều ngang (theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý NHÀ nước về HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI tại vườn QUỐC GIA PHONG NHA kẻ BÀNG min (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)