Nâng cao chất lượng dịch vụ DLST

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý NHÀ nước về HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI tại vườn QUỐC GIA PHONG NHA kẻ BÀNG min (Trang 82)

5. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ DLST

- Cải thiện hệ thống giám sát và quản lý khách tham quan để có cơ chế chia sẻ lợi ích tốt hơn đối với các tour tham quan hang động, DLST trong khu vực. Trong quá trình du khách tham quan khám phá tại Phong Nha-Kẻ Bàng, sự chia sẻ lợi ích và sự quan tâm hỗ trợ của đơn vị kinh doanh du lịch đến du khách sẽ tạo được sự yên tâm hơn, du khách sẽ thực sự bị cuốn hút vào chuyến du lịch khám phá của mình.

- Hỗ trợ nâng cấp chất lượng của các nhà cung cấp dịch vụ, hỗ trợ họ hoạt động hướng tới các tiêu chuẩn chất lượng cơ bản và thống nhất (khách sạn, nhà hàng, dịch vụ vận tải, các hướng dẫn viên du lịch mạo hiểm và các hướng dẫn viên du lịch hang động…) thông qua việc nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực và cải thiện việc kết nối mạng lưới của các đối tác trong chuỗi giá trị.

- Tạo nhận thức và cung cấp các hoạt động nâng cao năng lực về các yêu cầu chất lượng cần thiết trong trường hợp một sản phẩm du lịch được gắn nhãn “Du lịch sinh thái” hoặc “Du lịch cộng đồng” khi hướng tới đối tượng là du khách quốc tế. TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

- Từng bước đầu tư xây dựng xã Sơn Trạch thành thị trấn Phong Nha, đa dạng hóa các dịch vụ du lịch như: tổ chức các hội chợ đêm, chợ thực phẩm, các hoạt động vui chơi giải trí, khu mua sắm sản phẩm địa phương,…vv để tạo các hoạt động thu hút, kéo dài thời gian lưu trú và tăng các hoạt động chi tiêu của du khách.

- Cần có kế hoạch đào tạo thường xuyên cán bộ, hướng dẫn viên du lịch nhằm nâng cao kỹ năng giới thiệu, thuyết minh, diễn giải. Trình độ nghiệp vụ của cán bộ, hướng dẫn viên du lịch quyết định quan trọng đến chất lượng dịch vụ du lịch. Có chính sách ưu đãi nhằm tuyển dụng, thu hút lực lượng cán bộ có trình độ vào hoạt động du lịch sinh thái đảm bảo chất lượng, kỹ năng hướng dẫn cao.

- Phối hợp với chính quyền địa phương làm tốt hơn nữa trong công tác quản lý an ninh trật tự, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và các dịch vụ du lịch khác trên địa bàn.

3.2.3. M rộng mạng lưới DLST

Hiện nay các hoạt động du lịch chủ yếu tập trung ở các khu vực Sơn Trạch, Phúc Trạch, Xuân Trạch. Các khu vực khách hầu như chưa có. Để mở rộng mạng lưới du lịch sinh thái tại Phong Nha-Kẻ Bàng, cần :

- Khẩn trương nghiên cứu, khảo sát các địa điểm có thể mở các dịch vụ bổ trợ hoặc các điểm DLST khác để đầu tư bằng nhiều hình thức khác nhau. Việc xem xét các địa điểm mới để đầu tư mở rộng sẽ tạo cho khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng có một hệ thống, mạng lưới du lịch có quy mô đủ lớn nhằm phục vụ cho khách du lịch khi đến đây.

- Giảm nhẹ tác động tiêu cực hiện nay đối với các sản phẩm du lịch và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch hiện có, tập trung vào các điểm du lịch trọng điểm đã hình thành và các điểm du lịch đại chúng như động Phong Nha- Tiên Sơn, Suối nước Moọc, Động Thiên Đường, hang Sơn Đoòng.

- Hỗ trợ hình thành các sản phẩm du lịch dựa vào cộng đồng hiện có ở Thôn Chày Lập. Loại hình du lịch hiện nay đang đang triển khai tại thôn Chày

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Lập có biểu hiện giảm sút về mặt chất lượng dịch vụ cũng như số lượng du khách đến đây. Do đây là loại hình du lịch tương đối mới cả về nội dung cũng như hình thức hoạt động, lượng hướng dẫn viên du lịch còn thiếu, người dân địa phương chưa được hỗ trợ nhiều về phía các nhà tổ chức du lịch nên chất lượng dịch vụ du lịch tại đây chưa phát triển. Trong thời gian đến, các nhà tổ chức hoạt động du lịch cần quan tâm hơn nữa trong việc hỗ trợ hình thành những sản phẩm du lịch tại đây với những tiềm năng sẵn có của địa phương.

- Lập và triển khai quy hoạch phát triển chi tiết về sản phẩm du lịch cho các điểm du lịch mới như hang Chà Nòi, hang Én; tuyến du lịch Cổng Trời gần ChaLo; đỉnh núi U Bò. Khi đã xem xét khảo sát các địa điểm mới để mở rộng mạng lưới du lịch, cần lên kế hoạch phát triển các sản phẩm du lịch phù hợp với địa điểm mới. Với mỗi địa điểm mới cần có những sản phẩm du lịch riêng có, tránh trùng lặp giữa các điểm du lịch , không có sức thu hút du khác.

- Tăng cường liên kết sản phẩm du lịch giữa vùng đệm với vùng lõi, với các điểm du lịch sinh thái khác. Việc đẩy mạnh liên kết, liên doanh, hợp tác sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch sinh thái. Tính liên kết liên doanh sẽ tạo khả năng phát triển du lịch cho khu vực Phong Nha- Kẻ Bàng. Việc đẩy mạnh liên kết liên doanh, hợp tác giữa các đơn vị kinh doanh du lịch sinh thái, giữa các điểm du lịch trong vùng không chỉ giải quyết các vấn đề hạn chế về nguồn vốn kinh doanh mà còn giải quyết vấn đề sản phẩm du lịch, mở rộng thị trường, quảng bá xây dựng thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh. Do đó, để phát triển du lịch sinh thái tại VQG Phong Nha-Kẻ Bàng cần xác định hoạt động du lịch sinh thái tại đây phải nằm trong mối quan hệ chặt chẽ với các khu vực khác, các khu DLST khác, đẩy mạnh tính liên kết liên doanh, hợp tác để cùng nhau phát triển. Đối với các đơn vị hoạt động cùng ngành nghề, trên cùng một khu vực thì có thể đẩy mạnh liên kết, hợp tác thông qua việc thành lập các hiệp hội khách sạn, hiệp hội lữ hành, hỗ trợ cho nhau về thông tin thị trường, hỗ trợ nguồn khách, hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh. Việc đẩy mạnh liên kết, hợp tác cũng có thể tiến hành đối với các đơn vị hoạt động khác ngành nghề như giữa lữ

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

hành với kinh doanh lưu trú, kinh doanh hàng lưu niệm. Nội dung hợp tác có thể tiến hành trên một hoặc nhiều lĩnh vực như cung cấp sản phẩm khác nhau cho cùng một tour du lịch, cùng nhau đóng góp vốn để quảng cáo cho nhiều sản phẩm du lịch trên cùng một mẫu quảng cáo.

Ngoài ra còn có thể mở rộng hình thức liên kết theo hình thức hợp tác với các hộ gia đình để làm du lịch. Đưa khách đến tham quan, mua sắm tại những làng nghề, khuyến khích cộng đồng địa phương tại các làng nghề phát triển kinh tế du lịch, tạo điều kiện cho cộng đồng được hưởng lợi trực tiếp từ du lịch bằng cách hướng dẫn họ tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch sinh thái.

Trong xu thế hội nhập hiện nay, để thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái tại Phong Nha- Kẻ Bàng, chúng ta có thể mở rộng xúc tiến hợp tác với các đơn vị nước ngoài để giới thiệu quảng bá sản phẩm du lịch của mình. Trong khu vực xung quanh có các nước bạn Lào,Campuchia, Thái lan là những nơi có nguồn khách phong phú. Các đơn vị kinh doanh du lịch cần xúc tiến các hoạt động liên kết, hợp tác du lịch với họ, tạo nguồn khách đến Phong Nha- Kẻ Bàng, từ đó thông qua họ quảng bá hình ảnh DLST cho bạn bè quốc tế.

3.2.4. Phát triển sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm DLST

Để DLST tại VQG Phong Nha- Kẻ Bàng phát triển trong thời gian tới, các đơn vị quản lý và kinh doanh du lịch cần có hệ thống sản phẩm du lịch mới đa dạng, phong phú để đáp ứng nhu cầu của nhiều du khách. Việc phát triển các sản phẩm DLST ở khu vực VQG Phong Nha- Kẻ Bàng trên cơ sở những sản phẩm du lịch chất lượng cao mang đặc điểm di sản độc đáo, được đặt đúng vị trí, sẽ hỗ trợ và góp phần xây dựng tổng thể điểm đến, nhất quán về hình ảnh thương hiệu, giảm nhẹ tác động tiêu cực cũng như phù hợp với thị trường mục tiêu. Để phát triển sản phẩm DLST mới có chất lượng cao cần tuân theo định hướng sau:

- Khai thác những khía cạnh độc đáo và đặc trưng của khu vực VQG Phong Nha-Kẻ Bàng. - Trực tiếp hỗ trợ bảo tồn và phát triển cộng đồng. TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

- Phù hợp với phân vùng phát triển du lịch và đặc điểm cụ thể của từng điểm.

- Hỗ trợ cách tiếp cận và sử dụng bền vững tài nguyên. - Dựa trên thông tin thịtrường rõ ràng.

- Hỗ trợ liên kết tiếp cận với các sản phẩm và tuyến du lịch khác trong khu vực.

- Lồng ghép với các chương trình du lịch hiện tại của VQG Phong Nha- Kẻ Bàng và các dự án khác trong khu vực.

- Góp phần tạo vị thế chung của thương hiệu du lịch VQG Phong Nha-Kẻ Bàng.

- Sản phẩm phát triển với qui mô và hình thức phù hợp với địa điểm. Mặt khác, khi du khách quyết định đến tham quan du lịch một địa điểm nào đó thì vấn đề họ quan tâm là sản phẩm du lịch hoàn chỉnh chứ không phải là sản phẩm du lịch đơn lẻ. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng như Phong Nha- Kẻ Bàng, Để thỏa mãn những nhu cầu của du khách, thực hiện đúng những mục tiêu, nguyên tắc của du lịch sinh thái, trong phát triển sản phẩm du lịch sinh thái cần hướng tới những loại sản phẩm du lịch sinh thái sau :

- Sản phẩm là các hoạt động vui chơi giải trí tại điểm có tài nguyên du lịch sinh thái. Các hoạt động này cần gắn liền với văn hóa địa phương và mục tiêu hàng đầu là nâng cao kiến thức về môi trường, nhận thức rõ trách nhiệm bảo vệ môi trường trong các sản phẩm du lịch sinh thái.

- Sản phẩm du lịch sinh thái hướng về nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số cần được quan tâm hơn, thường xuyên hơn trong việc tổ chức giao lưu giữa du khách với cộng đồng dân cư địa phương và mang lại lợi ích cho người dân địa phương.

- Khi phát triển sản phẩm mới cần chú trọng đến tính mùa vụ của sản phẩm du lịch sinh thái do một số hoạt động sẽ bị hạn chế do ảnh hưởng của khí

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

hậu và tính chất mùa vụ của hệ động thực vật, dân tộc- văn hóa. Việc kết nối du lịch sinh thái với các hoạt động du lịch khác như du lịch văn hóa, du lịch công vụ sẽ giảm thiểu được tác động này.

- Xây dựng sản phẩm mới du lịch sinh thái cần phải lường trước những tình huống, những rủi ro tiềm tàng do thời tiết, địa hình, từ đó lên phương án bảo vệ du khách và hướng dẫn viên du lịch an toàn.

Từ những định hướng chung trong phát triển sản phẩm du lịch sinh thái, để đáp ứng nhu cầu của du khách khi đến Phong Nha-Kẻ Bàng, trong thời gian đến cần tập trung vào phát triển thêm các sản phẩm du lịch sinh thái mới như sau:

- Xác định các tuyến đường mòn đi bộ, tuyến đi bộ xuyên rừng và tuyến du lịch xe đạp trong khu vực vùng đệm, lập sơ đồ, bản đồ các tuyến trên, xây dựng hệ thống quản lý để xác định các xã có thể tham gia, xác định sức chứa du khách và đảm bảo giảm thiểu các tác động về môi trường.

- Thiết lập mối quan hệ hợp tác phát triển (quan hệ hợp tác công- tư) với các công ty tư nhân (ví dụ với Công ty Oxalis) dựa trên thỏa thuận nhượng quyền kinh doanh sản phẩm mới để tổ chức các tour, tuyến mới trong khu vực vùng đệm. Cơ chế nhượng quyền kinh doanh du lịch sẽ tạo quan hệ đối tác giữa khu vực nhà nước và tư nhân đồng thời khai thác triệt để năng lực chuyên môn của tất cả các bên liên quan. Hiện nay tour du lịch mạo hiểm khám phá hang Sơn Đoòng đã được UBND Tỉnh cho phép khai thác, đây là một tuyến DLST mới do Công ty Oxalis đầu tư và khai thác, có sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách trong nước và ngoài nước.

- Hỗ trợ khai thác và phát triển các sản phẩm du lịch mới trong khu vực vùng đệm, trong khu vực VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Phát triển các sản phẩm DLST gắn với cộng đồng dân cư trong VQG Phong Nha - Kẻ Bàng tại các bản của dân tộc Arem, Rục…Tổ chức các chuyến du lịch tham quan tìm hiểu tại các làng nghề truyền thống, những nơi sản xuất sản phẩm hàng mỹ nghệ, tìm hiểu

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

các lễ hội truyền thống, văn hoá tín ngưỡng. Thiết kế các sản phẩm DLST đặc thù mang sắc thái riêng của Phong Nha- Kẻ Bàng dựa trên nhu cầu của thị trường DLST trong và ngoài nước.

- Phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng Chày Lập. Đào tạo kỹ năng và ngôn ngữ cho người dân địa phương tham gia vào các dịch vụ du lịch nhằm đem lại dịch vụ tốt hơn (có giá trị cao hơn), tăng cường nhận thức về du lịch trong cộng đồng dân cư, phát triển và hỗ trợ loại hình du lịch nghỉ lại nhà dân ở Chày Lập làm mô hình để nhân rộng trong toàn vùng, xác định và hỗ trợ các hoạt động du lịch cộng đồng như đi xe đạp, đi bộ qua các bản, đi thuyền kayak và tubing, tổ chức các hoạt động ban ngày cho du khách, tìm tòi những cơ hội tăng thêm thu nhập cho hộ gia đình liên quan đến lĩnh vực DLST, hỗ trợ tiếp thị và quảng bá hình thức du lịch nghỉ lại nhà dân và các hoạt động du lịch cộng đồng trong khu vực. Ràsoát và đánh giá thêm các cộng đồng tiềm năng có thể tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng và nâng cao nhận thức về du lịch trong thôn, xã, đánh giá nhu cầu tiềm năng đối với sản phẩm du lịch cộng đồng ở vùng đệm, đánh giá nhu cầu về nâng cao năng lực, khảo sát và đánh giá sản phẩm tour và tính khả thi về việc phát triển sản phẩm.

3.2.5. Hoàn thiện công tác bảo tồn, bảo vệ, tôn tạo tiềm năng DLST

- Tăng cường hợp tác giữa các cơ quan, tổ chức xã hội trong nước và quốc tế để bảo vệ môi trường, xây dựng các trung tâm cứu hộ các loài động vật quý hiếm. Các hoạt động du lịch sinh thái nếu không có sự quản lý chặt chẽ về công tác bảo tồn thì hậu quả của nó là khôn lường. Môi trường, hệ sinh thái sẽ bị hủy diệt sau một thời gian, động vật quý hiếm sẽ bị săn bắt và ngày càng bị tận diệt. Do đó cần tăng cường sự hợp tác giữa các tổ chức , các cơ quan ban ngành để cùng nhau bảo tồn , bảo vệ nghiêm ngặt môi trường, hệ sinh thái , các động vật quý hiếm, từ đó góp phần vào quá trình phát triển hoạt động du lịch sinh thái tại khu vực này.

- Nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững, xây dựng nội quy điểm DLST, cung cấp thông tin đầy đủ về điểm đến để giúp

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

du khách có thái độ đúng đắn và hành vi tích cực. Giải pháp thiết yếu và quan trọng nhất là tuyên truyền, giáo dục cho mọi người, đặc biệt chú trọng đến các điểm du lịch, các hướng dẫn viên, các nhà hoạch định chính sách liên quan đến bảo tồn và phát triển du lịch, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cộng đồng dân cư tại đây và khách du lịch. Đối với từng đối tượng phải vận dụng các hình thức, nội dung khách nhau để tuyên truyền và giáo dục cho phù hợp. Cần kịp thời, thường xuyên và bằng nhiều hình thức khác nhau để các đối tượng tham gia vào hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý NHÀ nước về HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI tại vườn QUỐC GIA PHONG NHA kẻ BÀNG min (Trang 82)